Đi tìm văn hóa Triều Châu tại Hội Quán Nghĩa An cổ kính
Đi tìm những dấu ấn văn hóa cổ xưa lâu đời mang tinh thần Triều Châu ngay giữa lòng Sài Gòn tại công trình tâm linh Hội Quán Nghĩa An.
Hội Quán Nghĩa An là một trong những công trình mang âm hưởng văn hóa Trung Hoa ấn tượng tồn tại lâu đời tại Sài Gòn và được biết đến như địa điểm chiêm bái, vãn cảnh cũng như sống ảo được nhiều du khách lựa chọn ghé thăm trong chuyến du lịch hấp dẫn.
Hội Quán Nghĩa An là công trình mang âm hưởng văn hóa Trung Hoa ấn tượng tồn tại lâu đời tại Sài Gòn. Ảnh: wang_198038
>>Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Sài Gòn đầy đủ từ A-Z
Đôi nét về Hội Quán Nghĩa An – Dấu ấn văn hóa Triều Châu giữa lòng thành phố
Hội Quán Nghĩa An hay còn biết đến với nhiều tên gọi như chùa Ông, miếu Quan Đế tọa lạc tại số 676 đường Nguyễn Trãi, phường 11, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh. Nơi đây là ngôi chùa thờ thần Quan Công, một nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc và biểu hiện cho lòng trung nghĩa, hướng về quê hương của những người con xa xứ.
Hội Quán Nghĩa An hay còn biết đến với nhiều tên gọi như chùa Ông, miếu Quan Đế là địa điểm tâm linh lâu đời tại Sài Gòn. Ảnh: ariel11987
Nơi đây thờ thần Quan Công, một nhân vật biểu hiện cho lòng trung nghĩa, hướng về quê hương của những người con xa xứ. Ảnh: yellowwind112
Hiện nay, bên cạnh các hoạt động chiêm bái linh thiêng, chùa Ông cũng là địa điểm du lịch được nhiều du khách mong muốn ghé thăm để vãn cảnh kiến trúc mang dấu ấn Trung Hoa cổ kính, tráng lệ mà nơi đây sở hữu cũng như check-in với vô vàn background sống ảo mang âm hưởng vintage lôi cuốn.
Hội Quán là địa điểm check-in nổi tiếng với vô vàn background sống ảo mang âm hưởng vintage lôi cuốn. Ảnh: thaiphongofficial
Trải nghiệm các hoạt động du lịch thú vị tại Hội Quán Nghĩa An
Chiêm ngưỡng nét đẹp kiến trúc ấn tượng
Hội Quán Nghĩa An Sài Gòn là công trình tôn giáo ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa được thể hiện rõ nét thông qua các hạng mục đền, miếu đều có kiến trúc được xây dựng theo hình chữ khẩu với những dãy nhà khép kín và vuông góc.
Hội Quán Nghĩa An Sài Gòn là công trình tôn giáo ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa. Ảnh: natienutty
Nét đẹp kiến túc được thể hiện rõ nét thông qua các hạng mục đền, miếu đều được xây dựng theo hình chữ khẩu ấn tượng. Ảnh: thucan.annie
Hội Quán Nghĩa An sở hữu không gian sân khá rộng gần 2.000m2 với điểm nhấn là khu vuc hồ phóng sinh và phần diện tích còn lại khoảng 2.000m2 bao gồm tiền điện, sân thiên tỉnh, nhà hương, chính điện cùng văn phòng hội quán dọc hai bên điện thờ.
Hội Quán Nghĩa An sở hữu không gian sân khá rộng gần 2.000m2 bao gồm nhiều hạng mục sở hữu nét đẹp lôi cuốn. Ảnh: natienutty
Du khách trải nghiệm ghé thăm khám phá địa điểm du lịch Sài Gòn này có thể thoải mái vãn cảnh và chiêm ngưỡng các hạng mục công trình tuyệt đẹp mang dấu ấn Trung Hoa thú vị đến từ sân thiên tỉnh (giếng trời); nhà hương - nơi đặt khám thờ Quan Vũ; chính điện với những cột gỗ cao treo câu đối và sở hữu bao lam, hoành phi cùng khám thờ được chạm trổ, điêu khắc tinh tế; những bức tượng kỳ lân ấn tượng…
Chùa Ông còn được xem như địa điểm tụ hội tinh hoa kết hợp của nghệ thuật thư pháp, chạm khắc gỗ, đá, ghép mảnh sành sứ…Ảnh: hongoctuyett
Đặc biệt, chùa Ông còn được xem như địa điểm tụ hội tinh hoa kết hợp của nghệ thuật thư pháp, chạm khắc gỗ, đá, ghép mảnh sành sứ… ở Nam Bộ nửa cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX. Từng họa tiết sành sứ trang trí ở nóc mái hay những bức tượng, phù điêu bằng gốm xuất hiện trên mái ngói, các bông hoa chạm ngược, tượng kỳ lân hay những câu đối, tranh vẽ…đều mang nhiều giá trị văn hóa, lịch sử được thể hiện rất sinh động và tinh tế.
Những bức tượng, phù điêu bằng gốm đều mang đến những điểm nhấn tinh tế, thu hút. Ảnh: thaiphongofficial
Khám phá văn hóa Triều Châu lâu đời
Tuy đã trải qua nhiều lần trùng tu vào năm 1866, 1901, 1969, 1984 và 2010 nhưng Hội Quán Nghĩa An vẫn bảo tồn được nét kiến trúc đặc trưng của người Triều Châu được thể hiện qua những màu sắc bắt mắt cùng các đường nét thiết kế tuyệt đẹp tại ngôi chùa.
Tuy đã trải qua nhiều lần trùng tu nhưng Hội Quán Nghĩa An vẫn bảo tồn được nét kiến trúc đặc trưng của người Triều Châu. Ảnh: yellowwind112
Bên cạnh đó, hàng năm, chùa Ông đều tổ chức lễ cúng Quan Đế vào ngày 24/6 (Âm lịch) và rằm tháng Giêng (dịp lớn nhất). Ngoài ra, còn có các lễ cúng Bà Thiên Hậu, Phúc Đức chính thần…đều thu hút rất đông du khách ghé thăm chiêm bái. Đây là những dịp quan trọng để người Triều Châu ở Sài Gòn tụ họp, thể hiện lòng tưởng nhớ tới quê hương và tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của người Hoa trên đất khách.
Hàng năm, chùa Ông đều tổ chức lễ cúng Quan Đế vào ngày 24/6 (Âm lịch) và rằm tháng Giêng (dịp lớn nhất). Ảnh: thaonguyendangg
Trải nghiệm sống ảo thú vị tại công trình văn hóa cổ kính
Vì địa điểm du lịch Sài Gòn trên nổi tiếng với nét đẹp kiến túc mang dấu ấn Trung Hoa nên các tín đồ đam mê săn ảnh có cơ hội tham gia tour du lịch Sài Gòn nhất định đừng nên bỏ lỡ trải nghiệm vãn cảnh và tìm kiếm cho riêng mình những góc view bắt trọn được nét đẹp cổ kính, tráng lệ thu hút tựa như những thước phim này nhé.
Du khách có cơ hội check-in với nét đẹp kiến túc Trung Hoa tráng lệ, uy nghi tại Hội Quán. Ảnh: kpt.2211
Hội Quán Nghĩa An vô cùng “hợp rơ” với phong cách vintage nên đừng quên mặc áo dài, cổ phục…Ảnh: na.sociuu
Đặc biệt, kiến trúc tại Hội Quán Nghĩa An vô cùng “hợp rơ” với phong cách vintage nên đừng quên mặc áo dài, cổ phục…để những bức ảnh sống ảo của bạn trở nên nổi bật hơn nhé.
Góc view bắt trọn được nét đẹp cổ kính, tráng lệ thu hút tựa như những thước phim cổ trang. Ảnh: _tthy.275_
Ngoài ra, bên cạnh khu vực chùa Ông, du khách có thể ghé thăm một số địa điểm tâm linh không kém phần ấn tượng tại Sài Gòn như:
- Chùa Bà Ấn Độ: Số 45, đường Trương Định, quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
- Chùa Hoằng Pháp: Số 196 Lê Lợi, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh.
- Chùa Phổ Quang: Số 64/3 Huỳnh Lan Khanh, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh.
- Chùa Bửu Long: 81 Nguyễn Xiển, phường Long Bình, quận 9, TP. Hồ Chí Minh.
- Chùa Bà Thiên Hậu: 710 Nguyễn Trãi, quận 5, TP. Hồ Chí Minh.
- Tu viện Khánh An: 3D, quốc lộ 1A, phường An Phú Đông, quận 12, TP. Hồ Chí Minh.
Bên cạnh chùa Ông, du khách có thể ghé thăm một số địa điểm tâm linh ấn tượng tại Sài Gòn. Ảnh: khen.__
Những lưu ý khi du khách ghé thăm các ngôi chùa tại Sài Gòn
Du khách ghé thăm các ngôi chùa tại Sài Gòn đừng quên note lại những lưu ý sau đây để chuyến tham quan trải nghiệm trở nên thuận lợi:
- Lựa chọn trang phục thanh lịch, gọn gàng, màu sắc trang nhã và tránh mặc đồ quá ngắn hoặc hở hang.
- Đi nhẹ, nói khẽ và không gây mất trật tự hay nô đùa trong khuôn viên chùa.
Du khách ghé thăm các ngôi chùa tại Sài Gòn đừng quên note lại những lưu ý sau đây. Ảnh: natienutty
- Không nên thắp nhang ở bên trong điện thờ, nếu đốt vàng mã cần tìm đúng nơi quy định.
- Khi đi qua cổng Tam quan vào chùa thì nên đi vào bên phải và ra bằng cửa bên trái.
- Du khách check-in nên lưu ý những địa điểm hay hạng mục công trình không được phép chụp ảnh, quay phim và tìm hiểu trước quy định của ngôi chùa bạn mong muốn ghé thăm.
>>Xem thêm: Check-in ngàn tấm xịn sò tại các địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở Sài Gòn
Nếu bạn là người yêu mến trải nghiệm tìm hiểu các nét đẹp văn hóa lâu đời tại mảnh đất Sài thành thì đừng nên bỏ lỡ tọa độ Hội Quán Nghĩa An, địa điểm tôn giáo tọa lạc ngay giữa lòng thành phố và hiện nay vẫn còn lưu giữ lại được dấu ấn Trung Hoa ấn tượng, đặc sắc của người Triều Châu.
Đỗ Hằng
Theo Báo Thể Thao Việt Nam