web stats

Kinh nghiệm du lịch Chùa Hương hành hương mùa lễ hội từ A-Z

Nếu bạn đang định làm một chuyến du lịch Chùa Hương, đến với vùng đất Nam Sơn đệ nhất động, chắc chắn bạn sẽ không thể nào bỏ qua bài viết này của dưới đây. Chùa Hương-điểm đến không còn xa lạ đối với nhiều dân du lịch Trong bài viết dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ tới các bạn những thông tin cũng như kinh nghiệm du lịch Chùa Hương bổ ích nhất, hoàn toàn có thể trở thành cẩm nang trong chuyến hành trình của bạn đó. 1-Chùa Hương ở đâu? Thực chất, khu du lịch Chùa Hương còn có tên gọi khác là chùa Hương Sơn-một quần thể nằm tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức,

Nếu bạn đang định làm một chuyến du lịch Chùa Hương, đến với vùng đất Nam Sơn đệ nhất động, chắc chắn bạn sẽ không thể nào bỏ qua bài viết này của dưới đây.

Chùa Hương-điểm đến không còn xa lạ đối với nhiều dân du lịch

Trong bài viết dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ tới các bạn những thông tin cũng như kinh nghiệm du lịch Chùa Hương bổ ích nhất, hoàn toàn có thể trở thành cẩm nang trong chuyến hành trình của bạn đó.

1-Chùa Hương ở đâu?

Thực chất, khu du lịch Chùa Hương còn có tên gọi khác là chùa Hương Sơn-một quần thể nằm tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.

Là một trong những địa điểm văn hóa tâm linh hàng đầu ở khu vực miền Bắc, thêm vào đó lại tọa lạc ở một nơi có phong cảnh thiên nhiên nên thơ, hữu tình, chẳng trách số lượng du khách tìm đến với khu du lịch Chùa Hương hằng năm lại nhiều đến như thế.

Đến với Chùa Hương, du khách không chỉ được cầu bình an mà còn được ngắm nhìn khung cảnh sơn thủy hữu tình đẹp đến ngỡ ngàng

2-Những cách di chuyển đến Chùa Hương?

2.1 Di chuyển bằng ô tô

Có rất nhiều cách đi du lịch Chùa Hương, trong số đó không thể không kể tới phương tiện “bốn bánh” khá quen thuộc của rất nhiều đoàn khách du lịch rồi.

Nếu lựa chọn đi tới Chùa Hương bằng ô tô, bạn sẽ đi qua cao tốc Pháp Vân-Cầu Rẽ, tới nút giao thông Đồng Văn thì rẽ phải để vào quốc lộ 38. Sau đó, chỉ cần chạy thêm 15km nữa theo hướng Chợ Dầu là bạn sẽ đến Chùa Hương.

Đường đến Chùa Hương chưa bao giờ dễ dàng đến thế

2.2 Di chuyển bằng xe máy

Còn nếu đi du lịch Chùa Hương bằng xe máy, để chuyến đi có thể trở nên thuận lợi và suôn sẻ thì bạn cần đi theo hướng đường Nguyễn Trãi, thẳng tới Hà Đông, đến ngã ba Ba La thì tiếp tục rẽ trái sang Vân Đình rồi đi tiếp 40km đến Tề Tiêu. Lúc này, bạn lại rẽ trái và đi thẳng là sẽ tới Chùa Hương.

Đi xe máy là phương tiện được nhiều bạn trẻ lựa chọn “phượt” trên cung đường Chùa Hương-Hà Nội

2.3 Di chuyển bằng xe bus

Hiện nay, có rất nhiều tuyến xe bus chạy đến khu du lịch Chùa Hương, như tuyến xe 211 với lịch trình xuất phát từ bến xe Mỹ Đình. Hoặc bạn cũng có thể bắt tuyến xe 75 từ Tế Tiêu đến bến xe Yên Nghĩa.

Tuy nhiên, khi đến Tế Tiêu, du khách vẫn phải ngồi đò khoảng 1 tiếng. Đò chạy dọc suối Yến Vĩ với mức giá khoảng 60.000VND-90.000VND/vé. Sau đó, bạn đi bộ 1 đoạn là sẽ tới chùa Thiên Trù, cứ đi thẳng theo hướng chùa Thiên Trù là sẽ tìm được động Hương Tích-Chùa Hương.

3-Đến Chùa Hương vào thời điểm nào thì đẹp?

3.1 Chùa Hương vào mùa lễ hội

Theo nhiều review du lịch Chùa Hương, mùa lễ hội luôn là thời điểm thu hút số lượng du khách nhiều nhất năm. Du lịch lễ hội Chùa Hương kéo dài từ mùng 6 tháng Giêng đến hết tháng 3 Âm lịch.

Đến Chùa Hương vào dịp lễ hội đầu xuân, bạn sẽ thu về được cho bản thân rất nhiều kinh nghiệm bổ ích đó

Lễ hội Chùa Hương được coi là một trong những lễ hội nổi bật nhất năm, đặc biệt là vào chính hội diễn ra từ rằm tháng Giêng đến tận 18 tháng 2 Âm lịch.

Đồng thời, sau thời điểm Tết nguyên đán, khá nhiều người lựa chọn đi bái Phật cầu bình an, chính vì thế mà lượng khách đổ về thăm quan Chùa Hương luôn luôn đạt một con số kỉ lục.

Mặc cho những ồn ào và náo nhiệt khi đến thăm quan Chùa Hương vào những ngày này, du khách vẫn có thể tìm được cho mình những trải nghiệm tuyệt vời khi tham gia vào một số những hoạt động vô cùng lí thú ở đây như chèo thuyền, hát chèo đò, leo núi,…

3.2 Những thời điểm khác để khám phá Chùa Hương

Nếu như không quá vội vã và chỉ muốn đến Chùa Hương với mục đích vãn cảnh, du khách có thể đến thăm quan ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng này vào hai thời điểm khác trong năm, đó là khi mới chớm hè và lúc trời đã chuyển sang thu.

Những thời điểm Chùa Hương không quá đông khách

Vào hai thời điểm này, giá dịch vụ ở chùa không quá đắt đỏ và du khách có thể thỏa sức thăm quan những cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp ở đây mà không lo bị chen lấn xô đẩy và chờ đợi mất thời gian.

Đặc biệt, đối với những ai muốn khám phá vẻ đẹp tuyệt sắc của chùa Hương, bạn chắc chắn sẽ bị chinh phục trước hình ảnh dòng sông Yến trong xanh lững lờ trôi, tựa như một dải lụa vắt ngang cánh đồng hoa lau trắng lãng mạn đến vô cùng- thứ “đặc sản” mà chỉ riêng khi đi du lịch chùa Hương mới có.

Vào dịp cuối năm, khung cảnh thiên nhiên ở Chùa Hương giao hòa vào cùng đất trời khiến lòng người xao xuyến

Những bông hoa súng đang nở rợ trên dòng sông Yến trót “hớp hồn” mọi du khách có dịp đến với nơi đây

4-Đến Chùa Hương, thăm quan ở đâu?

4.1 Sông Yến

Nhắc đến các điểm du lịch Chùa Hương, không thể không nhắc đến dòng sông Yến huyền thoại.

Sông Yến có độ dài khoảng 65km

Vào những khi tiết trời trong xanh, dịu mát, sông Yến hiện lên với vẻ đẹp thật dịu dàng, e ấp như một cô gái mới lớn, xen lẫn vào đó là hàng ngàn bông hoa súng màu tím đang đua nhau khoe sắc giữa lòng sông.

Nếu có cơ hội du lịch Chùa Hương, nhiều bạn trẻ thường lựa chọn dòng sông này làm địa điểm check-in cho những bức ảnh để đời, đủ khiến mọi người xung quanh phải trầm trồ khen ngợi đó.

4.2 Đền Trình

Đền Trình, hay còn có tên chữ là Ngũ Nhạc Linh Từ là một ngôi đền nhỏ nằm bên phải dòng suối Yến.

Đền Trình là nơi thờ các vị sơn quanh canh giữ núi rừng

Muốn đi vào được chùa Thiên Trù, bạn nhất định phải đi qua đền Trình. Đây cũng là một trong những ngôi đền nổi tiếng linh thiêng và được rất nhiều du khách ưu ái ghé thăm khi vãn cảnh Chùa Hương.

4.3 Động Hương Tích

Chỉ cách bến Thiên Trù khoảng 2000m, sở hữu độ cao lên tới 390m, động Hương Tích được coi là điểm thăm quan trung tâm của thắng cảnh Chùa Hương.

Bất cứ du khách nào cũng mong đến được động Hương Tích khi du lịch Chùa Hương

Trong động Hương Tích có rất nhiều thắng cảnh đẹp như Núi Cô, Núi Cậu, Cây Vàng, Cây Bạc,… Khi đến với động Hương Tích, bạn có thể chuẩn bị một mâm lễ nhỏ để dâng vào bàn thờ chính, cầu sức khỏe và bình an.

4.4 Chùa Giải Oan

Một trong những điểm thăm quan ở khu du lịch Chùa Hương cũng rất được nhiều du khách ghé qua chính là chùa Giải Oan, nơi sở hữu giếng nước trong vắt có tên gọi là “Thiên nhiên thanh trì”.

Chùa Giải Oan có dòng suối Giải Oan nước chảy trong vắt bốn mùa

Bên cạnh chùa Giải Oan, du khách cũng có thể đến thăm động Tuyết Kinh và am Phật Tích-nơi đặt tảng đá in lại dấu chân của Phật Quan Âm Bồ Tát nằm sát bên cạnh ngôi chùa nổi tiếng này.

5-Đến Chùa Hương, nên nghỉ lại ở đâu?

-Nhà nghỉ Minh Tinh:

Mặc dù chỉ sở hữu 5 phòng nghỉ, vậy nhưng phòng nào trong nhà nghỉ Minh Tinh cũng được trang bị đầy đủ trang thiết bị hiện đại với những vật dụng cần thiết dành cho mọi du khách có nhu cầu lưu trú qua đêm.

Mỗi phòng nghỉ đều được thiết kế khá thoáng mát, rộng rãi, lại nằm ở vị trí khá thuận tiện, đó là chỉ cách bến đò 200m. Đây sẽ là địa điểm lý tưởng dành cho du lịch bụi Chùa Hương.

Những nhà nghỉ ở Chùa Hương trông vô cùng khang trang, sạch sẽ

Địa chỉ: 63 đường Bến Yến, Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội

Giá: 400.000VND/đêm

-Nhà nghỉ Tuấn Anh:

Nhắc đến những nhà nghỉ chất lượng ở Chùa Hương, nhất định không được bỏ qua nhà nghỉ Tuấn Anh-thành viên trong hệ thống khách sạn, nhà nghỉ khu vực Hương Sơn từng được bình bầu là địa chỉ uy tín.

Nhà nghỉ có tất cả 3 tầng với 24 phòng nghỉ với đầy đủ những trang thiết bị hiện đại chắc chắn sẽ làm thỏa mãn bất cứ du khách nào muốn du lịch Chùa Hương 2 ngày 1 đêm.

Mỗi phòng trong nhà nghỉ đều được thiết kế rất rộng rãi

Địa chỉ: Bến Yến, Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội

Giá: 350.000VND/đêm

6-Đến Chùa Hương, nên thưởng thức món ngon nào?

-Nhà hàng Mai Lâm:

Đến Chùa Hương chơi, nhất định phải ghé nhà hàng Mai Lâm để thưởng thức những món đặc sản xứ Hương Sơn ở đây.

Những đặc sản nổi tiếng của nhà hàng này có thể kể tới như thịt dê núi, bò rừng, ngựa, nhím, tê tê,… với phong cách chế biến vô cùng đa dạng, giá cả hợp lý, hoàn toàn phù hợp với sự lựa chọn của bạn.

Rau sắng chùa Hương, món ăn ngon nên thử

Địa chỉ:4 Thiên Trù, Mỹ Đức, Hà Nội

Giá: 120.000VND-150.000VND

-Nhà hàng Thịnh Khang

Cũng là một nhà hàng uy tín và chất lượng của khu du lịch Chùa Hương, chẳng trách nhà hàng Thịnh Khang lại đón nhiều lượt du khách ghé qua mỗi ngày đến như vậy.

Với thực đơn đa dạng, phong phú, giá cả lại phải chăng, nhà hàng Thịnh Khang luôn là điểm đến hàng đầu dành cho những tín đồ mê ăn uống, đặc biệt là những món rừng.

Thịt dê Chùa Hương đừng quên thưởng thức

Địa chỉ: Bến Yến, Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội

Giá: 100.000VND-150.000VND

7-Mua gì về làm quà khi đến Chùa Hương?

Rượu mơ Hương Tích:

Rượu mơ Hương Tích được làm từ mơ Chùa Hương, thứ đặc sản tự nhiên mà nhờ vùng đất thổ nhưỡng đặc biệt mới có được.

Chỉ cần nếm thử một ngụm rượu thôi, chắc chắn bạn sẽ “chết mê” trước vị thơm ngọt dịu, chua chua, lại xen chút đăng đắng và chan chát thấm đẫm vào đầu lưỡi khiến bạn khó lòng mà quên được.

Rượu mơ Hương Tích khiến lòng người mê say ngay từ ngụm đầu tiên

Địa chỉ: Rượu Ông Đường- Đội 7, Thôn Phượng, Xã Phùng Xá, Huyện Mỹ Đức, Hà Nội.

Giá: 550.000VND bình 1500ml, 750.000VND bình 3000ml

-Bánh củ mài:

Là một loại bánh dẻo tương tự như chè lam, ấy thế nhưng bánh củ mài lại mang một hương vị rất khác lạ. Bên cạnh việc được nấu thành bánh, loại củ này cũng được dùng để nấu với canh tôm, hoặc với chè, cũng rất là ngon miệng.

Bánh củ mài có đặc tính rất thanh mát

Địa chỉ: Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội

Nếu có dịp đi du lịch Chùa Hương, đừng quên “nghía” ngay qua bài viết chia sẻ những kinh nghiệm quý báu này của chúng tôi các bạn nhé. Chuyến đi thăm quan của bạn chắc chắn sẽ càng trở nên thú vị và trọn vẹn hơn với những bí kíp đã nắm sẵn trong tay này đấy.

Có thể bạn muốn xem