Hội Xuân Cúc Phương lần đầu tổ chức

Hội Xuân Cúc Phương lần đầu tổ chức Ninh BìnhDu khách có cơ hội tìm hiểu các hoạt động đón tết người Mường, khám phá mê cung gần 3.000 m2 từ tre, luồng, đồ tái chế. "Hội Xuân Cúc Phương 2021" với chủ đề "Thêm xanh cho cánh rừng già" do Vườn Quốc gia Cúc Phương tổ chức từ 3/2 (23 tháng Chạp năm Canh Tý) đến 26/2 (15 tháng Giêng năm Tân Sửu) tại hồ Mạc. Chuỗi sự kiện bao gồm các hoạt động trước và trong Tết Nguyên Đán, là lựa chọn mới du khách bên cạnh các điểm du lịch Tràng An - Bái Đính, Hang Múa...Mê cung "Kỳ thú Cúc Phương" là tâm điểm của hội xuân, hoạt động suốt thời gian diễn ra lễ hội. Mô hình thiết kế hình cánh bướm, có quy mô gần 3.000 m2, sử dụng vật liệu thân thiện từ tre, luồng, đồ tái chế. 5 phần của...

Ninh BìnhDu khách có cơ hội tìm hiểu các hoạt động đón tết người Mường, khám phá mê cung gần 3.000 m2 từ tre, luồng, đồ tái chế.

"Hội Xuân Cúc Phương 2021" với chủ đề "Thêm xanh cho cánh rừng già" do Vườn Quốc gia Cúc Phương tổ chức từ 3/2 (23 tháng Chạp năm Canh Tý) đến 26/2 (15 tháng Giêng năm Tân Sửu) tại hồ Mạc. Chuỗi sự kiện bao gồm các hoạt động trước và trong Tết Nguyên Đán, là lựa chọn mới du khách bên cạnh các điểm du lịch Tràng An - Bái Đính, Hang Múa...

Mê cung "Kỳ thú Cúc Phương" là tâm điểm của hội xuân, hoạt động suốt thời gian diễn ra lễ hội. Mô hình thiết kế hình cánh bướm, có quy mô gần 3.000 m2, sử dụng vật liệu thân thiện từ tre, luồng, đồ tái chế. 5 phần của mê cung mang 5 chủ đề khác nhau, lấy cảm hứng từ rừng già. Phía trong trang trí, sắp đặt chủ yếu bằng hình ảnh, tác động tới thị giác người xem.

Hệ sinh thái xanh trong Vườn Quốc gia Cúc Phương - địa điểm tổ chức Hội Xuân. Ảnh: Kiều Dương.

Hệ sinh thái xanh trong Vườn Quốc gia Cúc Phương. Ảnh: Kiều Dương

Ngày 4/2 tức 23 tháng Chạp, hội xuân tổ chức các trò chơi dân gian như ném còn, đu tiên, bập bênh, cà kheo... Du khách có cơ hội khám phá nét đặc sắc của dân tộc Mường như lễ cúng thầy Mo, nghi thức dựng cây nêu truyền thống hoặc gói bánh chưng...

Khách tham quan tới đây cùng khai bút bằng những lời chúc cho Cúc Phương năm mới. treo lên Cây ước nguyện. Sau Tết, cây sẽ được đặt tại Trung tâm du khách của Vườn để khách tham quan tiếp tục tương tác.

Từ ngày 14 -15/2 (mùng 3 và 4 Tết), workshop Vạn sắc màu - Một tình yêu do nhóm Ký họa Di sản Đô thị Hà Nội tổ chức để sáng tác bức tranh khổ lớn, mang thông điệp bảo vệ thiên nhiên Cúc Phương. Buổi tối là dạ hội thời trang bằng những vật liệu tái chế mang thông điệp bảo vệ môi trường.

Công tác chuẩn bị cho Hội Xuân Cúc Phương đang dần hoàn tất. Ảnh: Vườn Quốc gia Cúc Phương

Công tác chuẩn bị cho Hội Xuân Cúc Phương đang dần hoàn tất. Ảnh: Vườn Quốc gia Cúc Phương

Ông Đỗ Hồng Hải, Phó giám đốc Trung tâm Giáo dục Môi trường và dịch vụ Vườn Quốc gia Cúc Phương cho biết, công tác chuẩn bị đang dần hoàn tất. Để đảm bảo công tác phòng chống Covid-19, đội kiểm tra được bố trí từ cổng vào, đo thân nhiệt, sát khuẩn. "Dựa trên tình hình kiểm soát Covid-19 tốt, du khách không bắt buộc đeo khẩu trang suốt thời gian tham quan", ông nói.

Du khách tới Hội Xuân Cúc Phương mua vé tham quan vườn quốc gia. Giá vé người lớn là 60.000 đồng; học sinh, sinh viên 20.000 đồng; trẻ nhỏ 10.000 đồng. Du khách có thể chuẩn bị đồ ăn, hoặc đặt bữa trưa tại chỗ, mức giá khoảng 200.000 đồng mỗi người.

Để chuyến đi trọn vẹn, du khách nên phân bố thời gian hợp lý để tham quan hội xuân trong buổi sáng. Buổi chiều kết hợp tham quan thêm các điểm như Trung tâm bảo tồn tê tê, rùa; Vườn thực vật; động Người Xưa; Bảo tàng Cúc Phương... Từ Hà Nội, thời gian xuất phát hợp lý là khoảng 5h, theo hướng cao tốc Hà Nội - Ninh Bình. Nếu lưu trú qua đêm, du khách có thể đăng ký các tour khám phá thiên nhiên do Vườn Quốc gia Cúc Phương tổ chức, chi phí từ 500.000 đến 1.000.000 đồng.

Ngọc Diệp

Có thể bạn muốn xem