web stats

Khám phá những điều thú vị về Tết Trung thu ở các nước châu Á, có gì khác nhau?

1. Tết Trung thu ở Việt Nam Theo phong tục người Việt mỗi dịp Trung thu, mọi người sẽ làm cỗ cúng gia tiên, tối đến bày cỗ bánh để thưởng nguyệt. Hai loại bánh đặc trưng phải kể tới bánh nướng và bánh dẻo với vị ngon khó cưỡng.  Ngoài ra, đây là ngày Tết dành cho thiếu nhi nên vào đêm rằm tất nhiên sẽ có nhiều hoạt động vui chơi. Các trò chơi dân gian, các chương trình văn nghệ rộn rã. Người Việt cũng tổ chức múa lân trong dịp này. Hình tượng con lân tượng trưng cho điềm lành, sự may mắn, thịnh vượng. Tết Trung thu 2020 ở mỗi nơi sẽ mang một nét văn

1. Tết Trung thu ở Việt Nam

Theo phong tục người Việt mỗi dịp Trung thu, mọi người sẽ làm cỗ cúng gia tiên, tối đến bày cỗ bánh để thưởng nguyệt. Hai loại bánh đặc trưng phải kể tới bánh nướng và bánh dẻo với vị ngon khó cưỡng. 

Ngoài ra, đây là ngày Tết dành cho thiếu nhi nên vào đêm rằm tất nhiên sẽ có nhiều hoạt động vui chơi. Các trò chơi dân gian, các chương trình văn nghệ rộn rã. Người Việt cũng tổ chức múa lân trong dịp này. Hình tượng con lân tượng trưng cho điềm lành, sự may mắn, thịnh vượng.

Tết Trung thu 2020 ở mỗi nơi sẽ mang một nét văn hóa đặc trưng khác nhau. Nhưng chung quy vẫn là dịp đoàn viên, gắn kết tình cảm gia đình. Và sẽ thật ý nghĩa nếu bạn có thể tự tay vào bếp làm những món bánh truyền thống để dâng lên đất trời, tổ tiên. Hay dành tặng những người mà mình yêu thương.

2. Tết Trung thu Hàn Quốc

Tết Trung thu ở Hàn Quốc có tên gọi là Chuseok, diễn ra vào ngày 15/8 âm lịch. Người dân sẽ được nghỉ ngơi, vui chơi thỏa thích trong 3 ngày như Tết Nguyên Đán ở Việt Nam. 

Xét về nghĩa đen, Chuseok là “đêm mùa Thu” – đêm trăng rằm đẹp nhất trong năm. Ngoài ra, vì ngày lễ này đúng vào mùa thu hoạch lúa và các nông sản khác nên còn mang ý nghĩa là “lễ thu hoạch” hay hội mùa. 

Người dân xứ sở kim chi sẽ sử dụng các sản phẩm mới thu hoạch được như thịt, cá, rau quả, bánh gạo… để chế biến thành các món ăn kính dâng lên tổ tiên. Trong đó không thể quên món bánh trung thu Songpyeon hình bán nguyệt. Bánh làm từ gạo nếp có màu sắc bắt mắt và phần nhân đa dạng như vừng, đậu đỏ, đậu xanh, hạt dẻ,… Đặc biệt còn có tục tảo mộ vào dịp Tết này để biết ơn những thế hệ đi trước.

3. Tết Trung thu ở Nhật Bản

Tết Trung thu ở Nhật Bản đã có từ hơn 1000 năm trước. Và sẽ được tổ chức 2 lần/năm vào ngày 15/8 âm lịch và ngày 13/9 âm lịch. Ngày lễ đầu tiên – Zyuyoga gắn liền với phong tục ngắm trăng Otsukimi “Đêm 15”. Ngày thứ hai – Zyusanya được gọi là “trăng sau” hay “Đêm 13″. Theo quan niệm của người Nhật, để tránh những điều không may thì nhất định phải ngắm trăng trong cả hai đêm này.  

Các phong tục truyền thống phải kể đến trang trí nhà bằng cỏ susuki (cỏ bông bạc hoặc cỏ mèo). Chuẩn bị bánh gạo nếp Tsukimi-Dango, Edamame (đậu nành luộc), hạt dẻ… Người dân sẽ bày thành một mâm lớn trước nhà để vừa thưởng thức vừa ngắm trăng, chuyện trò. Trẻ nhỏ thì được cha mẹ sắm cho những chiếc đèn lồng hình cá chép để rước đèn. Loại đèn này tượng trưng cho lòng can đảm, nhất là với các bé trai.

4. Tết Trung thu Trung Quốc

Đây là lễ hội lớn thứ hai tại Trung Quốc. Theo truyền thống, người dân sẽ trở về bên gia đình, cùng ăn tối và chiêm ngưỡng mặt trăng tròn vành vạnh, nhâm nhi bánh trái. Hơn hết là thầm cầu chúc những điều may mắn đến nhau. Thú vị hơn, mọi người có thể cùng nhau thả đèn hoa đăng cạnh bờ sông hoặc thả đèn lồng Khổng Minh lên trời. Và thỏa sức ngắm nhìn sự lung linh, huyền ảo của đêm trăng rằm.

5. Tết trung thu Thái Lan

Bánh bao đào tiên-“bánh trung thu” của Thái Lan

Tết Trung thu ở Thái Lan được gọi là “lễ cầu trăng”, tổ chức vào đúng ngày 15/8 âm lịch. Trong đêm Trung thu ở Thái, tất cả già trẻ gái trai đều phải tham gia lễ cúng trăng, mọi người sẽ ngồi quây quần bên bàn thờ Quan Thế Âm Bồ Tát và Bát Tiên để cầu nguyện những điều tốt đẹp nhất.

Phía trên bàn thờ sẽ bày quả đào và bánh Trung thu. Người Thái tin làm vậy Bát Tiên sẽ giúp mang đào tới cung trăng để chúc thọ Quan Âm, và các vị thần tiên sẽ ban phước lành cho mọi người.

Bởi vậy, bánh Trung Thu ở Thái Lan có hình dạng giống quả đào. Trong ngày này, người Thái cũng thường ăn bưởi – loại quả tượng trưng cho sự viên mãn, xum vầy và ngọt ngào.

6. Tết trung thu Philippines

Bánh nướng trong dịp tết Trung Thu của người Philipines

Tết Trung thu ở Philippines thường được tổ chức và lưu truyền bởi những người gốc Hoa sinh sống và làm việc tại nước bản địa. Trong ngày Tết Trung thu, người gốc Hoa sống ở Philippines thường làm bánh trung thu rồi chia sẻ cho tất cả người thân, bạn bè và hàng xóm của mình.

Bánh trung thu ở Philippines thường được gọi là Hopia (bánh nướng ngon), gồm nhiều phiên bản như hopiang mungo (bán nướng đậu xanh), hopiang baboy (bánh nướng thịt heo), hopiang Hapon (Bánh nướng Nhật Bản), hopiang ube (bánh nướng khoai lang tím)…

Ngoài ra, trong ngày tết ngắm trăng, người Philippines tham gia vào một trò chơi có tên là Xúc xắc trung thu.

Có thể bạn muốn xem