Gà sáu cựa Mẫu Sơn

Gà sáu cựa Mẫu Sơn Gà sáu cựa Mẫu Sơn - sản vật trong truyện cổ giữa đời thực"Gà sáu cựa Mẫu Sơn" là sản vật không thể không nhắc đến mỗi khi du khách nói về Mẫu Sơn   và khi đã đặt chân đến nơi đây ai cũng muốn một lần được nếm thử loài gà nhiều cựa mà nhiều người nghĩ rằng chỉ có trong truyện cổ "Sơn Tinh và Thủy Tinh" mới có "voi 9 ngà, gà 9 cựa, ngựa 9 hồng mao". Người dân địa phương gọi là gà 6 cựa vì tính mỗi chân 6 ngón móng có màu vàng óng, dài và có vuốt nhọn trông lạ mắt. Dù chân có nhiều cựa nhưng gà di chuyển rất nhanh và nhịp nhàng. Về hình dáng và màu lông của giống gà này nhìn tương tự gà ri nhưng to hơn, tiếng gáy vang hơn, dáng vẻ trông rất lì...

Gà sáu cựa Mẫu Sơn - sản vật trong truyện cổ giữa đời thực

"Gà sáu cựa Mẫu Sơn" là sản vật không thể không nhắc đến mỗi khi du khách nói về Mẫu Sơn   và khi đã đặt chân đến nơi đây ai cũng muốn một lần được nếm thử loài gà nhiều cựa mà nhiều người nghĩ rằng chỉ có trong truyện cổ "Sơn Tinh và Thủy Tinh" mới có "voi 9 ngà, gà 9 cựa, ngựa 9 hồng mao". 

Người dân địa phương gọi là gà 6 cựa vì tính mỗi chân 6 ngón móng có màu vàng óng, dài và có vuốt nhọn trông lạ mắt. Dù chân có nhiều cựa nhưng gà di chuyển rất nhanh và nhịp nhàng. Về hình dáng và màu lông của giống gà này nhìn tương tự gà ri nhưng to hơn, tiếng gáy vang hơn, dáng vẻ trông rất lì lợm. 

Lục Trảo Đán Khao thường đẻ khoảng 10-15 trứng. Đến giờ người dân địa phương (chủ yếu là người dân tộc Dao) vẫn không thể lý giải vì sao chỉ Mẫu Sơn mới có gà nhiều cựa. Những người già trong vùng giải thích có thể do thổ nhưỡng, địa bàn núi dốc nhiều sỏi đá, gà ăn nhiều nên có nhiều ngón. 

Giống gà này được nuôi lâu đời nay ở vùng núi Mẫu Sơn. Do người Dao nơi đây sống tách biệt nên khi nuôi gà không bị pha tạp với giống gà khác nhưng số lượng gà không nhiều. Có những du khách nhìn thấy giống gà đặc biệt này cũng đã thử mang về miền đồng bằng hay thành phố nuôi nhưng do không hợp đất và khí hậu nên việc nuôi gà không thành công. 

Người dân địa phương thường thả gà tự đi kiếm thức ăn, ít quây nhốt nên thịt gà săn chắc, thơm ngon. Vào những ngày mùa đông, có những khi nhiệt độ Mẫu Sơn xuống dưới 0 độ C nhưng giống gà 6 cựa này đã quen với cái lạnh của mùa đông Mẫu Sơn nên vẫn khỏe mạnh đi kiếm mồi.

Gà sáu cựa Mẫu Sơn - sản vật độc lạ có giá 600.000 đồng/kg của vùng cao xứ Lạng - Ảnh 1.

Gà sáu cựa Mẫu Sơn. Ảnh: CTT Lạng Sơn.

Gà sáu cựa Mẫu Sơn, biểu tượng của sự sung túc, giàu sang

Người dân địa phương quan niệm rằng, có gà sáu cựa để thịt trong những ngày Tết thì chứng tỏ rằng, gia đình đó có cuộc sống sung túc, giàu sang. Về quan niệm tâm linh của người dân, chân gà nhiều ngón có thể dùng để xem và tiên đoán vận hạn năm mới. Dựa vào hình dáng và thế của các ngón chân gà, gia chủ sẽ biết mình sắp đón một năm mới may mắn, sung túc đầy tài lộc hay đoán được những vận hạn để phòng tránh. Chính vì vậy, gà 6 cựa là món quà quý dùng để biếu cho anh em, họ hàng vào dịp cuối năm.

Gà sáu cựa Mẫu Sơn luôn đắt khách trong dịp cuối năm

Theo chia sẻ của cán bộ địa phương: Gà sáu cựa Mẫu Sơn là giống gia cầm phổ biến của người dân nơi đây. Trước đây, mọi người chỉ nuôi để ăn, sau này du khách gần xa biết tiếng nên rất nhiều người đặt mua. 

Nhiều hộ gia đình đã vươn lên làm giàu từ nuôi giống gà này. Trong dịp cuối năm, số lượng khách lùng mua càng đông, nhiều người đã gọi điện đặt trước từ đầu năm. Trung bình một con gà Mẫu Sơn nặng từ 2 đến 3 kg, bình thường bán với giá 250.000 đồng đến 300.000 đồng/kg, dịp Tết có thể lên 600.000 đồng/kg.

Gà sáu cựa Mẫu Sơn - sản vật độc lạ có giá 600.000 đồng/kg của vùng cao xứ Lạng - Ảnh 2.

Những chú gà sáu cựa Mẫu Sơn có giá lên đến 600.000 đồng/kg vào dịp Tết. Ảnh: CTT Lạng Sơn.

Xã Công Sơn, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn chỉ cách xã Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình một triền núi, bởi vậy, người dân nơi đây cũng nuôi gà 6 cựa. Nhiều hộ đã nuôi theo quy mô lớn, phục vụ khách du lịch lên núi Mẫu Sơn và bán cho thương lái. Dịp Tết năm nay, anh Hoàng Dàu Hang, xã Công Sơn nuôi gần 60 con gà 6 cựa, toàn bộ đều đã được khách đặt mua từ giữa năm.

Gà sáu cựa Mẫu Sơn thường đẻ từ 10 đến 15 trứng, chất lượng rất thơm ngon, to hơn trứng gà thường một chút, giá bán từ 8.000 đến 10.000 đồng/quả và không phải lúc nào cũng có. Việc ấp trứng gà 6 cựa thường ngẫu nhiên, dù cả gà bố và gà mẹ đều 6 cựa nhưng trung bình một nửa số con là gà 6 cựa, còn lại hoàn toàn giống gà thường. 

Giống gà này phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng vùng núi Mẫu Sơn, Công Sơn nên khi mang đi nơi khác nuôi cũng không lớn, chỉ có thể sinh sống ở nơi đây. Vào mùa đông, thời tiết trên núi Mẫu Sơn rất lạnh, nhiều khi có tuyết rơi nhưng giống gà này vẫn khỏe mạnh, tự đi kiếm mồi.

Gà sáu cựa Mẫu Sơn - sản vật độc lạ có giá 600.000 đồng/kg của vùng cao xứ Lạng - Ảnh 3.

Những hội thi dành cho gà sáu cựa Mẫu Sơn thường xuyên được tổ chức. Ảnh: CTT Lạng Sơn.

Nhằm bảo tồn, phát triển, quảng bá giống gà 6 cựa Mẫu Sơn, Sở VHTTDL tỉnh Lạng Sơn thường xuyên tổ chức các hội thi gà sáu cựa trong các dịp lễ hội mùa đông và mùa hè ở Mẫu Sơn. Những con gà trống có cặp chân chắc khỏe, đủ 6 cựa và có bộ lông màu sắc sặc sỡ, đẹp mắt được trao giải và trưng bày cho khách tham quan tại các dịp lễ hội, ngoài ra còn có một giải riêng cho cuộc thi chọi gà 6 cựa hằng năm trên đỉnh núi Mẫu Sơn.

Do nhu cầu ngày một gia tăng của thị trường, người dân sinh sống tại vùng núi Mẫu Sơn đang tích cực tìm hướng nuôi gà 6 cựa Mẫu Sơn đảm bảo đủ số lượng phục vụ nhu cầu thưởng thức của du khách nhưng vẫn đảm bảo hương vị thơm ngon vốn có của giống gà này. Nếu có dịp ghé thăm xứ Lạng trong dịp cuối năm, du khách hãy một lần chiêm ngưỡng và thưởng thức món đặc sản tưởng như chỉ có trong cổ tích này nhé.

Có thể bạn muốn xem