Khám phá nét đẹp văn hóa vùng cao độc đáo nơi chợ phiên Cao Bằng

Từ lâu, chợ phiên không chỉ là nơi buôn bán hay trao đổi hàng hóa mà còn là “bảo tàng sống” tái hiện đời sống văn hóa độc đáo của các dân tộc khác nhau, chợ phiên Cao Bằng cũng không phải ngoại lệ, đây là điểm đến không thể bỏ qua của các du khách khi đến thăm vùng đất xinh đẹp này. Nét độc đáo của chợ phiên Cao Bằng  Các phiên chợ ở Cao Bằng không phô trương, không cầu kỳ, chỉ mộc mạc và dung dị là những sạp hàng nhỏ bằng tre nứa bày đầy ở dọc hai bên lối đi, nhưng vì ở đây người dân không quá đông đúc, bình thường lại luôn

Từ lâu, chợ phiên không chỉ là nơi buôn bán hay trao đổi hàng hóa mà còn là “bảo tàng sống” tái hiện đời sống văn hóa độc đáo của các dân tộc khác nhau, chợ phiên Cao Bằng cũng không phải ngoại lệ, đây là điểm đến không thể bỏ qua của các du khách khi đến thăm vùng đất xinh đẹp này.

Nét độc đáo của chợ phiên Cao Bằng 

Các phiên chợ ở Cao Bằng không phô trương, không cầu kỳ, chỉ mộc mạc và dung dị là những sạp hàng nhỏ bằng tre nứa bày đầy ở dọc hai bên lối đi, nhưng vì ở đây người dân không quá đông đúc, bình thường lại luôn tất bật với công việc, nên chỉ khi diễn ra chợ phiên thì họ mới có cơ hội được gặp nhau. Vì thế, vào những dịp này dòng người từ khắp các thung lũng hay trên những ngọn đồi đổ về làm rộn ràng, náo nhiệt cả một vùng.

Mọi người kéo nhau đi chợ rất đông (Ảnh @farwegotravelvietnam)

Đặc biệt, mỗi một người đến với chợ đều sẽ có những mục đích khác nhau: người thì đến để mua lương thực, thực phẩm về dự trữ, người đem bán những sản phẩm gia đình tự làm ra, người thì đến gặp nhau trao đổi tâm tình, khách du lịch thì đến để khám phá nét văn hóa độc đáo vùng cao…tất cả tạo nên một sức hút không thể cưỡng lại được.

Hơn nữa, chợ phiên Cao Bằng còn là nơi mà các chàng trai, cô gái hẹn hò, tán tỉnh nhau. Lúc này, họ sẽ khoác lên mình bộ trang phục dân tộc truyền thống đẹp nhất, mới nhất và rực rỡ nhất, rồi thi triển những điệu múa mềm mại, uyển chuyển và quyễn rũ, lời hát thánh thót trong veo hay những tiếng khèn điêu luyện…để gây ấn tượng với người thương. Cứ thế, họ “say” nhau và nên duyên với nhau, tạo thành một câu chuyện tình đẹp lưu danh muôn thuở, khiến khiến người người ngưỡng mộ.

Nơi các chàng trai cô gái nên duyên

Ngoài ra, vì là sự kiện thu hút nhiều người tham gia nhất nhì trong tỉnh, nên đây cũng là dịp mà các cơ quan chức năng có thể dễ dàng tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà Nước, qua đó nâng cao nhân thức của người dân trong vùng.

Những sản phẩm đặc sắc tại chợ phiên Cao Bằng

Không như các khu chợ miền xuôi bày bán đầy những sản phẩm công nghiệp hiện đại, những món hàng thiết kế thanh lịch hay thậm chí là cả những đồ hiệu sang chảnh, chợ phiên vùng cao nói chung và chợ phiên Cao Bằng nói riêng lại chỉ có những sản phẩm mang theo hơi thở cuộc sống của người dân vùng cao và được đúc kết từ những tinh hoa trong lao động của họ.

Điển hình trong đó là những sạp hàng thổ cẩm rực rỡ màu sắc của người Mông, người Nùng, với những bộ váy thướt tha, chiếc chăn mềm mại hay chiếc túi xách xinh xinh…; là những nhạc cụ truyền thống được làm bằng tre, nữa hay đồng như: khèn, sáo, chiêng…và là cả những dụng cụ phục vụ lao động hàng ngày như: dao, gùi, lưỡi mác hay liềm… 

(Ảnh @joliemee_boutique)

Chuyên bán câc sản phẩm thủ công của người dân (Ảnh @jin.lmt)

Ngoài ra, loại sản phẩm mà đa số mọi người đều hướng đến nên không thể thiếu ở các phiên chợ Cao Bằng là lương thực thực phẩm như: gạo, khoai, ngô, thịt, cá và các loại rau rừng…được người dân tự tay nuôi trồng và chăm bẵm, cực kỳ sạch sẽ, thơm ngon và đảm bảo.

Thực phẩm dồi dào (Ảnh @namduong10_)

Cùng với đó là những món đặc sản để du khách có thể mua quà về sau chuyến du lịch Cao Bằng như: bánh khảo, bánh chè lam, lạp sườn hun khói, thịt bò gác bếp, miến dong và chè giảo cổ lam…Tuy nhiên, sẽ có những món bạn chỉ có thể mua theo mùa như: mận, lê vào mùa hè, hạt dẻ Trùng Khánh vào mùa thu và quýt vào dịp cận tết…

Song, điểm đặc biệt nhất tại chợ phiên Cao Bằng có lẽ chính là những hàng quán bán đồ ăn ngay tại chỗ, với những làn khói nghi ngút đưa theo hương thơm nức mũi bay khắp không gian, cuốn hút mọi người ngay từ xa, khiến ai cũng không thể không dừng chân lại để thưởng thức.

Những món bánh thơm ngon (Ảnh @justinle8x)

Một số những món ăn mà bạn nên thử tại đây là: phở chua với đa dạng các topping như: ba chỉ rán, gà luộc, lạp sườn rán, vịt quay…; bánh cuốn Cao Bằng ăn với nước canh xương ngọt thanh đậm đà, ngũ sắc dẻo thơm đẹp mắt được gói trong lá chuối xanh, bánh ngải cứu, bánh dày, bánh ngô, bánh áp chao, bánh coóng phù, bánh trứng kiến, mèn mén độc đáo, hay chè thập cẩm và thạch trắng thanh mát làm từ quà mác púp… 

Món xôi ngũ sắc bắt mắt (Ảnh @maistaywild)

Lịch họp chợ phiên Cao Bằng

Thông thường các chợ phiên ở Cao Bằng cứ cách 5 ngày sẽ họp 1 lần, cụ thể:

Ở Trùng Khánh 

Chợ huyện họp vào ngày 5, 10, 15, 20, và 25 âm lịch hàng tháng.

Chợ Pò Tấu họp vào ngày 1, 6, 11, 16, 21 và 26 âm lịch hàng tháng.

Chợ Pò Peo và Bản Rạ họp vào ngày 4, 9, 14, 19, 24 và 29 âm lịch hàng tháng.

Chợ Đình Phong họp vào ngày 3, 9, 13, 18, 23 và 28 âm lịch hàng tháng.

Chợ Thông Huề họp vào ngày 2, 7, 12, 17, 22 và 27 âm lịch hàng tháng.

Ở Quảng Uyên 

Chợ huyện họp vào ngày 1, 6, 11, 16, 21 và 26 âm lịch hàng tháng.

Chợ Đống Đa họp vào ngày 5, 10, 15, 20 và 25 âm lịch hàng tháng.

Chợ Háng Châu họp vào ngày 3, 8, 13, 18, 23 và 28 âm lịch hàng tháng.

Ở Trà Lĩnh 

Chợ Trà Lĩnh họp vào ngày 4, 9, 14, 19, 24 và 29 âm lịch hàng tháng.

Chợ Bản Ngắn họp vào ngày 3, 8, 13, 18, 23 và 28 âm lịch hàng tháng.

Ở Bảo Lâm 

Chợ huyện và chợ Nà Pồng đều họp vào ngày 5, 10, 15, 20 và 25 âm lịch hàng tháng.

Ở Bảo Lạc 

Chợ Bản Bó và Cốc Pàng đều họp vào ngày 4, 9, 14, 19, 24 và 29 âm lịch hàng tháng.

Ở Nguyên Bình 

Chợ huyện họp vào ngày 3, 8, 13, 18, 23 và 28 âm lịch hàng tháng.

Chợ Tĩnh Túc họp vào ngày 3, 5, 10, 15, 20, 25 và 30 âm lịch hàng tháng.

Chợ Nà Bao họp vào ngày 3, 4, 9, 14, 19, 24 và 29 âm lịch hàng tháng.

Ở Hà Quảng 

Chợ Nà Giàng họp vào ngày 1, 6, 11, 16, 21 và 26 âm lịch hàng tháng.

Chợ Bản Giới họp vào ngày 5, 10, 15, 20, 25 và 30 âm lịch hàng tháng.

Chợ Sóc Hà và Tổng Cọt họp vào ngày 2, 7, 12, 17, 22 và 27 âm lịch hàng tháng.

Chợ Nặm Nhũng họp vào ngày 4, 9, 14, 19, 24 và 29 âm lịch hàng tháng.

Ở Thông Nông 

Chợ Háng Tháng họp vào ngày 1, 6, 11, 16, 21 và 26 âm lịch hàng tháng.

Chợ Bó Gai họp vào ngày 2, 7, 12, 17, 22 và 27 âm lịch hàng tháng.

Chợ Táp Ná họp vào ngày 4, 9, 14, 19, 24 và 29 âm lịch hàng tháng.

Ở Hòa An 

Chợ Nước Hai họp vào ngày 3, 8, 13, 18, 23 và 28 âm lịch hàng tháng.

Chợ Cao Bình họp vào ngày 3, 5, 10, 15, 20, 25 và 30 âm lịch hàng tháng.

Chợ Án Lại họp vào ngày 3, 8, 13, 18, 23 và 28 âm lịch hàng tháng.

Ở Phục Hòa 

Chợ Cách Linh họp vào ngày 4, 9, 14, 19, 24 và 29 âm lịch hàng tháng.

Chợ huyện họp vào ngày 3, 8, 18, 18, 23 và 28 âm lịch hàng tháng.

Ở Hạ Lang 

Chợ huyện họp vào ngày 5, 10, 15, 20 và 25 âm lịch hàng tháng.

Chợ Bằng Ca họp vào ngày 3, 8, 13, 18, 23 và 28 âm lịch hàng tháng.

Chợ Thị Hoa họp vào ngày 4, 9, 14, 19, 24 và 29 âm lịch hàng tháng.

Ở Thạch An 

Chợ huyện và Nà Cốc họp vào ngày 1, 6, 11, 16, 21 và 26 âm lịch hàng tháng.

Chợ Nặm Nàng họp vào ngày 2, 7, 12, 17, 22 và 27 âm lịch hàng tháng.

Ngày nay, mặc cho cuộc sống có nhiều đổi thay thì chợ phiên Cao Bằng vẫn giữ nguyên được những bản sắc văn hóa truyền thống tự bao đời, lưu giữ những nét đẹp rất riêng của đồng bào vùng cao, vì vậy nếu đi du lịch Cao Bằng mà bỏ qua hoạt động này thì quả thật là vô cùng thiếu sót đấy nhé.

Thúy Quỳnh (Tổng hợp) - GTOPVN.com.vn

Ảnh: Internet

Có thể bạn muốn xem