Đặc sắc lễ hội đền Du Yến tại Phú Thọ

Trong chuyến hành hương về với quê hương đất Tổ, ngoài điểm đến Đền Hùng - Mẫu Âu Cơ thì du khách nhớ tham gia lễ hội đền Du Yến - một trong những lễ hội được tổ chức long trọng nhất tại Thanh Ba. Đền Du Yến có tuổi đời lịch sử hơn 2000 năm khi mới xây dựng đền chỉ là một ngôi miếu thờ rất nhỏ. Và từ đó cho đến nay, do được trùng tu lại nhiều lần nên ngôi đền đã trở nên lộng và khang trang hơn nhiều. Và đây cũng là nơi tổ chức lễ hội đền Du Yến nổi tiếng nhất tại Thanh Ba - Phú Thọ khi thu hút hàng ngàn

Trong chuyến hành hương về với quê hương đất Tổ, ngoài điểm đến Đền Hùng - Mẫu Âu Cơ thì du khách nhớ tham gia lễ hội đền Du Yến - một trong những lễ hội được tổ chức long trọng nhất tại Thanh Ba.

Đền Du Yến có tuổi đời lịch sử hơn 2000 năm khi mới xây dựng đền chỉ là một ngôi miếu thờ rất nhỏ. Và từ đó cho đến nay, do được trùng tu lại nhiều lần nên ngôi đền đã trở nên lộng và khang trang hơn nhiều. Và đây cũng là nơi tổ chức lễ hội đền Du Yến nổi tiếng nhất tại Thanh Ba - Phú Thọ khi thu hút hàng ngàn lượng khách tham quan trở về đây tham dự.

Phần tế

Đền Du Yến ở đâu?

Đền Du Yến thuộc xã Chí Tiên - huyện Thanh Ba có tọa lạc nằm trên miền đất địa linh ở trên đồi cao với xung quanh được bao bọc bởi sắc xanh của cây cối tươi tốt; dưới chân là hồ nước trong xanh quanh năm. Đền hướng ra sông Thao nên rất thoáng đãng, trong lành. Dải đê dài chính là đường tỉnh lộ và cũng là huyết mạch giao thông chính của huyện Thanh Ba.

Đền Du Yến

Năm 1993, đền Du Yến đã được nhà nước công nhận là khu di tích lịch sử cấp quốc gia. Đến năm 2003, ngôi đền này đã được trùng tu gồm tòa tiền tế 5 gian, hậu cung 3 gian. Trong đền vẫn còn được lưu giữ nhiều hiện vật quý như: kiệu bát cống, ngai thơ, đồ chấp kích, bản thẻ đồng, bát bửu, ghi chữ nôm ở 2 mặt...Những pho tượng trong đền đều được tạc bằng chất liệu gỗ. 

Bên cạnh sắc phong của triều đại Lý, Trần, Lê, Đinh thì ngôi đền này vẫn giữ được gia phả ghi lại 2000 năm phát triển của dòng tộc trên đất Thanh Ba.

Đôi nét về lễ hội đền Du Yến - Phú Thọ

Lễ hội được tổ chức tại đền Du Yến - một ngôi đền linh thiêng với lịch sử xây dựng hàng ngàn năm. Đền Du Yến còn gọi là đền Mẫu là ngôi đền thờ Ngọc Loan công chúa (tên thật Nguyễn Thị Hạnh). Bà có tài sắc hơn người và cũng là một vị tướng tài giỏi dưới trướng của Hai Bà Trưng. Năm 26 tuổi, bà tham gia cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng và được phong làm trưởng lĩnh tiền quân.

Nhờ có nhiều đóng góp to lớn trong cuộc đánh đuổi quân xâm lược Đông Hán, giành lại quyền độc lập cho nước nhà vào năm 40 - 43 thế nên bà được phong làm Ngọc Loan công chúa và giúp Trưng Vương trong quá trình trị vì đất nước. Để tưởng nhớ công lao to lớn của bà, nhiều nơi đã lập đền thờ Hạnh Nương trong đó có xã Chí Tiên - Thanh Ba. Và người dân nơi đây hàng năm cứ vào dịp 15 tháng Giêng lại tổ chức lễ hội đền Du Yến như để tri ân và tưởng nhớ đến công lao to lớn của bà.

Khám phá lễ hội đền Du Yến - Thanh Ba

Lễ hội đền Du Yến là lễ hội có lịch sự phát triển lâu dài cùng với tuổi đời của lịch sử ngôi đền. Từ xưa cho đến nay, lễ hội này đã thu hút sự đông đảo của người địa phương lẫn khách phương xa trở về đây tham dự. Và lễ hội được tổ chức trong mốc thời chính: ngày hội quan diễn ra vào 15 tháng giêng; ngày sinh thần tổ chức vào 15/02 và ngày mất của thần tổ chức vào ngày 10 tháng giêng.

Không khí lễ hội nhộn nhịp

Đối với ngày 15/01 âm lịch là ngày tổ chức lễ hội đền Du Yến long trọng và công phu nhất. Tương truyền rằng đây là ngày Hạnh Nương tuyển chọn trai tráng trong trang Bổng Châu, tập hợp binh sĩ mở tiệc khao quân để khích lệ quân sỹ. Lễ hội tại đền Du Yến tổ chức vào 15 âm lịch tháng giếng diễn ra trong 3 ngày từ 14 - 16 tháng Giêng.

Về tổ chức lễ hội tại đền Du Yến bao gồm 2 phần:

Phần lễ

Ngày 14/01 âm lịch là ngày khai màn cho buổi lễ. Tiếng trống báo hội đã vang lên từ lúc sáng trong không khí hân hoan, phấn khởi của người dân địa phương và khách tham quan. Từng đoàn người nô nức kéo nhau về đây để được tham dự lễ hội đầu năm.

Rước kiệu gồm thanh niên trai tráng

Cũng trong ngày này, chủ tế cùng đoàn làm lễ cáo tế với chư thần. Phần lễ để dâng Mẫu chủ yếu là những loại bánh chay, hoa quả...được chia ra thành 6 giáp; mỗi giáp gồm 2 mâm và được 2 thanh niên trai tráng khiêng vào đặt lên bàn thờ để các cụ cầu tế. Đến ngày 15 cũng là ngày chính của lễ hội thì sẽ tổ chức rước kiệu và múa tiên. Đây vốn là những phần diễn được mong chờ nhất trong lễ hội.

Người dân trong làng kể lại rằng: vào ngày Mẫu ra đời, ngoài bãi dâu Thao Giang có tiên sa giáng trần múa hát như ngày hội nên ngày tế mẫu phải bắt buộc có đội múa tiên gồm 4 cô gái dưới 16 tuổi, chưa chồng, xinh đẹp, dáng vẻ mềm mại và luyện tập múa chu đáo. Những điệu múa bay bổng, mượt mà đẹp như tiên này sẽ được phục vụ tế lễ Mẫu và đã tô đậm nét đặc sắc, độc đáo cho lễ hội. Ngày nay, nghi thức này đã được phục dựng và đã điều chỉnh khác xưa để cho phù hợp với không gian lễ hội.

Và sang ngày 16 sẽ diễn ra lễ tất để báo cáo lễ hội đã được tổ chức xong.

Phần hội

Về phần hội trong lễ hội đền Du Yến chính là không gian văn hóa đặc sắc với nhiều trò chơi văn hóa dân gian như: chọi gà, kéo co, cờ tướng...kết hợp với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao như phần thi tiếng hát dân ca, hội thi đấu những môn thể dục thể thao, hội thi giã bánh giày...trong không khí tưng bừng, vui tươi. Và đối với khách hành hương thì thường về thăm viếng nơi đây vào dịp Tết Nguyên Đán cho đến hết tháng 3 âm lịch. Người người đến để cầu an cho mưa thuận, gió hòa, gia đình êm ấm, hạnh phúc.

Kéo co

Có thể thấy, lễ hội đền Du Yến là một trong những lễ hội đặc sắc và tô điểm rõ thêm về lễ hội truyền thống Phú Thọ phong phú. Và ai đã từng tham dự lễ hội tại đền Du Yến sẽ không thể nào quên được không khí rộn ràng, náo nức nhất là phần múa tiên được tổ chức rất công phu, bay bổng làm cho mỗi du khách đều bị thôi miên bởi điệu múa trong trẻo, ma lực của những cô gái tuổi 16 mang đến.

Nguyễn Chiên (tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn

Ảnh: Internet

Có thể bạn muốn xem