Khám phá vẻ đẹp huyền bí của động, nghe tên đã thấy kiếm hiệp, truyện chưởng
Động Huyền Không tọa lạc trên đỉnh Thượng Thai - Đỉnh núi cao nhất trong dãy núi Ngũ Hành Sơn hùng vĩ. Ngũ Hành Sơn là một quần thể gồm 5 núi đá vôi nhô lên trên bãi cát ven biển: Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Hỏa Sơn và Thổ Sơn.
Với phong cảnh non nước hữu tình cùng những mỏm đá lớn rêu phong cổ kính, nơi đây là địa điểm được các vị cố nhân chọn xây dựng nhiều công trình kiến trúc độc đáo mang giá trị lịch sử của Đà Nẵng.
Động Huyền Không có vẻ đẹp huyền bí.
Du lịch Đà Nẵng: Hấp dẫn động Huyền Không - Thượng Thai, một trong dãy núi cao nhất của Ngũ Hành Sơn
Khi vừa bước vào động Huyền Không, du khách sẽ thấy ngay hai bên bậc cấp bước xuống động là tượng của các vị Thiện và Ác như nhắc nhở con người phải luôn thánh thiện, từ bi.
Ngay hai bên lối vào động sẽ có tượng của 4 vị Thiện và Ác như nhắc nhở con người phải luôn thánh thiện, từ bi.
Trên cao nhất là tượng Phật Thích Ca, được làm vào năm 1960 bởi nghệ nhân Nguyễn Chất, người nổi tiếng ở làng đá mỹ nghệ Non Nước. Bên dưới là bàn thờ Phật Địa Tạng Vương Bồ Tát. Bên trái động có đền thờ bà Ngọc Phi (bà Chúa Tiên), là nơi du khách đến cầu tài, cầu lộc; đền thờ bà Lồi Phi (Chúa Thượng Ngàn) được du khách đến cầu nguyện về sức khỏe và sự bình an.
Du lịch Đà Nẵng. Tượng Phật Thích Ca được nghệ nhân Nguyễn Chất điêu khắc vào năm 1960.
Sâu bên phải là đền Trang Nghiêm Tự cổ kính được xây dựng năm 1825, gồm ba gian. Gian chính thờ Phật Quan Âm, bên trái thờ 3 vị Thánh (gồm Quan Công, Quan Bình và Châu Xương) tượng trưng cho đức độ, trí dũng và lòng trung thành. Đặc biệt, gian bên phải thờ ông Tơ, bà Nguyệt, nơi các đôi trai gái đến cầu duyên, mong được Nguyệt Lão buộc sợi chỉ hồng trăm năm hạnh phúc.
Du lịch Đà Nẵng. Đền Trang Nghiêm Tự cổ kính được xây dựng năm 1825
Đền Trang Nghiêm Tự cổ kính được xây dựng năm 1825, gồm ba gian. Gian chính thờ Phật Quan Âm, bên trái thờ 3 vị Thánh (gồm Quan Công, Quan Bình và Châu Xương) tượng trưng cho đức độ, trí dũng và lòng trung thành. Đặc biệt, gian bên phải thờ ông Tơ, bà Nguyệt, nơi các đôi trai gái đến cầu duyên, mong được Nguyệt Lão buộc sợi chỉ hồng trăm năm hạnh phúc.
Du lịch Đà Nẵng. Bên trái động có đền thờ bà Ngọc Phi (bà Chúa Tiên), là nơi du khách đến cầu tài, cầu lộc được gắn biển thông báo khách tham quan đặt giày dép bên ngoài.
Du khách Hồ Thị Khánh Vy (SN 1996) chia sẻ: "Đến với động Huyền Không là đến với chốn thanh tịnh. Mình cảm thấy rất thanh bình khi bước vào động. Điều đặc biệt hơn là khi vào những địa điểm du lịch đẹp như thế này nhưng không cần phải tốn phí để mua vé".