Kiến trúc Bưu điện TPHCM gây ấn tượng thế nào với du khách quốc tế

Bưu điện thành phố Hồ Chí Minh nằm trên đường Công trường Công xã Paris (quận 1). Hơn 1 thế kỷ hình thành với lối kiến trúc độc đáo, công trình được công nhận là điểm du lịch của thành phố vào cuối năm 2021. Phần mặt trước bưu điện được thiết kế, trang trí với nhiều chi tiết tinh xảo. Điểm nhấn là chiếc đồng hồ lớn trên cửa ra vào đến nay vẫn còn hoạt động, phía dưới có ghi năm xây dựng công trình (1886-1891). Kiến trúc tòa nhà có sự kết hợp giữa lối thiết kế mang dấu ấn phương Tây kết hợp với các nét trang trí phương Đông, do kiến trúc sư Villedieu thiết kế.

Bưu điện thành phố Hồ Chí Minh nằm trên đường Công trường Công xã Paris (quận 1). Hơn 1 thế kỷ hình thành với lối kiến trúc độc đáo, công trình được công nhận là điểm du lịch của thành phố vào cuối năm 2021.

Phần mặt trước bưu điện được thiết kế, trang trí với nhiều chi tiết tinh xảo. Điểm nhấn là chiếc đồng hồ lớn trên cửa ra vào đến nay vẫn còn hoạt động, phía dưới có ghi năm xây dựng công trình (1886-1891).

Kiến trúc tòa nhà có sự kết hợp giữa lối thiết kế mang dấu ấn phương Tây kết hợp với các nét trang trí phương Đông, do kiến trúc sư Villedieu thiết kế.

Mặt trước được trang trí với phù điêu và nhiều đường nét tinh xảo. Phía trên các ô cửa hình chữ nhật có ghi danh những nhà phát minh ra ngành điện tín và ngành điện của thế giới.

Bên trong sảnh lớn của tòa nhà có thiết kế mái vòm ấn tượng. Đây là một trong những lối kiến trúc cổ nổi tiếng của Pháp nói riêng và các nước phương Tây nói chung. Bưu điện hiện vẫn hoạt động đúng chức năng, phục vụ nhu cầu thư tín của người dân.

Hai bên tường trong sảnh có hai tấm bản đồ cổ mang tên Lignes télégraphiques du Sud Vietnam et du Cambodge, 1936 (Đường dây điện tín Nam Việt Nam và Cam Bốt, 1936) và Saigon et ses environs, 1892 (Sài Gòn và những vùng phụ cận, 1892).

Cận cảnh chùm đèn, quạt trần và những đường nét kiến trúc vẫn được giữ nguyên vẹn.

Sảnh chính là nơi giao dịch của khách hàng với các quầy dịch vụ của bưu điện.

Công trình hơn trăm năm tuổi được UBND TPHCM công nhận là điểm du lịch của thành phố cuối năm 2021. Sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát, nơi đây thu hút khá đông lượng khách đến tham quan mỗi ngày với khoảng 50% là khách nước ngoài.

Gia đình anh James David (du khách Pháp) ngồi nghỉ ngơi sau khi tham quan khu vực sảnh lớn phía trong tòa nhà. "Lần đầu tiên tôi đến đây. Tôi rất ấn tượng bởi lối thiết kế khá giống với những công trình cổ nơi quê nhà của chúng tôi", vị du khách nói.

Sau khi ngồi nghỉ chân, vợ anh James David tham quan, mua sắm một số vật phẩm lưu niệm được bày bán ở hai bên tầng trệt của tòa nhà. Chị cho biết khá ấn tượng với những món quà lưu niệm nhỏ nhắn nhưng rất xinh đẹp, kèm theo đó là thông điệp quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam.

"Chúng tôi thích đến đây để ngắm nhìn nét cổ kính, độc đáo của bưu điện. Thiết kế mang đậm nét văn hóa của người phương Tây, điều mà chúng tôi rất tự hào", một du khách người Anh, cho biết.

Nhóm du khách tham quan bưu điện và ngồi nghỉ ở sảnh chính. Phía sau là những cabin điện thoại công cộng hơn trăm năm tuổi, nay được chuyển đổi công năng làm phòng đặt máy rút tiền tự động (ATM).

Phần cửa chính vẫn giữ được lối thiết kế ban đầu dù trải qua một vài lần trùng tu, sơn sửa.

Khá đông bạn trẻ đến đây chụp ảnh và tham quan mỗi ngày. "Với lối kiến trúc xưa, em sẽ có được những bức ảnh đẹp và lạ mắt khiến bạn bè trầm trồ", bạn Ngọc Hà nói.

Bưu điện TPHCM nằm cạnh Nhà thờ Đức Bà, góp phần tạo thêm không gian kiến trúc có giá trị lịch sử, văn hóa đặc sắc cho khu vực trung tâm thành phố.

Có thể bạn muốn xem