Chuyện kể về Cây đa nhà bò, cây đa số 1 Đông Dương
Với mỗi làng cổ, phố cổ, thì những dáng cây còn đó, gắn với mảnh hồn quê từ ngàn năm qua. Dáng đa cổ thụ đã đi sâu vào tiềm thức mỗi người con Hà Nội và cả những người nhớ thương Hà Nội. Những cây đa ấy đi theo lịch sử thăng trầm của Thủ đô như một chứng nhân ghi nhận cho sự đổi thay, lớn mạnh của mảnh đất nghìn năm văn hiến. Những cây đa lâu năm lịch sử đó được cho thấy rõ ở bài viết dưới đây.
Từ những cây đa cổ thụ…
Thăng Long ngàn năm văn vật được nhắc đến với văn hóa, con người, cảnh vật và dĩ nhiên, sẽ không thể thiếu hình ảnh những cây đa cổ thụ đã đứng lặng lẽ như một người ký sử từ hàng ngàn năm trước.
Giữa phố phường Hà Nội đông đúc, chật hẹp, vẫn còn đó những cây đa tỏa bóng. Những cây cổ thụ nổi tiếng, vừa vì tuổi đời của cây, vừa vì cây gắn liền với những sự kiện lịch sử giữ nước, dựng nước của dân tộc, đồng thời góp phần làm nên sự hấp dẫn của Hà Nội trong con mắt du khách bốn phương.
Linh hồn của đất kinh kỳ. Ảnh quehuong.net Cây đa lông trong khuôn viên tòa soạn báo “Nhân Dân” (số 71, Hàng Trống) từng được mệnh danh là “cây đa số 1 Đông Dương”, tuổi đời trên 300 năm, chu vi thân khoảng 20 mét với 6 nhóm rễ phụ lớn, cây cao hơn 30 mét.
Gần gốc đa là tấm biển ghi nhớ trận chiến đấu oanh liệt đêm 24 rạng ngày 25/12/1946 của các chiến sĩ vệ quốc quân trong trận Hà Nội 1946. Hiện nay cây đa này nằm trong danh sách được Công ty Công viên Cây Xanh thành phố Hà Nội chăm sóc đặc biệt.
Cây đa số 1 Đông Dương. Ảnh quehuong.net
Giữa mái ngói rêu phong của ngôi đền Bà Kiệu, hình ảnh những chùm rễ đa buông rủ đã góp phần làm nên phần h.ồn c.ốt sâu lắng của hồ Hoàn Kiếm. Theo sử sách, cây đa này có từ thế kỷ XVII, cùng thời gian xây dựng ngôi đền. Xưa, cây đa ôm trong lòng một cây gạo. Gốc gạo già quá, sau trận bão năm 1955 bị gãy mà ch.ết nên giờ chỉ thấy vết hõm rỗng trong thân cây đa.
Cây đa tĩnh lặng bên hồ. Ảnh quehuong.net
Một địa danh khác cũng rất thân quen với nhiều thế hệ người Hà Nội là “cây đa nhà bò” nằm trên phố Lò Đúc. Do xung quanh vị trí cây đa ngày xưa là trang trại nuôi bò của thực dân Pháp mà tạo thành cái tên đặc biệt. Thời tạm ch.iếm, một nhà hộ sinh được xây dựng, đến năm 1960 trở thành Nhà hộ sinh B – khu Hai Bà Trưng. Bởi thế, cây đa này cũng là nơi ch.ôn rau c.ắt rốn của bao người con Hà thành.
Cây đa nhà bò quen thuộc. Ảnh quehuong.net
Trên con phố Hàng Gai nhộn nhịp có một cây đa cổ thụ trước đình Cổ Vũ. Những biến thiên lịch sử, những cuộc thương hải tang điền in dấu trên gốc cây gân guốc. Các bậc cao niên sống trên phố Hàng Gai cho biết, ngay từ khi còn là đứa bé, họ đã thường xuyên chơi đùa quanh gốc đa lớn. Gốc đa cũng xuất hiện trong những bức ảnh người Pháp chụp đình Cổ Vũ đầu thế kỷ 20.
Gốc đa in dấu thời gian. Ảnh quehuong.net
Giữa đô thị ngày càng náo nhiệt, cây đa vẫn đứng đó, bền bỉ, lặng lẽ, thâm trầm, ngắm phố phường tấp nập và những cảnh đời mưu sinh vội vã lướt qua. Để rồi những gốc cây nhuốm màu năm tháng lại trở thành người bạn tâm tình, chở che và thân thuộc với nhiều người ở mảnh đất linh thiêng này.
… đến những cây đa Bác Hồ trồng
Năm 1960, trong Tết đầu tiên phát động phong trào “Tết trồng cây”, Bác Hồ đã trồng một cây đa ở Công viên Bảy Mẫu (nay là Công viên Thống Nhất).
“Tết trồng cây” những năm sau đó, Bác đã trồng thêm nhiều cây đa: ở vườn hoa ven hồ đường Cổ Ngư (nay là đường Thanh Niên), trong rừng cây Thống Nhất ven Khu công nghiệp Đông Anh (huyện Đông Anh), ở phường Phú Diễn (quận Bắc Từ Liêm), và ở đồi Đồng Váng (thôn Yên Bồ, xã Vật Lại, huyện Ba Vì) năm 1969.
Cây đa Bác Hồ ở công viên Thống Nhất. Ảnh quehuong.net
Như vậy, từ 1960 đến năm 1969, Bác đã 6 lần trực tiếp tham gia trồng cây, và đều chỉ trồng cây đa. Những cây đa Bác Hồ ngày nào giờ đã xòe tán, tỏa bóng lá xanh, như lời căn dặn các thế hệ sau chuyên cần nhân lên màu xanh cho đất nước.
Những cây đa huyền thoại đã trở thành linh h.ồn của Thủ đô cổ kính. Chúng sẽ sống mãi như một phần ký ức đẹp của Hà Nội, đồng thời vun đắp tình yêu mảnh đất nghìn năm văn hiến cho thế hệ hôm nay và mai sau.
( Nguồn: quehuong.net)