web stats

Lượn một vòng khám phá những công trình kiến trúc độc đáo ở An Giang

1. Giáo xứ Cù Lao Giêng  Được xây dựng năm 1778, là một trong những giáo xứ lớn và lâu đời ở Tây Nam Bộ. Nhà thờ là sự kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật kiến trúc châu Âu và phong cách kiến trúc đặc trưng Nam Bộ. Điểm nổi bật của nhà thờ là tháp chuông cao 35 m vững chãi, phần trên tháp hình bầu tròn, dưới hình vuông với nhiều đường nét hoa văn chạm trổ công phu. Điều đặc biệt là toàn bộ gạch nền vẫn còn giữ nguyên màu sắc, các nét hoa văn còn rất rõ. Ảnh: Thanhper, Kimhoang2308. 2. Thánh đường Masjid Jamiul Azhar  Là một trong những thánh đường Hồi giáo lớn,

1. Giáo xứ Cù Lao Giêng 

Được xây dựng năm 1778, là một trong những giáo xứ lớn và lâu đời ở Tây Nam Bộ. Nhà thờ là sự kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật kiến trúc châu Âu và phong cách kiến trúc đặc trưng Nam Bộ. Điểm nổi bật của nhà thờ là tháp chuông cao 35 m vững chãi, phần trên tháp hình bầu tròn, dưới hình vuông với nhiều đường nét hoa văn chạm trổ công phu. Điều đặc biệt là toàn bộ gạch nền vẫn còn giữ nguyên màu sắc, các nét hoa văn còn rất rõ. Ảnh: Thanhper, Kimhoang2308.

2. Thánh đường Masjid Jamiul Azhar 

Là một trong những thánh đường Hồi giáo lớn, lâu năm ở An Giang. Được xây dựng từ năm 1959 và qua nhiều lần trùng tu, thánh đường đã trở thành biểu tượng tôn giáo của cư dân đạo Hồi ở An Giang. Ảnh: Gaulonchomeo.

Nơi đây được thiết kế lạ mắt với hai gam màu chính là trắng và xanh ngọc. Điểm nhấn là những mái vòm cao, rộng của kiến trúc Hồi giáo. Khung cửa in hoa văn viền cách điệu theo lối kiến trúc cổ của đạo Hồi, khiến toàn bộ thánh đường trông như một tuyệt tác nghệ thuật độc đáo. Ảnh: Tripham2906, Tt.1609.

3. Chùa Xà Tón 

Chùa Xà Tón  có tên gọi khác là Xvayton. Chùa là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu của người Khmer ở Nam Bộ. Chùa Xà Tón có quy cách bố cục và kiến trúc thống nhất, gồm chính điện, sala, các dãy nhà tăng… Toàn bộ giá trị của nghệ thuật kiến trúc tập trung chủ yếu ở nhà chính điện, được xây dựng vị trí trung tâm và nền cao hơn so với các công trình khác. Ảnh: Acktj.

4. Thánh đường Mubarak 

Thánh đường Mubarak  được xây dựng từ khá sớm đã có nhiều lần xây dựng và sửa chữa. Thánh đường theo phong cách kiến trúc ở các nước Trung Đông. Mubarak được thiết kế theo dạng một tòa nhà rộng, có những dãy hành lang dài thẳng tắp, với gam màu chủ đạo xanh và trắng. Ảnh: Lehoang809.

5. Chùa Lầu 

Chùa Lầu  hay có tên gọi khác là Phước Lâm Tự, tọa lạc tại khóm Xuân Phú, thị trấn Tịnh Biên, huyện Tịnh Biên, An Giang. Nơi đây được mệnh danh là “tiểu Nhật Bản giữa lòng An Giang”. Chùa được gọi là chùa Lầu bởi kiến trúc tầng lầu xếp chồng lên nhau. Ngôi chùa không chỉ có không gian cảnh sắc thanh tịnh mà còn hấp dẫn du khách bởi kiến trúc độc đáo và nhiều góc "sống ảo" chất lượng. Ảnh: Tondidau, Ntan.97.

Có thể bạn muốn xem