Chùa Phật Học Cần Thơ
Tham gia tour du lịch tâm linh với điểm đến là chùa Phật Học Cần Thơ, ngoài được chiêm ngưỡng nét đẹp cổ kính, linh thiêng của chùa thì bạn sẽ tìm thấy những phút giây an nhiên trong lòng.
Về xứ Tây Đô, ngoài được trải nghiệm những tour du lịch miệt vườn trĩu quả thì vẻ đẹp linh thiêng của những ngôi chùa cổ nơi đây cũng thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan và chiêm bái. Trong đó, chùa Phật Học Cần Thơ - điểm đến tâm linh nổi tiếng thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước về đây vãn cảnh cũng như cầu bình an cho gia đình, bạn bè, người thân của mình.
Mang đậm kiến trúc miền Tây sông nước
Chùa Phật Học ở đâu Cần Thơ?
Chùa Phật Học Cần Thơ có tọa lạc nằm đối diện chùa chùa Khmer Munirensay và tòa nhà Sacombank và ngay gần trường THCS Chu Văn An. Cách bến Ninh Kiều không quá 650m, du khách có thể đến chùa bằng cách đi bộ dễ dàng để tận hưởng nhịp sống, cảnh quan của người dân sinh sống ở khu vực nơi đây.
Địa chỉ: 11 đại lộ Hòa Bình - Quận Ninh Kiều - TP. Cần Thơ.
Giờ mở cửa: 8h00 - 22h00
Điện thoại liên hệ: 071.827685
Lưu ý: Chùa thường mở cửa vào các ngày trong tuần để đón du khách về đây tham quan, vãn cảnh.
Đến chùa Phật Học Cần Thơ như thế nào?
Để di chuyển đến chùa Phật Học thì bạn sẽ phải băng qua tuyến đường Hai Bà Trưng (bến Ninh Kiều) -> rồi đi đến tuyến đường Ngô Quyền. Từ đường Ngô Quyền thì bạn tiếp tục di chuyển về hướng Tây khi gặp ngã 4 tại đại lộ Hòa Bình bạn tiếp tục quẹo sang trái, đi thẳng một đoạn là sẽ được được chùa đấy nhé.
Lưu ý: Cổng Tam Quan của ngôi chùa này nằm ngay bên đường Đại Lộ Hòa Bình. Vây nên du khách chỉ cần men theo con đường này là tới nơi.
Tượng Phật đặt trong chùa
Tại sao lại có tên là 'chùa Phật Học'?
Với bất kỳ du khách nào ghé thăm ngôi chùa này đều thắc mắc vì sao chùa lại mang tên là Phật Học. Theo lịch sử ghi chép lại, chùa trước đây chính là trụ sở chính của hội Phật học Nam Việt của Cần Thơ và được Hội Phật học xây dựng chùa vào năm 1951. Mục đích khi xây dựng lên ngôi chùa này là để cho những Phật tử đến tu tập về Phật pháp.
Đến nay, chùa Phật Học tại Cần Thơ đã trải qua rất nhiều đời trụ trì. Và Hòa thượng Thích Thiện Phước về trụ trì chùa từ năm 1965 cũng là vị trụ trì lâu năm nhất của chùa. Tiếp sau đó, Đại đức Thích Minh Thông kế vị với nhiều đóng góp cho nền Phật giáo địa phương trong đó có việc trùng tu lại ngôi chùa vào năm 1998 - 1999.
Ngày nay, chùa Phật Học hay tổ chức những khóa học tu tập, các khóa giảng phát, nấu cơm và phát cơm từ thiện cho người nghèo. Đặc biệt, chùa còn hướng tới làm thiện nguyện và tặng quà cho những em học sinh vùng sâu, vùng xa, những hoàn cảnh khó khăn. Vào mùa thi cử, nhà chùa hay nấu cơm chay để phát miễn phí cho các bạn học sinh. Vì thế, rất nhiều du khách, Phật tử gần xa về chùa tham dự tu tập và đến sinh hoạt tại chùa.
Tham quan kiến trúc đặc sắc của chùa Phật Học
Thời mới thành lập, chùa Phật Học Cần Thơ chỉ được xây lên 3 tầng và kiến trúc của chùa lúc bấy giờ khá đơn giản, không quá cầu kỳ. Năm 2012, thì ngôi chùa này được trùng tu lại và xây thêm 2 tầng nữa thành tòa nhà 5 tầng với kiến trúc đồ sộ, uy nghi như hiện nay.
Chùa xây dựng 5 tầng uy nghi
Tầng 1: của chùa chính là khuôn viên để tiếp đón những phật tử nơi xa đến cầu nguyện và chiêm bái. Bên trong còn bố trí thêm nhà bếp và khu bán Kinh Phật để đáp ứng nhu cầu của Phật tử.
Tầng 2: chính là không gian trang nghiêm thờ Dược Sư Hội Thượng Phật Bồ Tát.
Tầng 3: với chánh điện rộng chỉ mở vào những dịp lễ đặc biệt. Đây cũng là nơi thờ tượng Bồ Tát.
Tầng 4: là nơi thờ Bồ Đề Đạt Ma Sư Tổ.
Tầng 5: chính là nơi thờ tượng Phật A Di Đà; kế 2 bên là đặt những tượng Phật Bồ Tát và tượng áp của những vị La Hán.
Chánh điện cũng như giảng đường của chùa sở hữu diện tích rộng rãi với sức chứa lên đến 100 người. Đặc biệt hơn cả, chùa xây dựng 5 tầng với các phòng thờ, gian thờ rộng rãi, đầy đủ chức năng. Tuy nhiên, khoảng sân trước chùa chỉ vỏn vẹn 20m2 và có sự hiện diện duy nhất của cây đa cổ thụ.
Chánh điện
Từ bên ngoài nhìn vào ngôi chùa cổ kính này rất bề thế, trang nghiêng và nằm thu gọn yên bình giữa lòng thành phố Cần Thơ. Mặc dù không gian bên ngoài của chùa vô cùng ồn ào, huyên náo vì nằm ngay trung tâm. Nhưng khi đặt chân vào trong chùa bạn sẽ thấy sự khác lạ đến yên ả vì sự thanh tịnh, lắng đọng màng chùa mang đến.
Chùa Phật Học Cần Thơ sở hữu nét kiến trúc Phật giáo hệ Bắc Tông và có nét đẹp hiện đại giống như bao nhiêu ngôi chùa khác ở miền Tây. Điểm nổi bật của ngôi chùa này xây dựng với kiến trúc 5 tầng lộng lẫy và được bao bọc bởi nhiều hàng cây xanh tươi, mát mẻ xung quanh.
Cổng tam quan từ ngoài vào trong
Cổng tam quan từ trong ra ngoài
Phía trước ngôi chùa chính là cổng tam quan nhỏ bé nhưng vẫn giữ được nét đẹp kiến trúc xưa cũ. Canh giữ trước cổng tam quan chính là 2 pho tượng ông Phong thân và Lôi thần - bảo hộ cho chùa.
3 pho tượng được đặt cạnh cổng tam quan
Nhìn sang bên phải cổng tam quan là sự hiện diện của 3 pho tượng lần lượt là: Phật A Di Đà; Phật Dược Sư; Phật Thích Ca Mâu Ni. Và kế bên những tảng đá gần tượng Phật có xuất hiện của bia đá khắc đề Chú Đại Bi và nhiều bài học ý nghĩa dành cho người trong Phật giáo.
Nhìn chung, kiến trúc bề thế của chùa khi được trang trí những họa tiết hoa văn tinh xảo với kỹ thuật trang trí công phu, tỉ mỉ và sự xuất hiện của đèn lồng giăng ngang xung quanh càng khiến ngôi chùa trở nên linh thiêng hơn bao giờ hết. Vào những dịp lễ, hay lễ Phật Đản thì những chiếc đèn lồng lại được thắp sáng lung linh, huyền ảo nhìn rất đẹp.
Lưu ý gì khi khi tham quan chùa Phật Học
Vì là nơi tôn nghiêm, thành kính thế nên khi tham quan chùa Phật Học Cần Thơ du khách nên chú ý một số vấn đề dưới đây:
Về trang phục: Bạn nên mặc những bộ trang phục kín đáo, không nên mặc những bộ đồ ngắn như: áo sát nách, quần đùi, áo ba lỗ gây phản cảm, mất đi sự tôn nghiêm tại chùa.... Không nên nói đùa, cười cợt, nô nhau khi đến chùa. Giữ vệ sinh chung tại chùa, không vứt rác bừa bãi.
Và nếu bạn muốn ngột rửa, bụi bặm ở bên ngoài kia để tìm sự tĩnh tâm, an nhiên trong tâm hồn thì chùa Phật Học Cần Thơ sẽ là điểm đến tuyệt vời cho những ai yêu thích và trải nghiệm du lịch tâm linh đấy nhé.
>> Xem thêm: Những điểm du lịch tâm linh tại Cần Thơ lý tưởng cho người sùng đạo
Nguyễn Chiên (tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn
Ảnh: Internet