web stats

Hiền quá bị coi thường có đúng không?

Ở đời ai chẳng muốn mình được chung sống với một người tử tế, hiền lành và biết điều. Cứ ngỡ đó là điểm mạnh cần phát huy để cuộc sống trở nên tươi đẹp. Ai ngờ sự hiền lành của bản thân lại là nhược điểm để người khác chà đạp và sỉ nhục. Phải chăng hiền quá bị coi thường, hiền quá cũng là một cái tội. Làm người nhất định phải sống chừng mực, hãy để mọi thứ trở nên vừa đủ. Hiền quá bị coi thường có đúng không? Thực sự hiền quá bị coi thường các bác ạ! Chẳng ai muốn mình trở nên độc ác hay tàn nhẫn. Tuy nhiên chính sự coi thường

Ở đời ai chẳng muốn mình được chung sống với một người tử tế, hiền lành và biết điều. Cứ ngỡ đó là điểm mạnh cần phát huy để cuộc sống trở nên tươi đẹp. Ai ngờ sự hiền lành của bản thân lại là nhược điểm để người khác chà đạp và sỉ nhục. Phải chăng hiền quá bị coi thường, hiền quá cũng là một cái tội. Làm người nhất định phải sống chừng mực, hãy để mọi thứ trở nên vừa đủ.

Hiền quá bị coi thường có đúng không?

Thực sự hiền quá bị coi thường các bác ạ! Chẳng ai muốn mình trở nên độc ác hay tàn nhẫn. Tuy nhiên chính sự coi thường trong ánh mắt của người khác đã biến một con người lương thiện trở nên vô tâm và lạnh lùng.

Trong cuộc sống, đôi khi bạn hiền quá hóa ngu bị người khác dắt mũi mà không hề hay biết. Hiền quá khiến người khác nghĩ mình khờ dại, muốn nói sao cũng được. Vì  thế đã làm người, bạn nhất định phải sống chừng mực, hãy để mọi thứ trở nên vừa đủ. Gặp người hiền thì mình hiền, gặp người ác thì mình phải ác. Chớ không lại bảo mình ngu.

Sống ở đời, bạn nên biết trước biết sai, sống phước đức mặc sức mà hưởng. Thế nhưng xin bạn đừng sống tốt quá mức không kẻo bị người khác lợi dụng. Một khi bạn không hài lòng thì  hãy phản bác và lấy lại chủ kiến của bản thân. Đừng bao giờ phải sống “răm rắp” nghe theo lời của người khác.

Người xưa có câu: “Nước trong thì không có cá, người tốt quá thì không có ai chơi”. Quả thật không sai các bác ạ! Bởi vậy bạn đừng bao giờ sống tốt, cần phải có hỉ – nộ – ái – ố. Khi gặp chuyện bất bình phải lên tiếng, phải nóng giận và đáp trả lại. Đừng bao giờ im lặng và nhẫn nhịn quá lâu, bởi nó sẽ biến bạn trở thành trò cười của người khác. Đừng hiền quá hóa ngu, hiền lành quá mức khiến người khác nghĩ bạn bị điên, bị khùng.

Hãy nhớ rằng, chỉ đối xử tốt với những người tốt với mình, với những người không làm tổn thương mình. Còn những người hãm hại bạn thì đừng ngại đáp trả và báo thù. Đời người ngắn lắm, đừng thấy ai cũng đối xử tốt không kẻo tai họa đến bản thân lúc nào chẳng hay.

Hiền quá cũng là một cái tội

Hiền là một cái tội quả thật không sai!!! Khi bạn hiền quá mức, đến nổi không phản kháng bất kỳ điều này người khác yêu cầu. Luôn để bản thân chịu thiệt nhưng vẫn chấp nhận.

Chẳng hạn như sống chung với người chồng tệ bạc, thường xuyên đánh đập nhưng vẫn không buông bỏ. Thậm chí chưa một lần đứng lên chống trả dù chỉ 1 lần.

Hoặc trong làm ăn, bạn hiền quá sẽ bị người khác dắt mũi mà không hề hay biết. Thậm chí còn để lại một nợ khủng lồ để bạn  gánh vác. Tại sao bạn lại phải hiền lành để chịu nhiều oan ức như thế. Tại sao không thử đòi lại quyền hạn của mình mà cái quyền đó chẳng có ai có thể đánh cắp được.

Yêu thương, giúp đỡ người khác là việc tốt, thế nhưng đừng quá nhiệt tình kẻo người khác xem thường lòng tốt của mình. Hãy sống tốt đúng người đúng chỗ, đứng vội vã gặp ai cũng sống tốt, sống hiền lành. Làm người nhất định phải sống có chừng mực, hãy dám nói “không” có những điều mình không thích. Đừng vì sự yếu đuổi của mình mà người khác xem thường và sỉ nhục.

Học cách bớt hiền

Điều đầu tiên trước khi học cách bớt hiền, bạn cần thiết lập ranh giới trong các mối quan hệ. Bởi nếu bạn càng nhún nhường thì người khác sẽ càng lấn lướt tới. Thậm chí họ còn dựa vào nhược điểm yếu mềm của bạn mà đánh vào. Họ biết bạn không dám phản kháng và cứ thế luẩn quẩn trong cái vòng tròn, cái lặp đi lặp lại. Nó chỉ tan vỡ khi bạn dám nói “không” với những yêu cầu của họ.

Điều này có nghĩa là khi gặp chuyện bất bình, bạn nên học cách cứng rắn và mạnh lên. Không nên đáp ứng ngay những yêu cầu của người khác. Thay vào đó nên nêu quan điểm của mình, thực hiện những điều có lợi cho đôi bên.

Tuyệt đối không nên “răm rắp” nghe theo lời của người khác. Bạn cần có chính kiến riêng của bản thân. Đừng quá yêu thương  người khác mà bản thân chịu nhiều thiệt thòi, cay đắng. Hãy đối xử tốt với người đáng nhận lòng tốt của bạn. Đừng gặp ai cũng tốt, không kẻo bị người khác xem thường.

Cách nhận biết người khác lợi dụng

Đừng bao giờ sống quá hiền, không kẻo người khác lợi dụng không hay biết. Chỉ cần bạn quan sát một vài điểm nhỏ dưới đây, tin chắc bạn sẽ biết người bên cạnh nghĩ sao về mình. Nếu thực sự ai đó lợi dụng thì hãy “giải tán” ngay, kẻo bản thân chịu nhiều thiệt thòi.

– Quan tâm bạn mỗi khi cần sự giúp đỡ.

– Luôn phản bội lòng tin của bạn, chẳng bao giờ giữ đúng lời hứa với bạn.

– Quan sát từng hành động nhỏ của họ. Mọi khi một lợi dụng bạn thì họ chỉ vui chơi qua đường.

– Bạn có bao giờ bị người đó điều khiển chưa? Chẳng hạn như ra một điều gì đó bắt bạn phải thực hiện và hoàn thành xuất sắc.

– Hãy tin vào trực giác, một khi người khác lợi dụng mình. Bản thân sẽ rất bất mãn, đừng vì một mối quan hệ nào đó mà cố gắng duy trì.

>>> Xem thêm: Bản năng là gì? Con người có những bản năng nào?

Làm người nhất định phải có chính kiến riêng cho mình, đừng sống cho người khác quá nhiều. Nếu bản thân thực sự không hài lòng một điều gì đó, hãy mạnh mẽ phản bác và lấy lại chủ kiến của bản thân. Đừng sống để người xem thường vì sự hiền lành của mình, nhớ nhé!

Có thể bạn muốn xem