web stats

Đặc Sản Chùa Hương

Nói đến Hương Sơn, mọi người không thể không nhớ tới những đặc sản dân giã của chùa Hương như một tấm lòng thơm thảo. Mơ Chùa Hương Mơ thuộc họ mộc thân gỗ to, màu xám nâu, lá nhỏ, ra hoa kết quả vào mùa đông, quả chín vào mùa xuân. Khi quả non có màu xanh, chín có màu vàng và vị chua, thơm. Quả mơ chín được chế biến thành ô mai, mơ muối làm thuốc, thành dấm mơ, rượu mơ. Cây mơ già cỗi gọi là lão mai, lấy thân gỗ chẻ nhỏ nấu nước uống gọi là nước lão mai. Nước lão mai có vị thơm mát. Đúng như: Quả mơ non với nước mai già Trong chân

Nói đến Hương Sơn, mọi người không thể không nhớ tới những đặc sản dân giã của chùa Hương như một tấm lòng thơm thảo.

Mơ Chùa Hương

Mơ thuộc họ mộc thân gỗ to, màu xám nâu, lá nhỏ, ra hoa kết quả vào mùa đông, quả chín vào mùa xuân. Khi quả non có màu xanh, chín có màu vàng và vị chua, thơm. Quả mơ chín được chế biến thành ô mai, mơ muối làm thuốc, thành dấm mơ, rượu mơ. Cây mơ già cỗi gọi là lão mai, lấy thân gỗ chẻ nhỏ nấu nước uống gọi là nước lão mai. Nước lão mai có vị thơm mát. Đúng như: Quả mơ non với nước mai già Trong chân cảnh ngẫm ra chân vị. (Vũ phạm Hàm) Ở Chùa Hương xưa, cây mơ được trồng nhiều trong các thung lũng và trên các xềnh núi tạo thành các rừng mơ nối tiếp nhau.

Củ Mài Chùa Hương

Củ mài thuộc loại dây leo, mọc ở các vùng đồi núi, dây cứng từng đốt, lá hình trái tim, hoa từng chùm cánh bướm, rể (củ) ăn sâu xuống đất. Dây củ mài tàn rụng về mùa đông, nẩy mầm về mùa xuân. Mùa xuân cũng chính là mùa thu hoạch củ mài. Củ mài Chùa Hương có hai loại: củ mài tẻ và củ mài nếp. Củ mài tẻ có màu trắng nhạt, không thơm, tương đối rắn. Củ mài nếp có màu trắng hoặc xanh lơ, bột mịn thơm, bở và dẻo. Củ mài ở Hương Sơn luộc ăn rất ngon. Củ mài nấu với mật ong đã trở thành đặc sản ở địa phương, thường được dùng cúng phật. Một món ăn nữa cũng được nhiều người ưa thích đó là chè củ mài.

Rau Sắng Chùa Hương

Rau Sắng thuộc loài cây thân gỗ, cao to có màu trắng, lá hình lưỡi mác, màu xanh, thường mọc ở khe đất trên các dãy núi đá vôi. Ra hoa và lộc non vào mùa xuân, hoa mọc thành từng chùm từ những mắt ở thân cây, được gọi là rồng rồng, lá non được gọi là Rau Sắng. Rau Sắng Chùa Hương được đi vào thơ ca và giai thoại văn học. có một giai thoại về thi sĩ Tản Đà như sau: Tản Đà rất thích ăn Rau Sắng Chùa Hương, năm Nhâm Thân (1922), ông gặp cảnh túng quẫn, muốn đến Chùa Hương nhưng không có tiền để đi. Ở Hà Nội nhớ hội Chùa Hương, nhớ Rau Sắng Tản Đà làm bài thơ tự tình: Muốn ăn Rau Sắng Chùa Hương Tiền đồ ngại tốn, con đường ngại xa Mình đi ta ở lại nhà Cái dưa thì khú cái cà thì thâm Rau sắng, bao gồm cả lá non và các đọt thân, thường được sử dụng để nấu canh. Trước kia, bộ đội hành quân trên đường Trường Sơn thường phơi khô để dành, khi nấu canh các loại rau rừng thì cho vào nồi canh mấy ngọn rau sắng thay mì chính. Vì dinh dưỡng rất cao, ngon ngọt đậm đà, rau sắng ăn rất bổ cho những phụ nữ mới sinh và người mới ốm dậy, nó còn được coi là một vị thuốc chữa bệnh đường ruột rất tốt. Rau sắng chùa Hương hiện nay trở thành thương hiệu rau sạch nổi tiếng, bán với giá khá cao tại Lễ hội chùa Hương và hệ thống các siêu thị miền Bắc Việt Nam.          

Có thể bạn muốn xem