Đồng Nai sẽ hết chán ngay nếu bạn ghé thăm Văn miếu Trấn Biên đẹp như một kinh thành thu nhỏ
Văn Miếu Trấn Biên Đồng Nai là miếu cổ có tuổi đời đến 300 năm của miền Nam. Nơi đây không chỉ sở hữu vẻ đẹp cổ kính mà còn lưu giữ những giá trị văn hóa lịch sử của dân tộc. Văn Miếu là điểm đến đẹp mà bạn không thể bỏ qua khi du lịch Đồng Nai.
Văn Miếu Trấn Biên – điểm đến trăm tuổi ở Đồng Nai
Đồng Nai là một trong những điểm đến gần Sài Gòn được các bạn trẻ yêu thích nhờ cảnh quan thiên nhiên đẹp, nhiều điểm du lịch sinh thái và nhiều trải nghiệm thú vị. Bên cạnh một hồ Trị An thơ mộng, một khu du lịch Bửu Long hoàng tráng thì Đồng Nai còn có điểm đến khác là Văn Miếu Trấn Biên.
Đồng Nai có nhiều điểm đến đẹp và mang ý nghĩa lịch sử. Ảnh: iam.hieuvo
Trấn Biên là văn miếu cổ có tuổi đời đến 300 năm, được mệnh danh là “Quốc Tử Giám của miền Nam”. Đây là văn miếu đầu tiên được xây dựng ở Đàng Trong vào năm 1715, được lập nên nhằm tôn vinh Khổng Tử và các danh nhân văn hóa Việt Nam. Văn Miếu được xem là biểu tượng của truyền thống học tập, hào khí và văn hóa của con người phương Nam.
Văn Miếu Trấn Biên là điểm đến có tuổi đời hàng trăm năm ở Đồng Nai. Ảnh: nntramanh
Ngày nay, Văn Miếu Trấn Biên Đồng Nai nằm cách trung tâm thành phố Biên Hòa khoảng 3 km, gần khu du lịch Bửu Long. Từ trung tâm thành phố Hố Chí Minh đến đây khoảng hơn 30 km, thuận lợi để du khách ghé tham quan, tìm hiểu thêm về văn hóa, lịch sử.
Văn Miếu nằm cách trung tâm thành phố Biên Hòa khoảng 3 km. Ảnh:nghiadang98
Để đến Văn Miếu Trấn Biên, bạn có thể đi bằng xe máy theo hướng Xa Lộ Hà Nội, di chuyển vào đường Nguyễn Du – thành phố Biên Hòa để đến văn miếu. Ngoài ra, bạn có thể đi tuyến xe buýt số 05 từ Bến Xe Chợ Lớn – Biên Hòa rồi đi thêm một đoạn nữa là đến.
Lịch sử xây dựng và trùng tu Văn Miếu Trấn Biên
Văn Miếu Trấn Biên Đồng Nai thuộc địa bàn phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa, được xây dụng từ năm 1715. Thuở ấy, chúa Nguyễn Phúc Chu đã cho xây dựng văn miếu trên nền đất rộng rãi, nhằm mục đích để chúa Nguyễn Phúc Ánh đến hành lễ vào mùa xuân và mùa thu hàng năm.
Văn Miếu được xây dựng từ năm 1715. Ảnh:nghiadang98
Vào đầu thế kỷ 18, chúa Nguyễn lên ngôi và hành lễ tại Huế nên Văn Miếu Trấn Biên được giao cho quan tổng trấn thành Gia Định cùng với quan đốc học và trấn quan Biên Hòa. Đến nay đã hơn 300 năm trôi qua, nơi này trở thành một văn miếu cổ, lưu dấu nhiều giá trị tốt đẹp của văn hóa, lịch sử dân tộc.
Khuôn viên bên trong Văn Miếu rộng và đẹp. Ảnh:nghiadang98
Theo lịch sử ghi lại, Văn miếu Trấn Biên Đồng Nai trải qua 2 lần trùng tu lớn để hoàn thiện vẻ đẹp cổ kính, uy nghiêm và trang trọng như ngày nay. Đến thời điểm hiện tại, văn miếu có tổng diện tích khoảng 15 ha, gồm nhiều hang mục bên trong. Ghé thăm văn miếu, du khách sẽ được tìm hiểu hơn nhiều thông tin hay ho về lịch sử dân tộc.
>> Xem thêm: Đâu cần đi xa, hồ Đa Tôn Đồng Nai cũng là nơi tuyệt vời để dã ngoại cuối tuần
Nét đẹp kiến trúc của Văn Miếu Trấn Biên
Văn Miếu Trấn Biên là điểm đến ở Đồng Nai mang vẻ đẹp cổ kính, nhuốm màu thời gian. Nơi này được xây dựng dựa theo lối kiến trúc của Văn Miếu Quốc Tử Giám ở thủ đô Hà Nội. Dù được xây dựng cách nhau hơn 700 năm, nhưng nơi này vẫn thể hiện được tinh thần xưa cũ, truyền thống.
Bên trong Văn Miếu có thờ chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh:eri_intheworld
Trên đất phương Nam, Văn Miếu Trấn Biên còn xây dựng sớm hơn cả các Văn Miếu ở Vĩnh Long và kinh đô Huế. Vì thế, công trình kiến trúc này đã trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, chịu nhiều tác động của thời gian.
Quang cảnh hữu tình ở Văn Miếu Trấn Biên Đồng Nai. Ảnh:eri_intheworld
Vào năm 1998, Văn Miếu Trấn Biên Đồng Nai được tiến hành xây dựng lại dựa trên kiến trúc và nền đất cũ cùng tổng diện tích trên 9 héc ta. Bên trong văn miếu có nhiều hạng mục quan trọng là nhờ thờ chính, tả vu hữu vũ, sân hành lễ và các gian nhà khác, tạo nên một công trình hoàn thiện, đẹp mắt.
Công trình văn miếu gồm nhiều gian nhà và các hạng mục khác nhau nhưng tất cả đều được thực hiện chi tiết, tinh tế và tỉ mẩn nhất. Trong đó, điểm nhấn đặc biệt nhất là những vòm mái cong cong, kết hợp ngói lợp lưu ly màu xanh ngọc nổi bật. Nét đẹp cũ xưa, trang trọng và tinh tế của văn miếu như đưa du khách ngược dòng thời gian, trở về với lịch sử năm nào.
Văn Miếu Trấn Biên Đồng Nai mang nét đẹp cổ kính, cũ xưa. Ảnh:Khu du lịch Bửu Long
Bước vào bên trong khu nhà thờ chính, du khách sẽ được chiêm ngưỡng lối kiến trúc cổ đặc trưng nhà ba gian hai chái. Nền nhà được lát gạch tàu sạch sẽ và mát mẻ, cột kèo được sơn son thếp vàng. Bên trên các cột nhà còn treo thêm đôi liễn đối, tạo nên không gian vừa gần gũi, nhưng cùng rất uy nghiêm.
Một buổi chiều bình yên ở Văn Miếu Trấn Biên Đồng Nai. Ảnh:FB Di tích Quốc gia Văn miếu Trấn Biên
Phía trước nhà thờ chính có đặt một tấm bia lớn. Trên đó khắc dòng chữ “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”. Đây là thông điệp thể hiện sự trọng vọng người tài đã được truyền lại từ hàng trăm năm trước, khẳng định vai trò và giá trị của nhân tài với sự phát triển đất nước.
Ngày nay, Văn Miếu Trấn Biên Đồng Nai là điểm đến được nhiều du khách thường xuyên ghé thăm. Ảnh:maohzz
Ở khu vực gian giữa Văn Miếu Trấn Biên Đồng Nai có đặt bàn thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bên trên tường có thêm biểu tượng trống đồng – vật biểu trưng cho nền văn hóa truyền thống của người con đất Việt. Ngoài ra, khu vực bên trái còn có bàn thờ các danh nhân văn hóa Việt Nam, khu bên phải là nơi thờ các danh nhân đất Nam Bộ.
Đây là văn miếu được xây dựng sớm nhất ở miền Nam. Ảnh: Instagram
Bên cạnh các hạng mục chính, trong văn miếu còn có các khu vực dành cho những hoạt động sinh hoạt truyền thống gồm. Cụ thể là hệ thống nhà truyền thống, bia truyền thống và các công trình khác như hồ Tịnh Quang, Khuê Văn Các, cổng tam quan,…phục vụ du khách gần xa đến văn miếu tham quan.
Khuôn viên bên trong rộng và bình yên. Ảnh: phuongbong18899
Ngày nay, Văn Miếu Trấn Biên Đồng Nai là điểm đến được du khách trong và ngoài tỉnh thường xuyên ghé thăm. Nét đẹp cổ kính, không gian bình yên và lưu giữ nhiều giá trị về văn hóa, lịch sử dân tộc giúp nơi này tạo nên dấu ấn khác biết với nhiều địa điểm du lịch Đồng Nai khác.
Có dịp về Đồng Nai, bạn nhớ ghé thăm Văn Miếu Trấn Biên. Ảnh: thayvatly
Có dịp về với thành phố Biên Hòa, bạn hãy dành chút thời gian ghé thăm văn miếu. Nơi đây với cảnh quan đẹp, chắc hẳn sẽ là không gian phù hợp để bạn chụp nhiều bức ảnh lưu niệm ấn tượng. Ngoài ra, việc thăm thú một Văn Miếu nổi tiếng của miền Nam nước ta cũng giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích.
Các điểm đến gần Văn Miếu Trấn Biên
Nếu bạn có nhiều thời gian cho chuyến đi nhưng không biết chơi gì ở Đồng Nai thì khu du lịch Bửu Long gần văn miếu này là điểm đến không thể bỏ qua. Từ lâu, Bửu Long đã trở thành khu vui chơi giải trí sinh thái nổi tiếng, được mệnh danh là “Vịnh Hạ Long thu nhỏ” trên địa bàn tỉnh.
Gần Văn Miếu Trấn Biên Đồng Nai có khu du lịch Bửu Long. Ảnh:maymay9494
Khu du lịch Bửu Long là một quần thể du lịch gồm nhiều hạng mục khác nhau như tâm linh, giải trí, khu vui chơi dưới nước, cảnh quan thiên nhiên. Với giá vé vào cổng 120.000 đồng/người, du khách có thể thỏa thích đi dạo khắp khu chùa cổ, đảo Lan, đảo Long Sơn hay ghé thăm các khu vườn đầy hoa cỏ.
Đây là điểm đến nổi tiếng ở Đồng Nai. Ảnh:myhanh.119
Đặc biệt, khu du lịch này còn có đầy đủ các dịch vụ ăn uống, phòng nghỉ qua đêm dành cho du khách muốn trải nghiệm các hoạt động vui chơi giải trí ở đây từ 1 – 2 ngày. Bên cạnh đó, khu du lịch Bửu Long cũng là điểm đến lý tưởng để các hội bạn thân, công ty thực hiện các chuyến team building cùng nhau.
Khu du lịch Vườn Xoài cũng là điểm đến hấp dẫn. Ảnh:huien.su
Theo kinh nghiệm đi Đồng Nai của các bạn trẻ, ngoài Bửu Long thì vẫn còn các địa điểm hấp dẫn khác nằm trên địa bàn thành phố Biên Hòa. Nổi bật nhất là khu du lịch Vườn Xoài, chùa Bửu Đức, chùa Từ Tôn,… Đây đều là những điểm đến nổi bật, cảnh đẹp và nhiều trải nghiệm du lịch hấp dẫn dành cho du khách.
Chùa Bửu Đức cũng là điểm đến đẹp ở Đồng Nai. Ảnh:jessicanhung86
Thành phố Biên Hòa Đồng Nai với nhiều điểm du lịch nổi tiếng, đường đi thuận tiện nên ngày càng phát triển về mặt du lịch. Có về Biên Hòa, bạn nhớ đi thăm Văn Miếu Trấn Biên, ghé khu du lịch Bửu Long và các điểm đến lân cận, tận hưởng một chuyến đi trọn vẹn cùng gia đình, bạn bè.
Ngọc Anh
(Theo Báo Thể Thao Việt Nam)