Kinh nghiệm đi Nhà thờ đức bà Sài Gòn tham quan, vui chơi chi tiết nhất

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, dù mang nét kiến trúc cổ cực tinh tế của Pháp. Nơi đây, từ lâu đã trở thành biểu tượng của thành phố này. Giữa chốn phồn hòa, hiện đại, Nhà thờ Đức Bà mang nét hoài cổ, yên bình đặc biệt. Đây chính là địa điểm du lịch mà bất kì khách thập phương nào khi tới Sài Gòn đều ghé đến. Lịch sử nhà thờ Đức Bà Sài Gòn Nhà thờ Đức Bà đã có mặt từ khá lâu. Kể từ sau khi Thực dân Pháp chiếm giữ Việt Nam. Người Pháp, với mong muốn có nơi hành lễ cho các tín đồ công giáo, đã quyết định lập nên nhà thờ

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, dù mang nét kiến trúc cổ cực tinh tế của Pháp. Nơi đây, từ lâu đã trở thành biểu tượng của thành phố này. Giữa chốn phồn hòa, hiện đại, Nhà thờ Đức Bà mang nét hoài cổ, yên bình đặc biệt. Đây chính là địa điểm du lịch mà bất kì khách thập phương nào khi tới Sài Gòn đều ghé đến.

Lịch sử nhà thờ Đức Bà Sài Gòn

Nhà thờ Đức Bà đã có mặt từ khá lâu. Kể từ sau khi Thực dân Pháp chiếm giữ Việt Nam. Người Pháp, với mong muốn có nơi hành lễ cho các tín đồ công giáo, đã quyết định lập nên nhà thờ tại Sài Gòn.

Và từ đó, nhà thờ Đức Bà ra đời. Vị trí nhà thờ Đức Bà Sài Gòn được xây lại trên nền một ngôi chùa cổ ở quận 1 ngày nay.

Thống đốc Nam Kỳ Duperre, thời đó, đã chọn ra trong 17 đồ án, thiết kế của kiến trúc sư J.Bourad để xây dựng lên một tòa nhà thờ Đức Bà theo phong cách Rome kết hợp với nét Gotich độc đáo của châu Âu.

Nhà thờ khi đó không chỉ với mục địch thờ cúng. Nó như là biểu tượng của một nền văn minh nước Pháp, được mang đến giữa lòng Sài Gòn.

Toàn cảnh nhà thờ Đức Bà Sài Gòn

Các nét kiến trúc đặc trưng

Điểm đặc sắc của nhà thờ Đức Bà thu hút hàng ngàn khách du lịch đó chính là nét kiến trúc bên trong nhà thờ Đức Bà đầy phong vị Pháp cổ mà ít nơi nào có được.

Để có được kiến trúc hoàn chỉnh như ngày hôm nay, nó đã trải qua một cuộc hành trình dài với nhiều câu chuyện khác nhau. Cùng tìm hiểu và khám phá những phần của nhà thờ để hiểu hết ý nghĩa của từng khu vực kiến trúc nhé.

Thánh Đường

Nhà thờ Đức Bà là công trình xây dựng cho người Pháp thực hiện nên tất cả các nguyên vật liệu khi đó đều được vận chuyển từ Pháp sang. Nền móng của nhà thờ được thiết kế đặc biệt, có thể chịu được gấp 10 lần trọng lượng của toàn bộ khối kiến trúc phía trên.

Thánh đường là khu chính, rộng nhất tại nhà thờ, với sức chứa hơn 1200 người. Nơi đây có chu vi khoảng 91 x 35,5m, chiều cao của mái vòm lên tới khoảng 21m. Nội thất của toàn thánh đường có thiết kế gồm lòng chính với hai lòng phụ và dãy nhà nguyện hai bên.

Toàn bộ thánh đường có 56 ô cửa kính màu. Các ô kính này mô tả sự kiện và nhân vật trong Kinh thánh. Đặc điểm quen thuộc mà bất kì nhà thờ nào chúng ta đều sẽ nhận thấy. Bên cạnh đó là rất nhiều các đường nét, hoa văn trang trí bên trong tuân theo kiến trúc Roman kết hợp Gotich.

Tháp chuông

Tới tận năm 1895 (sau 15 nằm nhà thờ hoàn tất) thì hai tháp chuông nhà thờ Đức Bà mới được xây dựng. Nhà thờ đã qua nhiều lần nâng cấp, cải tạo. Theo thiết kế của Gardes, kiến trúc tháp chuông hiện nay cao 57m với 21m là vòm mái.

Trên hai tòa tháp được treo tổng cộng 6 quả chuông với đủ các cung âm, được thiết kế và hoàn tác bởi các nghệ nhân người Pháp.

Chuông từ tháp chuông nhà thờ

Bức tượng đức mẹ Hòa Bình và công viên phía bên ngoài

Phía trước nhà thờ Đức Bà là khuôn viên xanh với 4 con đường giao nhau tạo thành hình cây thánh giá – biểu tượng của công giáo. Điểm nhấn, linh hồn của nhà thờ chính là bức tượng Đức Mẹ Hòa Bình làm bằng đá cẩm thạch trắng ở giữa trung tâm công viên, do nhà điều khắc G.Ciocchetti thực hiện (1959).

Bức tượng được đưa về từ Rome, đặt lên nền của bức tượng cũ trước đó là hình Giám ngục Adran dẫn theo hoàng tử Cảnh (con vua Càn Long). Biểu tượng hòa bình đã thay thế cho lời tuyên bố “bảo hộ, khai hóa Việt Nam”, đó chính là lí do mà nhà thờ có tên Nhà thờ Đức Bà từ đó.

Tượng đức mẹ Hòa Bình tại nhà thờ Đức Bà Sài Gòn

Những hoạt động nên làm khi đến nhà thờ đức bà

Tham quan nội thất nhà thờ

Mỗi góc kiến trúc nhà thờ đều cực đẹp và tinh xảo, mang phong cách châu Âu thời cổ. Nếu tới đây, bạn hãy dạo quanh khám phá bí mật trong nhà thờ Đức Bà Sài Gòn một lần. Nhà thờ Đức Bà mở cửa tất cả các ngày cho du khách tham quan. Người dân thành phố và nơi khác cũng có thể đến đây cầu nguyện.

Thưởng thức cà phê bệt Sài Gòn

Cà phế sữa đá, một thức uống không thể bỏ qua. Một cách để bạn khám phá một văn hóa bản địa đặc trưng của người Sài Thành. Còn gì tuyệt hơn khi đến nhà thờ, ghé qua góc vỉa hè, hàng cây gần đó, vừa nhâm nhi một tách cà phê Sài Gòn đúng điệu. Trong khi đó, vừa ngắm nhìn cả một công trình kiến trúc nhà thờ Đức Bà Sài Gòn thực đẹp.

Cà phê bệt nhà thờ Đức Bà Sài Gòn

Cho bồ câu ăn

Nếu đến thăm nhà thờ, bạn hãy chuẩn bị sẵn một chút vụn bánh mì hoặc hạt. Bởi ở đây sẽ có những chú chim bồ câu cực “hiếu khách”, sẵn sàng tới chào bạn và nhảy lên tay chơi đùa cùng bạn đó. Đây chắc chắn sẽ là một trải nghiệm hết sức thú vị khi tới nhà thờ Đức Bà.

Cho bồ câu ăn ở nhà thờ Đức Bà Sài Gòn

Trải nghiệm các món ăn vặt đặc sắc

Nhà thờ Đức Bà cực gần các con hẻm, các thiên đường ẩm thực của Sài Gòn. Nơi đây có vô vàn các món ăn vặt tuyệt hảo. Một số món bạn nên thử như bánh căn, bột chiên, súp cua, gỏi cuốn, bánh tráng trộn… Gợi ý cho các bạn một địa điểm cực đáng ghé qua đó là con hẻm 84 Nguyễn Du nhé.

Súp của ở nhà thờ Đức Bà Sài Gòn

Đi thử xích lô và khám phá thành phố

Từ nhà thờ, bạn có thể gọi ngay một chiếc xích lô. Bạn sẽ có một tour khám phá các địa điểm du lịch khác cũng cực nổi bật tại Sài Gòn rồi. Chắc chắn đây là một trải nghiệm thăm thú mà bạn rất đáng để thử một lần khi tới thành phố xinh đẹp này.

Trải nghiệm đi xích lô ở nhà thờ Đức Bà Sài Gòn

Thông tin cần biết trước khi ghé nhà thờ Đức Bà

Địa chỉ: số 01 Công Xã Paris, Bến Nghé, Quận 1, Hồ Chí Minh

Giờ mở cửa: 05h30 – 17h00

Vé vào cửa: Miễn phí

Thời gian tham quan: 90 phút – 2 tiếng

Hy vọng trên đây sẽ là những thông tin hữu ích. Giúp ích được bạn trước khi tham quan nhà thờ Đức Bà Sài Gòn. Chúc bạn có một chuyến khám phá Sài Gòn thật vui với nhiều trải nghiệm lý thú nhé!

Có thể bạn muốn xem