Du lịch mùa dịch đi đâu: Đảo Quan Lạn
Đến với du lịch Quan Lạn, ngoài việc thỏa sức ngụp lặn dưới làn nước biển trong mát, các bạn còn có thể tản bộ tận hưởng không gian đầy nắng, gió, mang hương vị mặn mòi của biển khơi; khám phá cảnh quan thiên nhiên nguyên sơ xung quanh đảo với những rừng thông, rừng tràm bạt ngàn; tham quan các làng chài và tìm hiểu cuộc sống của ngư dân.
Du lịch mùa dịch đi đâu : Vịnh Bái Tử Long - đảo Quan Lạn
Nằm trong vịnh Bái Tử Long, đảo Quan Lạn (hay còn có các tên gọi khác là đảo Cảnh Cước, đảo Cao Lô) bao gồm 2 xã Quan Lạn và Minh Châu, 2 xã này cách nhau khoảng hơn 10km, nằm trên cùng một hòn đảo cát với địa hình tương đối bằng phẳng, chiều dài của đảo khoảng 20km bề rộng hẹp, chỗ hẹp nhất tại bãi biển cồn Trụi chỉ khoảng 100 m. Khoảng cách từ trung tâm xã Quan Lạn đến xã Minh Châu khoảng 12 km.
Đảo Quan Lạn được biết đến với những bãi tắm đẹp, hấp dẫn như bãi Quan Lạn, Sơn Hào và Minh Châu. Do nằm khá xa đất liền nên các bãi tắm ở đây còn hoang sơ, nước biển trong vắt, bờ cát trắng mịn trải dài bên những rặng phi lao xanh ngắt tạo không gian khoáng đạt với bầu không khí mát mẻ, trong lành.
Nếu như bãi Sơn Hào gây ấn tượng bởi những con sóng to thì bãi Minh Châu lại êm đềm, phẳng lặng, nước trong vắt. Bãi Quan Lạn được nhiều du khách ưa thích bởi cảnh quan thơ mộng dọc con đường đi đến bãi tắm.
Du lịch mùa dịch đi đâu : Hướng dẫn đi tới Quan Lạn
Để tới Quan Lạn, các bạn cần tìm cách di chuyển tới cảng Cái Rồng ở Vân Đồn hoặc cảng Hòn Gai ở Hạ Long, đây là 2 cảng có các chuyến tàu ra đảo.
Du lịch mùa dịch đi đâu và đến Quan Lạn bằng ô tô
Từ khi có các tuyến đường cao tốc nối Hà Nội với Quảng Ninh, việc di chuyển từ Hà Nội tới các địa phương này tương đối thuận lợi. Với phương tiện là ô tô cá nhân, các bạn chỉ cần di chuyển theo đường cao tốc Hà Nội – Hải Phong – Hạ Long – Vân Đồn rồi ra thẳng cảng Cái Rồng gửi lại xe để tiếp tục ra đảo.
Du lịch mùa dịch đi đâu và đến Quan Lạn bằng xe máy
Với xe máy quãng đường tương đối xa, các bạn nên cân nhắc sử dụng phương tiện công cộng thì hay hơn. Tuy vậy nếu muốn đi các bạn có thể di chuyển theo đường qua Bắc Ninh, Chí Linh, Tp Uông Bí, xuống đến Hạ Long thì đi theo QL18 nhé.
Du lịch mùa dịch đi đâu và đến Quan Lạn bằng Phương tiện công cộng
Với khu vực miền Trung và miền Nam khi muốn tới đây. Các bạn có thể đáp các chuyến bay tới sân bay Vân Đồn rồi di chuyển bằng taxi ra cảng Cái Rồng, quãng đường từ sân bay ra cảng tương đối ngắn chỉ khoảng 10km nên chi phí taxi cũng không quá cao.
Du lịch mùa dịch đi đâu và cách thức lưu trú tại đảo Quan Lạn
Lưu trú tại nhà nghỉ
Nếu các bạn muốn đi chuyến tàu sớm buổi sáng ra đảo hãy tìm cách tới Bãi Cháy trước 17h để kịp đi chuyến cuối ra Vân Đồn, đến nơi thì có thể thuê nhà nghỉ để sáng hôm sau kịp tàu ra đảo.
Trong những dịp đông khách (thời điểm mùa hè và các dịp nghỉ lễ) số lượng du khách tới đảo tương đối lớn, lúc này hệ thống khách sạn nhà nghỉ hoạt động hết công suất cũng không thể đáp ứng được nên các bạn nếu không đặt phòng trước thường sẽ phải lựa chọn lưu trú tại các homestay của người dân địa phương, lưu trú ở đây giá thường sẽ rẻ hơn so với khách sạn và có thể nhờ người dân nấu ăn luôn với chi phí hợp lý.
Ngủ lều
Nếu thích hòa mình với thiên nhiên, các bạn có thể mang theo lều để ngủ trên đảo (nhất là vào những dịp cuối tuần mùa du lịch, mọi phòng khách sạn đều kín). Trên đảo có nhiều bãi cát mà các bạn có thể thoải mái dựng lều, chỉ cần chú ý thời tiết để không gặp mưa hay bão nhé.
Du lịch mùa dịch đi đâu và chơi gì khi du lịch Quan Lạn
Quan Lạn ngoài biển còn có nhiều địa điểm du lịch khác cũng khá thú vị, đủ để các bạn có thể làm một bộ sưu tập ảnh tha hồ sống ảo. Trong bài viết này, các địa điểm được sắp xếp theo thứ tự từ phía Quan Lạn sang Minh Châu để các bạn tiện theo dõi.
Eo Gió Gót Beo (Bãi Gót)
Đi ngược hướng từ trung tâm Quan Lạn đến Minh Châu là hướng đi đến eo gió, Eo Gió Gót Beo là một đỉnh núi hướng thẳng ra biển. Sau khi vượt qua đoạn rừng và leo lên đến đỉnh eo gió các bạn có thể ngắm toàn cảnh hùng vĩ của thiên nhiên hoang sơ và hùng vĩ từ đây.
Một số nhà cổ ở Quan Lạn
Một trong những ngôi nhà cổ này là ngôi nhà của gia đình bà Vũ Thị Dược và ông Nguyễn Văn Di ở thôn Thái Hoà, xã Quan Lạn. Ông Di cho biết, ngôi nhà được xây từ năm 1918 và được gia đình ông mua lại vào năm 1989. Qua thời gian gần 100 năm nhưng nhiều phần của ngôi nhà vẫn giữ được vẻ bền đẹp theo thời gian. Mặc dù đã được sửa chữa, nâng cấp nhiều nhưng ngôi nhà vẫn mang nhiều nét cổ độc đáo và những kiến trúc đẹp cổ xưa. Điều đặc biệt là những ngôi nhà có tuổi khoảng 100 năm này xây bằng đá với mật mía và các loại gỗ quý đến nay vẫn bền vững với thời gian.
Đình Quan Lạn
Đây là một trong hai ngôi đình cổ nhất của tỉnh Quảng Ninh. Đình được xây dựng từ thời Hậu Lê (khoảng thế kỷ 17), thờ Vua Lý Anh Tông (1138 – 1175), thành hoàng làng và các vị tiền bối có công quai đê lập ấp. Kiến trúc đình kiểu chữ công, gồm tiền đường và hậu cung.
Có thời kỳ đình Quan Lạn được dựng gần bến Cái Làng, trung tâm thương cảng Vân Đồn, sau này vào những năm 1890 – 1900 đình được chuyển về xây dựng tại vị trí như ngày nay (thôn Đoài – xã Quan Lạn – huyện Vân Đồn). Mái đình lợp ngói vảy, các đầu đao uốn cong, trên bờ nóc đắp hình lưỡng long chầu nguyệt.
Đình có 32 cột cái, 26 cột quân được làm bằng gỗ lim và gỗ mần lái – loài cây chỉ có trên đảo đá Ba Mùn. Trải qua nhiều thế kỷ, những cột gỗ vẫn còn nguyên vẹn, chưa hề bị mối mọt, trong đó có những cây cột cái cao trên 5m, đường kính 70cm. Các bức cốn, đầu bẩy, đầu dư, câu đầu, cửa võng… của đình được chạm khắc tinh xảo hình tượng rồng, phượng, hoa, lá.
Bãi biển Quan Lạn
Bãi tắm Quan Lạn thuộc xã đảo Quan Lạn, là bãi gần cảng (Quan Lạn) và gần chợ nhất. Bãi có dáng cong tựa hình trăng lưỡi liềm, đổ dốc thoai thoải ra biển và được bao quanh bởi đồi phi lao xanh mướt. Bãi Quan Lạn là một trong bãi biển đẹp, còn giữ nguyên được vẻ hoang sơ, môi trường sinh thái tự nhiên.
Du lịch mùa dịch đi đâu và ăn gì
Ngoài hải sản thì còn thưởng thức được gì ở đất biển. Tuy nhiên, nếu sợ ăn hải sản quá nhiều sẽ đầy bụng các bạn có thể đặt nhà hàng hoặc khách sạn nấu cùng với những món cơm canh rau bình thường.
Ngao nướng mỡ hành
Khi đến du lịch bất cứ vùng biển nào các bạn cũng hầu như sẽ thấy có một món hải sản biển dân dã xuất hiện ở hầu hết các quán ăn ở đây, đó là món ngao nướng mỡ hành. Ngao nướng mỡ hành tươi, ngon, béo ngậy uống với bia hơi là món mà hầu hết khách du lịch đều thích.
Canh hải sâm
Ở Quan Lạn, hải sâm xuất hiện nhiều tại vùng biển Minh Châu và được người dân ở đây khai thác để làm thương phẩm. Hải sâm còn được gọi là "cao lương mỹ vị", là thức ăn cao cấp, quý giá được ưa chuộng phổ biến, và những món ăn từ hải sâm sau khi chế biến có mùi thơm ngon hấp dẫn.
Mực hấp
Nếu mua được mực tươi ngoài chợ của ngư dân địa phương về hấp rồi chấm tương ớt thì ngon tuyệt. Miếng mực giòn tan, cắn đến đâu ngọt lừ đến đấy. Nhưng thật ra, cũng hiếm được ăn mực tươi lắm, khả năng cao là mực đông đá thôi các bạn :D
Sá sùng Quan Lạn
Trừ người dân vùng biển Quảng Ninh và những tín đồ sành ăn, rất ít người biết sá sùng Quan Lạn là món ăn được xếp vào hàng vương giả. Sá sùng là động vật thân mềm, được coi là một trong những sản vật trời cho của biển cả Quảng Ninh. Tại các bãi triều ven biển, sá sùng phân bố dọc từ Quảng Yên đến Móng Cái, nhưng nhiều nhất và ngon nhất là sá sùng Quan Lạn – Minh Châu (huyện Vân Đồn).
Người miền biển coi sá sùng là mồi ngon nhất, xếp trên cả mực, tu hài, cua, ghẹ, cá, sam… Sá sùng khô đem nướng ăn rất giòn, càng nhai càng ngọt, đậm vị, dai dai, thơm thơm, như thoảng mùi vị của biển cả. Sá sùng cũng rất hợp để nấu cháo, nấu canh, xào.
Những thông tin về vị trí điểm đến và những điều đặc biệt của đảo Quan Lạn hẳn đã giúp bạn trả lời câu hỏi du lịch mùa dịch đi đâu. Mong rằng các gợi ý trên sẽ giúp bạn có chuyến thăm và nhiều trải nghiệm ý nghĩa tại Quảng Ninh trong trạng thái bình thường mới sau đại dịch.