web stats

Kinh nghiệm du lịch Quy Nhơn tự túc từ A đến Z mới nhất 2020

Bản đồ du lịch Việt Nam sẽ không thể trọn vẹn nếu thiếu đi vùng đất cát trắng, nắng vàng, vẫn còn giữ được vẻ hoang sơ, xinh đẹp – Quy Nhơn. Không chỉ ngỡ ngàng mà bạn sẽ còn trầm trồ khi được chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ nơi đây. Cùng GTOP khám phá “Kinh nghiệm du lịch Quy Nhơn từ A đến Z mới nhất 2020” dưới đây nhé Thời điểm lý tưởng du lịch Quy Nhơn Du lịch Quy Nhơn chủ yếu là du lịch biển nên phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Trong đó, hai mùa rõ rệt ở đây là mùa khô (từ tháng 3 – tháng 9) và mùa mưa (từ

Bản đồ du lịch Việt Nam sẽ không thể trọn vẹn nếu thiếu đi vùng đất cát trắng, nắng vàng, vẫn còn giữ được vẻ hoang sơ, xinh đẹp – Quy Nhơn. Không chỉ ngỡ ngàng mà bạn sẽ còn trầm trồ khi được chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ nơi đây. Cùng GTOP khám phá “Kinh nghiệm du lịch Quy Nhơn từ A đến Z mới nhất 2020” dưới đây nhé

Thời điểm lý tưởng du lịch Quy Nhơn

Du lịch Quy Nhơn chủ yếu là du lịch biển nên phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Trong đó, hai mùa rõ rệt ở đây là mùa khô (từ tháng 3 – tháng 9) và mùa mưa (từ tháng 10 – tháng 2 năm sau). Vào mùa mưa, tần suất có bão cao nhất vào khoảng cuối năm, từ tháng 9 – tháng 11. Và thời điểm để du lịch biển thích hợp nhất vẫn là những tháng hè khô nóng 5, 6, 7. Tuy nhiên, cũng bởi hè là mùa cao điểm du lịch nên đến Quy Nhơn thời điểm này sẽ rất đông đúc, giá phòng khách sạn, dịch vụ cũng sẽ tăng cao hơn bình thường.

Mùa hè là thời điểm du lịch lý tưởng ở Quy Nhơn

Vào tháng 3, 4 vẫn đang trong mùa khô ở Quy Nhơn, thời tiết ít mưa, nắng đẹp. Biển Quy Nhơn thời điểm này tuy sóng vẫn còn mạnh sẽ ảnh hưởng đến hoạt động đi Kỳ Co, Hòn Khô bằng cano. Tuy nhiên, giá cả thời điểm này thường rẻ hơn nhiều so với mùa hè cao điểm du lịch. Vì vậy, trong tầm tháng 3, 4 sẽ là thời điểm thuận lợi để du lịch Quy Nhơn. Nếu bạn đến Quy Nhơn vào dịp Tết Nguyên Đán thì sẽ cực kì đông, do lượng khách từ các tỉnh Tây Nguyên đổ về du lịch rất nhiều. Khách sạn thời điểm này luôn trong tình trạng cháy phòng. Vì vậy, nếu bạn không thích du lịch trong cảnh đông đúc thì không nên lựa chọn thời điểm tết để đến Quy Nhơn.

Phương tiện di chuyển đến Quy Nhơn

Là trung tâm của tỉnh Bình Định, để đến được Quy Nhơn khá dễ dàng bởi toàn bộ hệ thống giao thông đều đi qua đây. Bạn có thể lựa chọn các phương tiện sau đây:

Máy bay

Ở Quy Nhơn có sân bay Phù Cát cách trung tâm thành phố khoảng 30 km. Hàng ngày từ đây đều có các chuyến bay khứ hồi của các hãng hàng không nội địa như VietNam Airlines, Jestar, Vietjet air.. từ Hà Nội và Sài Gòn vào Quy Nhơn. Giá vé cho chặng Hà Nội – Quy Nhơn trong mùa cao điểm khoảng 2 triệu đồng và chặng Sài Gòn – Quy Nhơn vào khoảng 1 triệu 500 đồng. Giá vé thay đổi dựa vào thời điểm bay cũng như hạng vé bạn lựa chọn. Từ sân bay Phù Cát, bạn có thể chọn đi xe buýt về trung tâm thành phố với giá chỉ 50.000 đồng/ lượt. Các tuyến buýt này hoạt động theo giờ các chuyến bay cất hạ cánh tại sân bay nên sẽ không sợ trễ giờ. Còn không thì bạn có thể đi taxi với giá từ 200.000đ – 300.000đ/ lượt với xe 4 chỗ.

Xe khách

Có những hãng xe uy tín như Phương Trang, Phúc Thuận Thảo, Mai Linh, Hoàng Long bạn có thể lựa chọn. Từ Hà Nội: Giá vé xe khách đi từ Hà Nội đến Quy Nhơn560.000 đồng với nhiều tuyến trong ngày Từ thành phố Hồ Chí Minh: Giá vé xe khách sẽ rẻ hơn chỉ khoảng 250.000 đồng bạn đã có trong tay tấm vé đến Quy Nhơn

Tàu hỏa

Ở Quy Nhơn có ga Diêu Trì và ga Quy Nhơn. Ga Diêu Trì là điểm xuống tàu của các tuyến tàu Thống Nhất, ga cách trung tâm thành phố khoảng 15 km. Ga Quy Nhơn là một nhánh của tuyến đường sắt Bắc Nam, bắt đầu từ chính ga Diêu Trì. Các chuyến tàu dừng ở ga Quy Nhơn là SQN (Sài Gòn – Quy Nhơn), QV (Quy Nhơn – Vinh), QN (Quy Nhơn – Nha Trang) và ĐQ (Quy Nhơn – Đà Nẵng). Từ Hà Nội hàng ngày có các chuyến tàu SE1, SE3, SE5, SE7, SE9 khởi hành từ ga Hà Nội tới ga Diêu Trì. Trong đó các chuyến tàu phù hợp nhất là SE3 (khởi hành 19h30 và đến lúc 17h16), SE5 (khởi hành 9h và đến lúc 6h42 ), SE9 (khởi hành 14h30 và đến lúc 13h44). Giá vé ngồi cứng khoảng 480.000đ/ lượt và khoảng 730.000đ/ lượt với vé ngồi mềm. Từ Sài Gòn ngoài các chuyến tàu SE2, SE4, SE6, SE8, SE10, SE22 dừng ở ga Diêu Trì còn có tàu SQN2 dừng ở ga Quy Nhơn. Tất cả các chuyến tàu đều xuất phát từ ga Sài Gòn. Các chuyến tàu phù hợp nhất là SE2 (khởi hành 21h55 và đến lúc 8h27), SQN2 (khởi hành 21h25 và đến lúc 10h55), SE4 (khởi hành lúc 19h45 và đến lúc 6h57) và SE8 (khởi hành lúc 6h và đến lúc 17h2). Giá vé ngồi cứng280.000 đồng/ lượt440.000 đồng/ lượt với ghế mềm điều hòa.

Phương tiện cá nhân

Nếu thích trải nghiệm và có thời gian, bạn có thể đến Quy Nhơn bằng phương tiện cá nhân như xe máy hoặc ô tô. Từ Hà Nội có thể đi dọc theo Quốc lộ 1A hoặc đường mòn Hồ Chí Minh và dừng lại một dọc địa điểm đẹp ven biển. Từ Sài Gòn có thể đi vòng khám phá Tây Nguyên trước khi chuyển hành trình đi ra Quốc lộ 1A sát biển.

Đi lại trong thành phố Quy Nhơn

Thuê xe máy

Thuê xe máy để tự đi lại, khám phá thành phố là một phương án được lựa chọn nhiều vì sự tiện lợi và giá cả phù hợp. Có một vài điểm thuê xe máy uy tín, giá rẻ sau: Cửa hàng thuê xe máy Hoài Bảo: 27A Hoàng Hoa Thám. Đây là một đơn vị thuê xe có tiếng ở Quy Nhơn. Xe ở đây mới, nhân viên giao xe nhiệt tình, thân thiện. Hỗ trợ giao và nhận xe miễn phí trong khu vực thành phố Quy Nhơn. Giá thuê xe cụ thể: 100.000đ – 120.000đ đối với xe số, 120.000đ – 180.000đ với xe ga. Nếu thuê dài ngày sẽ được hỗ trợ giảm giá. Liên hệ đặt xe qua hotline: 0927909223 hoặc 0935212589. Cửa hàng thuê xe máy Khánh Như: 43 Phan Văn Lân. Hỗ trợ giao và nhận xe miễn phí trong khu vực thành phố Quy Nhơn. Xe số có 2 loại: xe thường 100.000đ/ ngày và xe mới 120.000đ/ ngày. Xe ga cũng gồm 2 loại: xe thường 150.000đ/ ngày và xe mới 170.000đ/ ngày. Thuê dài ngày hoặc thuê nhiều xe đều được giảm giá. Liên hệ đặt xe qua hotline: 0584234664 Cửa hàng cho thuê xe máy Cường Thịnh: 103 Chương Dương, Quy Nhơn. Giá thuê xe từ 100.000đ – 150.000đ. Đặt xe liên hệ: 0978665826. Cửa hàng cho thuê xe máy của anh Thông: 13 Võ Lai, Phường Ngô Mây, Tp Quy Nhơn. Giá thuê xe từ 100.000đ – 150.000đ. Đặt xe liên hệ: 0935.226.679.

Taxi

Với nhóm đông có thể thuê taxi để đảm bảo sức khỏe và chuyến đi an toàn. Những địa điểm ở xa, các bạn có thể liên hệ thuê trọn chuyến taxi theo giá thỏa thuận với tài xế. Một số hãng taxi uy tín trong thành phố như: Mai Linh: 0256 3838383 Hương Trà: 0256 384 7777 Hoàng Anh: 0256 3818965 Minh Tuấn: 0256 3812812 Thành Long: 0256 3829292

Xe bus

Hiện nay, Bình Định hiện có 11 tuyến xe bus phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trong tỉnh. Nếu bạn đến Bình Định một mình và ngại việc đi xe máy, có thể lựa chọn phương tiện công cộng này để đến một số điểm du lịch trong thành phố.

Xe điện

Cũng như một số điểm du lịch biển nổi tiếng khác, đến Quy Nhơn, bạn có thể dạo chơi quanh thành phố bằng xe điện với một số chặng. Các tuyến xe điện này hầu hết được cấp phép dưới dạng thí điểm để phục vụ du khách tham quan ngắm cảnh trong thành phố.

Địa điểm lưu trú tại Quy Nhơn

Khách sạn

Khách sạn ở Quy Nhơn có đầy đủ các hạng từ bình dân đến cao cấp, tập trung nhiều ở dọc bãi biển Quy Nhơn. Để thuê khách sạn giá rẻ ở Quy Nhơn, bạn nên di chuyển đến khu vực đường Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Huệ, Lý Thường Kiệt, khu vực đường Tây Sơn, Hàn Mặc Tử… giá phòng ở đây trong khoảng từ 150.000đ – 500.000đ tùy từng loại phòng, nhưng hầu như đây là khu vực yên tĩnh, phòng đáp ứng các tiện nghi cơ bản. Một số khách sạn gợi ý để bạn có thể tham khảo: Địa chỉ: 57 Nguyễn Lạc, thành phố Quy Nhơn. Giá phòng tham khảo: phòng đơn cho 2 người giá từ 400.000đ – 500.000đ/ đêm. Phòng đôi cho 3-4 người giá từ 550.000đ – 600.000đ/ đêm. Khách sạn có view đẹp, gần biển, phù hợp cho việc nghỉ dưỡng và ngắm cảnh, tắm biển. Đồng thời, từ khách sạn đi bộ vài bước là đến phố hải sản, đường Ngô Văn Sở, Phan Đăng Lưu, Ngọc Hân Công Chúa – 3 con đường rất nhiều đồ ăn uống ở Quy Nhơn. Khách sạn Hoàng Hưng: Địa chỉ: 51 Nguyễn Lạc, thành phố Quy Nhơn. Giá phòng tham khảo: Phòng đơn cho 2 người giá từ 350.000đ – 400.000đ/ đêm. Phòng đôi cho 4 người giá 550.000đ – 600.000đ/ đêm. Khách sạn ngay gần khách sạn Minh Khuê, giá cũng tương đương (rẻ hơn một chút), cũng là một sự lựa chọn cho bạn. Nội thất trong phòng khách sạn là đồ gỗ, rất sang trọng. Vì gần khách sạn Minh Khuê nên Hoàng Hưng cũng có view đẹp tiện cho việc vui chơi, ăn uống, nghỉ dưỡng. Khách sạn Seagull Quy Nhơn: Địa chỉ: số 489 An Dương Vương, Quy Nhơn, Bình Định Giá phòng tham khảo: từ 750.000đ/ đêm, Khách sạn 4 sao với vị trí thuận tiện cho việc di chuyển ra biển Quy Nhơn, cù lao xanh, tượng đài Chiến Thắng và các địa điểm đẹp khác. Ở đây được trang bị đầy đủ các tiện nghi như phòng xông hơi, phòng gym, bể bơi ngoài trời,.. để phục vụ du khách

Homestay

Với lợi thế du lịch địa phương phát triển, số lượng homestay tại Quy Nhơn để phục vụ du khách cũng không hề ít. Homestay tập trung chủ yếu ở khu vực thành phố Quy Nhơn, đảo Cù Lao Xanh, Eo Gió, Hòn Khô… Địa chỉ: 12/4 Phùng Khắc Khoan, thành phố Quy Nhơn Giá phòng tham khảo: 300.000đ/ phòng 2 người Quy Nhơn Homestay là homestay sử dụng hệ thống điện thông minh tắt bật bằng smartphone. Homestay có tất cả 7 phòng, gồm 3 phòng đơn (phòng sò, cá ngựa, tôm), 2 phòng đôi (phòng sao biển, cá heo) và 2 phòng ba (phòng bạch tuộc, cua). Từ homestay đi bộ 100m là thấy cầu Thị Nại, Eo Gió, Ghềnh Ráng… rất thuận tiện cho việc di chuyển, vui chơi. LaRose Homestay Địa chỉ: Huỳnh Tấn Phát, phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn Giá phòng tham khảo: 400.000đ – 1.000.000đ/ đêm Homestay be bé xinh xinh theo phong cách công chúa nằm trong hẻm nhỏ. Nội thất đa số làm bằng gỗ và những vật dụng trong nhà mô phỏng từ thời “ông bà anh” tạo một không gian ấm cúng, trở về tuổi thơ.

Các điểm du lịch Quy Nhơn không thể bỏ qua

Eo Gió – bãi Kì Co

Được mệnh danh là đảo Jeju của Việt Nam, Eo Gió là địa điểm nhất định phải đến khi du lịch Quy Nhơn. Cách trung tâm thành phố 20 km, Eo Gió thuộc thôn Hưng Lương, xã Nhơn Lý, đây là một eo núi hình cánh cung, sườn núi đá cheo leo hiểm trở với độ cao hơn 70m. Tên gọi Eo Gió bắt nguồn từ hình dáng địa lý của khu vực này khi mà đứng từ trên các mỏm đá xung quanh nhìn xuống bạn sẽ thấy một eo biển nhỏ được che chắn bởi hai dãy núi. Những rặng núi đá cao nhiều hình thù lạ mắt ôm trọn biển xanh trong vòng tay tạo thành một eo biển hút gió tuyệt đẹp Từ Eo Gió, du khách gửi xe máy sẽ có người đến hỏi các bạn có đi Kỳ Co không, nếu đi thì cho người đó số điện thoại để liên lạc. Để di chuyển ra bãi Kỳ Co, có 2 cách là đi cano hoặc đi bộ Đi cano thì du khách có thể ra bến gần Eo Gió hoặc bến phía làng chài có tượng Phật Bà Quan Âm. Giá thuê cano ghép đoàn khoảng từ 130.000đ – 150.000đ/ người. Giá vé chưa bao gồm 60.000đ tiền vé vào bãi Kỳ Co. Đi xe thì bạn chạy từ đường quốc lộ vào, đến chỗ gần cổng khu FLC Resort, để ý phía bên phải có con đường chạy lên núi, là con đường bộ dẫn đến Kỳ Co. Bạn có thể đi xe điện từ chân núi với giá 150.000đ hoặc mua vé 100.000đ sau đó tự chạy xe khoảng vài km đường đèo lên đến đỉnh, gửi xe ở đó, sẽ có ô tô đón, chở xuống bãi Kỳ Co. Giá vé đã bao gồm 60.000đ tiền vé vào bãi Kỳ Co.

Bãi Kỳ Co

Kỳ Co là một bãi biển nhỏ chỉ khoảng hơn 1 km². Vì còn hoang sơ nên nước biển ở đây trong xanh, biển nông, lặng sóng, vô cùng đẹp. Dạo chân trần bước ở Kì Co, du khách sẽ cảm thấy nhẹ nhàng, thư thái khi bao quanh là cây cối, núi non và biển xanh cát trắng.

Mộ Hàn Mặc Tử – Ghềnh Ráng – Bãi Trứng

Khu du lịch Ghềnh Ráng

Nằm trong trung tâm thành phố Quy Nhơn, khu du lịch Ghềnh Ráng có mộ Hàn Mặc Tử và Bãi Trứng. Đường vào khu Ghềnh Ráng có dốc thoai thoải, dễ đi. Ghềnh Ráng toát lên vẻ đẹp như một tác phẩm nghệ thuật do thiên nhiên sắp đặt từ sự hòa quyện tuyệt vời giữa một bên là núi đá muôn hình vạn trạng và một bên là biển trời mênh mông. Vào những ngày hè nắng gắt, việc được đi trong bóng mát của hàng phi lao và những ghềnh đá sẽ khiến tâm hồn bạn được dịu mát, thả hồn theo biển cả.

Khu mộ thi sĩ Hàn Mặc Tử

Để viếng thăm khu mộ thi sĩ Hàn Mặc Tử, bạn sẽ qua chiếc cầu nhỏ bắt qua suối Tiên để rẽ trái lên đồi Thi Nhân. Ngôi mộ được xây cất trên một gò cao, lưng dựa vào núi, mặt quay ra biển. Phía trước mộ Hàn Mặc Tử là một cây thập giá lớn cao hơn nửa thước. Trên đầu mộ là tượng đức mẹ Maria hai tay dang rộng. Rất nhiều những thế hệ yêu thơ, tìm đến Ghềnh Ráng để tưởng nhớ và bày tỏ lòng ái mộ với hồn thơ tài hoa Hàn Mặc Tử.

Bãi Trứng

Bãi Trứng hay còn gọi bãi tắm Hoàng Hậu bởi trước đây khi tới thành phố Quy Nhơn, Nam Phương Hoàng hậu đã lựa chọn nơi này nghỉ dưỡng. Bãi tắm ghi dấu với du khách bởi vẻ đẹp của cung đường biển uốn lượn, cát trắng, biển xanh với vô số những hòn đá nhỏ có hình dạng như những quả trứng.

Bãi Xép, Bãi Dại, Bãi Bàng, Bãi Rạng

Đây là một loạt bãi biển nằm trên đường dọc biển chạy từ Quy Nhơn đến Vịnh Xuân Đài (Phú Yên). Sự kết đôi của cung đường biển trong xanh ôm trọn những khối đá co cụm nhiều hình dáng rải rác trên bờ và dưới biển mang đến cho những bãi biển này vẻ đẹp nên thơ, ấn tượng. Trang Business Insider liệt kê bãi Xép là “hòn ngọc bí ẩn” của châu Á, bởi nét đẹp thanh bình của làng chài mà không bị ảnh hưởng bởi khói bụi thành phố. Đến với bãi Dại, những vị khách khó tính nhất cũng phải mềm lòng trước vẻ đẹp của bãi biển này. Được bao bọc bởi những dãy núi chạy dài uốn hình cánh cung vươn ra biển và những hòn đảo ngoài khơi, biển Bãi Bàng sạch đẹp, xanh mát, hiền hòa, là nơi tắm biển lý tưởng. Là một bãi biển nhỏ, nằm sát trên tuyến đường Quy Nhơn – Sông Cầu, bãi Rạng nằm lọt thỏm giữa 2 ghềnh đá nhô ra biển, mang trong mình vẻ đẹp yên bình và hiền hòa.

Cầu Thị Nại

Cầu Thị Nại hay Cầu Nhơn Hội nằm trong hệ thống cầu đường Nhơn Hội dài gần 7 km nối thành phố Quy Nhơn với bán đảo Phương Mai. Trước đây, cầu Thị Nại là cây cầu vượt biển dài nhất Việt Nam. Thời điểm đẹp nhất để lên cầu ngắm cảnh là sáng sớm hoặc chiều tối. Hai bên cầu là đầm Thị Nại sáng sáng có những người ngư dân chèo thuyền, quăng lưới, đánh bắt cá trong ánh bình minh. Một cảnh đẹp rất nên thơ.

Tháp Chăm

Hệ thống tháp Chăm ở Bình Định

Các ngọn tháp Chăm ở Bình Định là biểu tượng nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc đỉnh cao của Champa. Đặc trưng kiến trúc tại các cụm tháp này là sự kì bí trên những hoa văn phù điêu bằng đá được trang trí trên các vòm cửa hay các bức phù điêu chạm khắc hình tượng thần Silva, nữ thần Uma. hình vũ nữ nhảy múa…

Những món ngon nhất định phải thử khi đến Quy Nhơn

Bánh xèo tôm nhảy

Gợi ý quán: Gia Vỹ, số 14 Diên Hồng, thành phố Quy Nhơn. ông Hùng, 24 Diên Hồng, thành phố Quy Nhơn. Đây là một món ăn dung dị, dân dã của thành phố biển Quy Nhơn. Nhân bánh chỉ gồm vài con tôm tròn mẩy, chín đỏ au nằm xen lẫn với giá đỗ, hành lá xắt khúc rải lên. Loại tôm này nhỏ nhưng “có võ”, thịt chắc và thơm, khi ăn vào ngọt bùi. Đế bánh làm từ bột gạo hòa quyện chút bột nghệ và nước cốt dừa, được chiên trên bếp đang rực hồng, khiến bánh thơm ngon, giòn đều. Món này thường ăn kèm với rau mầm để bớt ngán. Khi ăn, tất cả cuộn trong miếng bánh tráng chấm mắm tỏi ớt thơm ngon, đúng điệu.

Bánh hỏi lòng heo

Gợi ý quán: quán Mẫn (76A Trần Phú) quán cô Năm (41 Nguyễn Chánh) Bánh hỏi là món ăn quen thuộc mỗi buổi sáng của người dân địa phương. Bánh hỏi được làm từ gạo, sợi bánh thanh mảnh. Khi ăn thì kèm lòng và thịt lợn thái miếng cùng một chén cháo nóng hổi và nước mắm tỏi ớt. Một món ăn dân dã, thơm ngon, kích thích vị giác của thực khách

Khu ấm thực hải sản

Gợi ý quán: Quán Tuấn Tú ở 160 Xuân Diệu Quán Kim Ngân ở 154 Xuân Diệu Nhà hàng Hương Việt ở 122 Xuân Diệu Thành phố du lịch biển thì chắc chắn không thể thiếu những món hải sản tươi ngon, bổ dưỡng. Và Quy Nhơn là thiên đường của các loại hải sản như cua, ghẹ, tôm, mực… Chạy dọc khắp con đường biển là hàng loạt quán hải sản để bạn có thể vừa nhâm nhi một chút bia, ăn hải sản, chuyện trò cùng bạn bè.

Gà chỉ xôi cháy

Gợi ý quán: quán vườn Sáu Cao: Phạm Thị Đào, Ghềnh Ráng, thành phố Quy Nhơn Dọc theo quốc lộ 1A có rất nhiều quán gà ở hai bên đường. Gà ở đây thơm ngon, chắc thịt bởi kỹ thuật nuôi thả vườn. Gọi là gà chỉ vì khách đến quán, chỉ chú gà nào thì sẽ thịt chú đó. Gà ở đây được chế biến theo nhiều cách như nướng, luộc hoặc hấp, chiên mắm, gà không lối thoát…Ăn cùng xôi cháy với lớp vỏ nóng giòn, bên trong tơi. Một món ăn mang hương vị rất riêng của vùng đất Quy Nhơn.

Gié bò Tây Sơn

Gợi ý quán: quán Anh Nhật An Viên số 1087 Trần Hưng Đạo Món ăn lưu truyền từ thời Tây Sơn của người Ba Na, Bình Định nên được gọi là gié bò Tây Sơn. Được chế biến từ phần ruột non của con bò, gié bò là món ăn bình dân của người dân Bình Định. Món này du khách có thể ăn vặt hoặc ăn kèm bún, nhậu với bạn bè.

Mua gì về làm quà ở Quy Nhơn

Bánh tráng nước dừa

Bánh tráng có vị dừa bùi, ngọt dịu được nướng lên thơm giòn, ngon. Tuy chỉ là một món ăn vô cùng dân dã nhưng đây là món ăn được lựa chọn mua về làm quà mỗi lần du khách thập phương đến Quy Nhơn.

Tré

Tré là mồi nhậu phổ biến và được ưa chuộng của người dân địa phương. Tré được làm từ thịt tai, thịt thủ, thịt ba chỉ lợn thêm mè, riềng, ớt, lá ổi non và tỏi. Bọc trong lớp vỏ bên ngoài như những chiếc “cán chổi” nhỏ xíu. Khi ăn sẽ cuốn với bánh tráng và các loại rau sống, chấm mắm. Như vậy là đủ cho một bữa nhậu ngon miệng. Món này rất phù hợp mua về làm quà cho các ông bố.

Mực rim tỏi ớt

Cũng bởi nổi tiếng với các món hải sản nên quà được nhiều người lựa chọn mua mang về cũng liên quan đến hải sản. Mực rim được bán nhiều ở các quán ven biển và trong thành phố. Mực phơi khô được tẩm các gia vị cay, mặn, ngọt khiến bạn chỉ muốn ăn mãi.

Nem chợ Huyện

Được chế biến từ thịt lợn cỏ nuôi dân dã, nem được ăn với rau thơm và cuốn với bánh tráng. Nước chấm đặc trưng ở đây là được pha loãng với lạc giã nát, thêm đường, tỏi, ớt để nước chấm quánh lại và đậm đà hơn. Cũng bởi nem ở đây không sử dụng hàn the nên được nhiều thực khách thưởng thức ngon miệng và mua về làm quà cho người thân. Hy vọng với bài chia sẻ Kinh nghiệm du lịch Quy Nhơn này, các bạn sẽ có thêm những gợi ý để chuyến đi của mình an toàn và vui vẻ hơn nhé.

Có thể bạn muốn xem