Khám phá văn hóa đậm chất Trung Hoa

Thành phố Cần Thơ nổi tiếng với nhiều khu du lịch mang nét đẹp cổ điển, dân dã, đậm chất miền Tây Nam Bộ. Nơi đây còn thu hút khách du lịch bởi nền văn hóa, ẩm thực đặc sắc đa dạng. Chùa Ông Cần Thơ là một điểm đến lí tưởng cho nhiều du khách trong và ngoài nước. Điểm du lịch này nổi tiếng là công trình kiến trúc có lịch sử lâu đời hơn 100 năm và lưu giữ văn hóa Trung Hoa từ xa xưa. NỘI DUNG CHÍNH BÀI VIẾT     1. Vị trí của Chùa Ông Cần Thơ? Địa chỉ: số 32 Đường Hai Bà Trưng, Phường Tân An, quận Ninh Kiều, Thành phố

Thành phố Cần Thơ nổi tiếng với nhiều khu du lịch mang nét đẹp cổ điển, dân dã, đậm chất miền Tây Nam Bộ. Nơi đây còn thu hút khách du lịch bởi nền văn hóa, ẩm thực đặc sắc đa dạng. Chùa Ông Cần Thơ là một điểm đến lí tưởng cho nhiều du khách trong và ngoài nước.

Điểm du lịch này nổi tiếng là công trình kiến trúc có lịch sử lâu đời hơn 100 năm và lưu giữ văn hóa Trung Hoa từ xa xưa.

NỘI DUNG CHÍNH BÀI VIẾT

   

1. Vị trí của Chùa Ông Cần Thơ?

Địa chỉ: số 32 Đường Hai Bà Trưng, Phường Tân An, quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ

Chùa Ông hay Quảng Triệu Hội Quán là ngôi chùa cổ được người hoa xây dựng từ nhiều năm về trước. Đến năm 1993, nơi đây được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.

Chùa Ông được khởi công xây dựng năm 1894 và hoàn thành 2 năm sau đó, ngôi chùa là nơi sinh hoạt cộng đồng, tâm linh của cộng đồng người Hoa nên mang một chút văn hóa của người dân nơi đây.

2. Bao quát Chùa Ông ở mọi khía cạnh

Chùa Ông có vị trí trung tâm nổi bật giữa khu phố với kiến trúc cổ điển kết hợp đa dạng nhiều màu sắc trang trí khác nhau tạo điểm nhấn cho ngôi chùa.

Chùa có khuôn viên rộng lớn khép kín được thiết kế theo hình chữ Quốc với tường được xây bao quanh ôm lấy khuôn viên, ở giữa là sân giếng tô thêm vẻ đẹp bình dị, thanh tịnh nơi đây.

Chùa Ông Cần Thơ được thiết kế với một lối đi chính, không có cổng Tam quan . Trên lối đi được trang trí một bức hoành phi. Đông thời, tạo điểm nhấn cho chúng là những chiếc đèn lồng đỏ. Hai bên lối chính có hai khối tượng linh vật có hình dáng gần giống với con Nghê.

Một điểm rất riêng của Chùa Ông là mái ngói của chùa không cong cong như những ngôi chùa truyền thống mà dốc thẳng xuống dưới với chất liệu là ngói âm dương, trên nóc chùa còn đi kèm nhiều hình con vật được trang trí đẹp mắt như: cá chép hóa rồng, chim muông,….

Từng nét kiến trúc được xây dựng ở Chùa Ông đều có ý nghĩa tâm linh, bình an và nhân văn riêng biệt. Các mảng khảm được làm bằng gốm tráng men, các hình con vật rồng phượng,…đều tượng trưng cho sự an lành, thịnh vượng. Tổng thể bao quát Chùa Ông như một khối kiến trúc theo thuyết âm dương có từ lâu đời.

Toàn bộ kết cấu thiết kế trong chùa đều được làm hoàn toàn từ gỗ quý hiếm và cổ xưa. Từ những hàng cột chính đến cột quân, cột hiên đỡ mái,…đều được đẽo gọt cẩn thận và tỉ mỉ theo nhiều hình khối khác nhau.

Tất cả những nguyên liệu để xây dựng ngôi chùa đều được người Hoa tự mình vận chuyển từ Quảng Đông sang, không chỉ vậy mà nhiều đồ thờ, đồ trang trí chùa cũng phần lớn có nguồn gốc từ Trung Quốc. Tuy vậy nhưng văn hóa tâm linh, thờ cúng lại mang màu sắc người Việt nhiều hơn do tác động của con người, thời gian.

Ngôi chùa được giữ gìn rất cẩn thận và chu đáo, tất cả đồ vật nơi đây luôn sạch sẽ và uy nghiêm, mọi thứ có nhiều màu sắc trang trí tạo nên một bức tranh văn hóa Trung Hoa cực độc đáo. Chùa được trang trí tương đối nhiều hương vong lớn nhỏ khác nhau làm nên một hình ảnh đặc biệt rất thú vị.

Chùa Ông Cần Thơ với tên gọi mang hàm ý của người cổ xưa, ám chỉ là nơi tụ họp những con người của quê hương lại với nhau. Như một địa điểm nhằm gắn kết, cảm thông sẻ chia giúp đỡ lẫn nhau của những người con xa xứ.

Có thể nói đây là biểu tượng của sự đoàn kết, gắn bó của những người con một nhà Trung Hoa. Những người đầu tiên đặt chân đến và xây dựng ngôi chùa là những người từng được chúa Nguyễn bảo hộ và tạo điều kiện sống trong hoàn cảnh khó khăn.

Nếu đi sâu vào trong sân, sẽ thấy điều quan trọng nhất của ngôi chùa. Đây là ngôi chùa thờ cúng Ông Bổn và Mã Tiền tướng quân với mục đích thể hiện sự biết ơn tới những người đã có nhiều công lao trong việc bảo vệ và giúp đỡ cộng đồng người Hoa tha phương cực lạc.

Đi sâu tiếp vào bên trong sẽ thấy chính điện thờ Quan Thánh Đế, Quan Thế Âm Bồ Tát, …Đặc biệt là bức tượng của Quan Công, uy phong, tượng đã nói lên những những phẩm chất đạo đức cao quý của một nhân vật một thời oai phong, nổi tiếng nhân nghĩa, anh dũng.

Chùa Ông Cần Thơ nổi tiếng bởi nét đẹp văn hóa Trung Hoa cổ đại, Chùa là biểu tượng của sự đoàn kết, gắn bó yêu thương lẫn nhau của cộng đồng người Hoa tại Việt Nam.

Những giá trị văn hóa tinh thần đó đã góp phần tạo nên giá trị khác biệt không giống bất kì ngôi chùa nào khác. Chùa đã có một vai trò rất quan trọng trong việc giao lưu, đa dạng văn hóa giữa các nước.

Văn hóa thờ cúng tâm linh ở Chùa Ông cũng giống như nhiều ngôi chùa khác ở nước ta, chỉ có điều chùa có thêm một số ngày lễ khác để tưởng nhớ và thể hiện sự biết ơn với những người đã có công lao trong việc xây dựng cộng đồng, tạo sự đoàn kết cho người Trung Hoa ở Việt Nam.

Vào những ngày lễ lớn có rất nhiều người ở nhiều nơi đã đổ về thăm chùa, tỏ lòng thành kính với giá trị văn hóa đặc sắc Trung Hoa. Những ngày này thường rất đông, từ bao giờ nơi đây như là một điểm đến thu hút khách du lịch cả trong và ngoài nước.

Nếu có dịp về Cần Thơ thì bạn đừng quên ghé thăm ngôi chùa Ông Cần Thơ mang nét đẹp văn hóa Trung Hoa này nhé. Chắc chắn rằng bạn sẽ được biết thêm nhiều điều mới lạ và thú vị khi đến tham quan ở đây.

Mong rằng qua bài viết này bạn sẽ có thêm sự lựa chọn cho kì nghỉ dưỡng sắp tới cùng những người thân yêu.

Xuân Trinh

Có thể bạn muốn xem