web stats

Khám phá những khu rừng đom đóm đẹp lung linh như xứ cổ tích

Đom đóm là một chủ đề được nhiều nhiếp ảnh gia khai thác. Ánh sáng lung linh của đàn đom đóm trong đêm đen tạo nên khung cảnh mơ hồ tựa chốn cổ tích. Dù vậy, kỹ thuật và công sức bỏ ra để đem về một bức hình đom đóm đẹp hoàn toàn không phải chuyện đơn giản. Trong ảnh, nhiếp ảnh gia Nomiyama chụp tại đảo Shikoku (Nhật Bản) với tốc độ màn trập khoảng 5-15 phút. Ảnh: Kei Nomiyama/Barcroft Media. Ở Nhật Bản, đom đóm mang nhiều tầng ý nghĩa đặc biệt. Trong tiếng Nhật, đom đóm còn được gọi là "hotaru", thường xuất hiện trong thơ ca như một ẩn dụ cho tình yêu mãnh liệt. Ánh

Đom đóm là một chủ đề được nhiều nhiếp ảnh gia khai thác. Ánh sáng lung linh của đàn đom đóm trong đêm đen tạo nên khung cảnh mơ hồ tựa chốn cổ tích. Dù vậy, kỹ thuật và công sức bỏ ra để đem về một bức hình đom đóm đẹp hoàn toàn không phải chuyện đơn giản. Trong ảnh, nhiếp ảnh gia Nomiyama chụp tại đảo Shikoku (Nhật Bản) với tốc độ màn trập khoảng 5-15 phút. Ảnh: Kei Nomiyama/Barcroft Media.

Ở Nhật Bản, đom đóm mang nhiều tầng ý nghĩa đặc biệt. Trong tiếng Nhật, đom đóm còn được gọi là "hotaru", thường xuất hiện trong thơ ca như một ẩn dụ cho tình yêu mãnh liệt. Ánh sáng của nó còn tượng trưng cho linh hồn những binh sĩ đã chết ngoài chiến trường. Người dân xứ anh đào còn hay tổ chức những buổi "hotaru-gari" (ngắm đom đóm). Tuy nhiên, số lượng loài này đã giảm đi đáng kể vì vấn đề ô nhiễm môi trường. Ảnh: Kei Nomiyama/Barcroft Media.

Đom đóm phát sáng nhờ một bộ phận gọi là "đèn lồng" ở trong bụng. Theo các nhà khoa học, ánh sáng nhấp nháy đom đóm phát ra có tác dụng giao tiếp và cảnh báo nguy cơ tấn công. Không phải loại đom đóm nào cũng phát ra ánh sáng. Nhật Bản có tới 45 loại đom đóm nhưng chỉ 14 trong số này có khả năng phát sáng. Ảnh: iStock.

Đom đóm thường sống trong những môi trường sạch sẽ như các cánh rừng, đồi núi. Ảnh: iStock.

Bức ảnh được Philip Fong chụp tại công viên Tatsuno Hotarudoyo (Nhật Bản) vào 16/6. Giữa tháng 6 hàng năm, công viên thường tổ chức lễ hội đom đóm. Tuy nhiên, hoạt động này đã bị tạm ngưng trong năm nay vì dịch Covid-19. Ảnh: Philip FONG/AFP.

Các nhiếp ảnh gia thường sử dụng kỹ thuật phơi sáng và ghép nhiều ảnh. Số ảnh được ghép có thể khoảng 60 cái. Một số bức hình thậm chí được tạo thành từ hơn 800 tấm ảnh. Số lượng tấm ảnh được ghép sẽ ảnh hưởng đến hình dáng của những vệt sáng. Trong ảnh, người dân chiêm ngưỡng đom đóm tại công viên Wuhan Jiufeng (Trung Quốc) vào 4/6. Ảnh: Miao Jian/Visual China Group via Getty Images.

Đom đóm phát sáng trên ngọn cây ở Ấn Độ. Ảnh được nhiếp ảnh gia Pratik Chorge chụp vào 3/6. Ảnh: Pratik Chorge/Hindustan Times via Getty Images.

Sau khi hậu kỳ, những vệt sáng đom đóm trong đêm tạo thành một vệt dài trên mặt hồ tựa như dải ngân hà. Ảnh: Kei Nomiyama/Barcroft Media.

"Vũ điệu ánh sáng" là tên bức ảnh của Paola Visone, chụp tại rừng Cuma (Italy). Ảnh: Paola Visone.

Kei Nomiyama, nhiếp ảnh gia 37 tuổi, luôn dành thời gian ghé thăm đảo Shikoku để chụp lại khoảnh khắc hàng nghìn con đom đóm tỏa sáng rực rỡ trong rừng. Ảnh: Kei Nomiyama/Barcroft Media.

Có thể bạn muốn xem