web stats

Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam

Việt Nam, dải đất hình chữ S thân thương là nơi sinh sống của 54 dân tộc anh em. Mỗi dân tộc có một nền văn hóa khác nhau không thể trộn lẫn. Nhằm để gìn giữ những nét văn hóa đặc biệt của mỗi dân tộc, làng văn hóa các dân tộc Việt Nam được thành lập như một Việt Nam thu nhỏ, nơi bạn có thể khám phá và trải nghiệm những độc đáo văn hóa của các dân tộc anh em cùng 1 lúc. Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam là khu du lịch gần Hà Nội nổi tiếng được các bạn trẻ yêu thích. Cùng bỏ túi ngay kinh nghiệm vàng khi đi du

Việt Nam, dải đất hình chữ S thân thương là nơi sinh sống của 54 dân tộc anh em. Mỗi dân tộc có một nền văn hóa khác nhau không thể trộn lẫn. Nhằm để gìn giữ những nét văn hóa đặc biệt của mỗi dân tộc, làng văn hóa các dân tộc Việt Nam được thành lập như một Việt Nam thu nhỏ, nơi bạn có thể khám phá và trải nghiệm những độc đáo văn hóa của các dân tộc anh em cùng 1 lúc. Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam là khu du lịch gần Hà Nội nổi tiếng được các bạn trẻ yêu thích. Cùng bỏ túi ngay kinh nghiệm vàng khi đi du lịch làng văn hóa các dân tộc Việt Nam nhé!

làng văn hóa các dân tộc Việt Nam

Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam nằm tại khu du lịch Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội khoảng 40km về phía Tây. Nằm trên địa hình ngọn đồi cao, nơi có nhiều hồ nước và cây xanh, không khí và khung cảnh tại đây vô cùng hấp dẫn, đặc biệt khi đi từ dưới lên cao. Là một dự án của bộ VHTT & DL, làng văn hóa các dân tộc Việt Nam có diện tích 1544 ha với tổng kinh phí đầu tư lên đến 3.200 tỷ đồng. Được khánh thành vào tháng 10 năm 2010, đến thời điểm cuối năm 2018 vẫn còn nhiều hạng mục chưa được hoàn thành nhưng đây vẫn là địa điểm du lịch 2 ngày 1 đêm gần Hà Nội được nhiều bạn trẻ Hà Nội lựa chọn vào cuối tuần. Khi đến đây, du khách có thể khám phá, bổ sung thêm nhiều kiến thức văn hóa, lịch sử thú vị về đặc trưng văn hóa và các phong tục, tập quán khác nhau của các dân tộc anh em. Đồng thời, trong không gian rộng rãi, thoáng mát và khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, du khách có thể hòa mình vào đất trời, tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí tập thể để xả stress, tạm quên đi những mệt mỏi và lo lắng của công việc và cuộc sống thường ngày.

Nên đến làng văn hóa các dân tộc Việt Nam vào thời điểm nào?

Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam là nơi thường được chọn để tổ chức các hoạt động, lễ kỷ niệm, sự kiện văn hóa lớn, để thấy được những điều hấp dẫn và đặc biệt nhất tại khu du lịch này, bạn nên đến đây vào khoảng từ tháng 4, tháng 5 hoặc những dịp đầu xuân. Vào những ngày đầu năm là dịp những “ngôi làng” thường tổ chức các sự kiện, hoạt động để quảng bá hình ảnh về văn hóa, ẩm thực, con người... và những nét đặc sắc của đồng bào mình cho bạn bè quốc tế và đồng bào của những dân tộc anh em khác. Đặc biệt, cùng dịp lễ với ngày đại lễ 30/4 và 1/ 5 là ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5 ) và ngày kỷ niệm văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4). Vào những ngày bình thường khác trong năm, bạn cũng có thể đến thăm nơi đây để khám phá vẻ đẹp thiên nhiên, thư giãn nghỉ ngơi. Tuy không có nhiều lễ hội, hoạt động trải nghiệm văn hóa như dịp tháng 4 và tháng 5 nhưng chắc chắn rằng, vẻ đẹp và sự độc đáo hấp dẫn của nơi đây sẽ khiến bạn không muốn về.

Đường đi đến làng văn hóa các dân tộc Việt Nam

Phương tiện di chuyển khi đi đến làng văn hóa các dân tộc Việt Nam

Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam chỉ cách Hà Nội khoảng 40 km, giao thông thuận tiện nên di chuyển đến đây khá dễ dàng. Bạn có thể lựa chọn đi bằng phương tiện cá nhân hoặc đi xe bus. Đối với những người yêu trải nghiệm, thích phượt bụi thì đi bằng xe máy cũng là một gợi ý hay đấy, còn nếu bạn muốn mang theo một ít đồ dùng như đồ ăn, bạt, lều...cho chuyến đi cả gia đình thì nên đi bằng ô tô. Di chuyển bằng phương tiện cá nhân: Cung đường thứ 1, đi theo hướng Đại lộ Thăng Long: Cung đường này rất dễ đi nên các bạn mới đi lần đầu nên chọn nhé! Đi theo hướng đại lộ Thăng Long tầm khoảng 36km là sẽ thấy biển chỉ dẫn vào làng văn hóa các dân tộc Việt Nam, đến vòng xuyến, bạn ra theo lối ra thứ 1 là đến nơi. Cung đường thứ 2 (dành cho các bạn xuất phát từ cầu Trung Hà - đi Trung tâm hội nghị Quốc Gia hoặc ra bến xe Mỹ Đình). Khi đến Trung tâm hội nghị Quốc Gia, rẽ vào đường đi Láng Hòa Lạc, di chuyển khoảng 30km sẽ đến Hòa Lạc (đây cũng chính là cung đường đi đến chùa Tây Phương và Thiên đường Bảo Sơn nên nếu có thời gian, bạn cũng có thể tham khảo thêm điểm đến nhé!). Đến ngã tư Hòa Lạc, rẽ phải đi Sơn Tây và Đường Lâm (nếu rẽ trái sẽ đi Xuân Mai), di chuyển khoảng 4,5km là đến làng văn hóa các dân tộc Việt Nam. Di chuyển bằng xe bus Bạn có thể lựa chọn 1 trong các tuyến bus sau đây: Tuyến xe 75: BX Yên Nghĩa đi BX Hương Sơn (25.000 đồng/ lượt) Tuyến 71B: BX Mỹ Đình đi Xuân Mai (20.000 đồng/ lượt) Tuyến 71: BX Mỹ Đình đi Sơn Tây (20.000 đồng/ lượt) Từ ngày 21/12/2017 có tuyến bus 107 đi thẳng từ Kim Mã về làng văn hóa các dân tộc Việt Nam thuận tiện cho bạn lựa chọn. Di chuyển bằng xe bus có thể an toàn và phù hợp với những bạn không có phương tiện cá nhân nhưng sẽ mất rất nhiều thời gian cho việc đi lại. Nếu đi xe máy hoặc ô tô thì chỉ mất khoảng 30 phút (đi với tốc độ vừa phải và vừa đi vừa tìm đường) nhưng nếu là xe bus thì phải mất đến hàng giờ đồng hồ. Tuy nhiên, lựa chọn phương tiện này giúp bạn yên tâm, không sợ sự ảnh hưởng của thời tiết hay những va chạm đáng tiếc xảy ra trên đường, chỉ cần lên xe ngủ một giấc, đến nơi, phụ xe sẽ báo cho bạn điểm xuống. Còn nếu di chuyển bằng phương tiện cá nhân, đặc biệt là xe máy, bạn nhớ mang theo các giấy tờ xe, vật dụng chống bụi, mũ bảo hiểm đầy đủ để đảm bảo an toàn cho bản thân, nhớ đi với tốc độ vừa phải 30 -40km/h thôi nhé!.

Phương tiện di chuyển bên trong làng văn hóa các dân tộc Việt Nam

Phương tiện cá nhân Nếu bạn có phương tiện cá nhân thì điều này thật tuyệt vời. Không gian bên trong làng văn hóa các dân tộc Việt Nam khá rộng, các khu nhà sàn của các dân tộc khác nhau nằm cách nhau nên việc di chuyển từ địa điểm này đến địa điểm khác khiến cho bạn cảm thấy mệt mỏi. Còn nếu bạn cảm thấy tình trạng sức khỏe ổn định, thích khám phá và trải nghiệm thì có thể vừa đi dạo bộ vừa ngắm nhìn khung cảnh xung quanh. Di chuyển bằng xe điện Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam có cung cấp dịch vụ xe điện cho du khách khám phá toàn bộ không gian rộng lớn của nơi đây. Lựa chọn xe điện cũng là một cách hay, vừa hiện đại lại thân thiện với môi trường. Mỗi xe có từ 10 -12 chỗ, hoạt động từ 8h sáng đến 17h chiều. Mỗi chuyến xe điện tham quan làng văn hóa các dân tộc Việt Nam đều có lịch trình rõ ràng và giá vé phù hợp nên bạn yên tâm nhé (giá vé từ 20.000 - 35.000 đồng/ chuyến/ người, miễn phí cho trẻ em)

Giá vé dịch vụ tại làng văn hóa các dân tộc Việt Nam

Giá vé vào cửa tại làng văn hóa các dân tộc Việt Nam khá rẻ: Người lớn: 30.000 đồng/ người Sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng (xuất trình thẻ sinh viên): 10.000 đồng/ người Học sinh (xuất trình thẻ học sinh): 5.000 đồng/ người Trẻ em dưới 6 tuổi: Miễn phí

Khám phá làng văn hóa các dân tộc Việt Nam

Các khu làng dân tộc

Địa điểm đầu tiên mà bạn nên khám phá ngay sau khi đặt chân đến làng văn hóa các dân tộc Việt Nam chính là các khu làng dân tộc. Diện tích của khu đất rộng đến 198,61 ha, nằm giữa khu vực bán đảo phía bắc của Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam. Khu vực này được xây dựng có đồi cao, nhiều thung lũng, mặt nước, địa hình vô cùng phong phú thể hiện được sự phân bố của các dân tộc trảo rộng trên mọi miền đất nước Việt Nam. Các khu làng trong quần thể này được xây dựng, tái hiện gần nhất với thực tế nhằm để mô phỏng và giới thiệu, gìn giữ và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng 54 dân tộc anh em. Khu các làng dân tộc của làng văn hóa các dân tộc Việt Nam được chia làm 4 cụm: Các làng dân tộc I Khu này mô phỏng và tái hiện lại các công trình văn hóa, cảnh quan đặc trưng của 28 dân tộc vùng rẻo cao, thung lũng, trung du thuộc các vùng Tây Bắc, Đông Bắc và các vùng miền núi Bắc Trung Bộ với các hệ ngôn ngữ Tày- Thái, Tạng - Miến, Mông - Dao, Việt - Mường, Ka - Đai. Làng dân tộc II Là khu vực của 18 dân tộc vùng Cao Nguyên, đồi núi thuộc các vùng Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Trường Sơn với các hệ ngôn ngữ thể hiện như Môn- Khmer, Nam Đảo. Làng dân tộc III Là khu vực của 18 dân tộc vùng Cao Nguyên, đồi núi thuộc các vùng Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Trường Sơn với các hệ ngôn ngữ thể hiện như Môn- Khmer, Nam Đảo. Làng dân tộc IV Gồm 4 dân tộc đa văn hóa cư trú ở nhiều vùng cảnh quan như bán sơn địa, đồi núi, đồng bằng, duyên hải, triền sông, thị trấn, thị tứ thuộc nhiều cùng văn hóa khác nhau như Kinh, Hoa, Sán Dìu...với ngôn ngữ là Hán, Việt - Mường.

Khu vui chơi, giải trí

Rộng khoảng 125,22 ha, trung tâm vui chơi, giải trí nằm ở địa hình đẹp, trải rộng trên những triền đồi xen lẫn với mặt nước hồ Đồng Mô, kết nối với các khu vực khác và cổng chính, khu vui chơi văn hóa, giải trí mang đậm nét văn hóa dân tộc. Các hạng mục trong khu trung tâm văn hóa, vui chơi, giải trí như khu công viên (vườn thượng uyển, vườn chim, vườn bướm, thủy cung…), khu ẩm thực, trung tâm hoạt động thể dục, thể thao, khu sân khấu, nhà hát, khu vui chơi các hoạt động mạnh… Đây cũng chính là khu vực bạn có thể tham gia một số các hoạt động, trò chơi dân gian, trải nghiệm văn hóa, phong tục, tập quán của các dân tộc anh em. Một số trò chơi dân gian được nhiều bạn trẻ yêu thích khi đến đây như: Ném còn   Nhìn có vẻ chơi dễ nhưng không mấy ai có thể chơi được. Đây là một trò chơi truyền thống của người Thái, được tổ chức chơi quanh năm tại làng văn hóa các dân tộc Việt Nam, đặc biệt chơi nhiều ở khu làng của người Thái và người Lào. Cách chơi khá đơn giản, người chơi sẽ cầm sợi dây vải đã buộc quả rồi quay nhiều vòng, sau đó tung lên ném làm sao cho quả cầu bay qua vòng tròn ở trên cây nêu cao 15m được dựng ở giữa bãi sân. Theo quan niệm của người dân, người ném được qua vòng tròn là người chiến thắng và sẽ nhận được nhiều may mắn trong cuộc sống. Nhảy sạp Mang đậm nét văn hóa truyền thống của người Tây Bắc, nhảy sạp là trò chơi “hút khách” không kém ném còn. Đến với khu làng của người Tây Bắc, bán ẽ được tham gia hoạt động này cùng với người dân bản địa. Trò chơi này không quá khó, chỉ cần nhảy đều qua các thanh tre theo nhịp đập. Đánh đu Đây là trò chơi không phải của riêng một dân tộc nào, trò chơi dân gian này được nhiều vùng miền trên đất nước tổ chức chơi vào mỗi dịp tết đến xuân về, nhưng dần dần đã bị lãng quên. Với 5-6 cây tre chắc chắn, kiên cố được dựng làm trụ, 2 cây được dùng làm cán đu, mỗi lần chơi có từ 1-2 người, chỉ cần lấy lực đưa người mạnh là có thể đu lên cao. Càng lên cao, cảm giác càng kích thích. Nhớ đến làng văn hóa các dân tộc Việt Nam vào dịp đầu xuân để trải nghiệm trò chơi này nhé. Đi cầu kiều Đây cũng là một trò chơi được rất nhiều người lựa chọn khi đến làng văn hóa các dân tộc Việt Nam. Đi cầu kiều đòi hỏi sự cân bằng, khéo léo của người chơi, người chơi phải cẩn thận đi qua cây cầu được dựng bằng 1 cây tre, với diện tích bề mặt khá nhỏ, độ khó của trò chơi kích thích tính chinh phục của rất nhiều người khi đến làng văn hóa các dân tộc Việt Nam. Xem thêm: Dã ngoại Sơn Tinh Camp

Khu di sản thế giới

Khu di sản thế giới ở làng văn hóa các dân tộc Việt Nam có diện tích 46,5 ha tái hiện các công trình kiến trúc nổi tiếng trên thế giới như Vạn Lý Trường Thành, Effen, Kim Tự Tháp...Đây cũng là trung tâm hoạt động văn hóa sinh động giới thiệu các di sản văn hóa đặc sắc, nổi tiếng của các nền văn minh trên thế giới. Thử tưởng tượng mà xem, với các quần thể kiến trúc nổi tiếng trên thế giới được thu nhỏ và quây quần ở làng văn hóa các dân tộc Việt Nam, bạn chỉ cần mất 2 tiếng là đã có thể đi du lịch khắp 5 châu 4 biển, khám phá hết những nền văn minh nổi tiếng trên thế giới ngay tại làng văn hóa các dân tộc Việt Nam. Thật tuyệt vời đúng không?

Khu công viên bến thuyền

Đây là khu dịch vụ gắn với mặt nước hồ Đồng Mô và cổng B của làng văn hóa các dân tộc Việt Nam. Với diện tích lên đến 341,53 ha bao gồm 310.04 ha dành cho phần lớn diện tích mặt hồ nước hồ Đồng Mô và 31,49ha mặt nước, đây là nơi thường xuyên tổ chức các hoạt động tham quan, thể thao, du lịch và dịch vụ.

Ẩm thực của các làng văn hóa dân tộc

Mỗi vùng văn hóa khác nhau sẽ có một đặc trưng về ẩm thực gắn liền với đời sống sinh hoạt, văn hóa, phong tục tập quán của dân tộc đó, tại làng văn hóa các dân tộc Việt Nam, bạn không những có cơ hội được tìm hiểu và khám phá thêm kiến thức ẩm thực của các dân tộc anh em bè bạn mà còn được tham gia trải nghiệm chế tạo ra các món ăn tại khu làng của các dân tộc đó. Các hoạt động thường xuyên được diễn ra tại đây như: làm bánh dày, bánh lọc tại khu làng của dân tộc Tày, Cùng người Dao trải nghiệm làm bánh Rợm, hay mèm mén, làm xôi màu, thịt nướng đặc trưng của các dân tộc Mông, rồi thưởng thức và học cách làm bánh uôi, cơm lam cùng dân tộc Mường. Còn rất nhiều những điều thú vị, những món ăn ngon của các dân tộc đang chờ du khách đến khám phá. Các món ăn tưởng chừng như đơn giản nhưng cách làm vô cùng công phu, phải có bí quyết riêng thì mới có thể cho ra được món ăn đúng vị của người dân tộc đó. Có những món ăn lạ tên, lạ miệng, lần đầu nghe tên khiến nhiều người bật cười nhưng khi thưởng thức thì lập tức phải thốt lên rằng “Ôi ngon quá”!.

Một số lưu ý khi đến làng văn hóa các dân tộc Việt Nam

Chuẩn bị đồ ăn: Nếu bạn chỉ tham quan trong ngày thì có thể tự chuẩn bị đồ ăn và mang theo nước uống, còn không thì trong làng văn hóa có quầy mua nước và đồ ăn được bán ở bên ngoài. Bạn yên tâm nhé. Góc chụp hình đẹp: Có lẽ góc “sống ảo” được nhiều bạn trẻ lựa chọn check in nhất là Khmer và tháp Chăm, 2 nơi này ở gần cạnh nhau nên bạn chỉ cần gửi xe 1 lần rồi đi bộ sang thôi. Ngoài ra, thêm một số góc chụp hình cực đẹp nữa để bạn lựa chọn như các làng dân tộc, tượng đá ngay từ cổng vào, khu vườn cây kỳ lạ… Bạn có thể mang nhiều quần áo đi để thay cho phù hợp với bối cảnh, vì ở mỗi khu vực đều có nhà vệ sinh nên rất thuận tiện bạn nhé. Nên đi sớm, vừa tránh nắng và tránh đông người. Đặc biệt làng văn hóa các dân tộc Việt Nam cũng là địa điểm chụp ảnh kỷ yếu lý tưởng nên có nhiều khu vực sẽ rất đông sinh viên. Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam không chỉ là nơi yêu thích của những người muốn tìm hiểu, nghiên cứu về văn hóa của các vùng miền trên đất nước mà còn là một địa điểm lý tưởng, với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, yên bình, không khí mát mẻ...thích hợp cho một chuyến nghỉ ngơi, thư giãn cuối tuần. Hi vọng rằng, với những kinh nghiệm mà chúng tôi chia sẻ, bạn sẽ có một chuyến đi hoàn hảo đến làng văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Có thể bạn muốn xem