web stats

Chiêm ngưỡng 19 di sản thế giới mới vừa được UNESCO công nhận

Trong số 19 di sản thế giới mới này, có 13 di sản văn hóa, ba di sản thiên nhiên và ba di sản hỗn hợp (gồm cả thiên nhiên và văn hóa). Ngoài ra, UNESCO cũng chấp nhận việc mở rộng một di sản thiên nhiên. Như vậy, tổng số di sản thế giới trong danh sách của UNESCO hiện nay là 1092, tại 167 nước. Các di sản mới được công nhận bao gồm: 13 di sản văn hóa: Nhà thờ Naumburg (Đức) Nằm về phía đông của Thuringian Basin, nhà thờ Naumburg được xây dựng từ năm 1028, nổi bật với kiểu kiến trúc và nghệ thuật thời Trung cổ. Nhà thờ là sự tổng hợp của

Trong số 19 di sản thế giới mới này, có 13 di sản văn hóa, ba di sản thiên nhiên và ba di sản hỗn hợp (gồm cả thiên nhiên và văn hóa). Ngoài ra, UNESCO cũng chấp nhận việc mở rộng một di sản thiên nhiên. Như vậy, tổng số di sản thế giới trong danh sách của UNESCO hiện nay là 1092, tại 167 nước.

Các di sản mới được công nhận bao gồm:

13 di sản văn hóa:

Nhà thờ Naumburg (Đức)

Nằm về phía đông của Thuringian Basin, nhà thờ Naumburg được xây dựng từ năm 1028, nổi bật với kiểu kiến trúc và nghệ thuật thời Trung cổ. Nhà thờ là sự tổng hợp của cấu trúc La Mã và Gothic, với hai bên là dàn hợp xướng, được thiết kế theo phong cách cuối La Mã đầu Gothic. Dàn hợp xướng phía tây có niên đại vào khoảng thế kỷ thứ 13, cho thấy những thay đổi trong việc thực hành tôn giáo và sự xuất hiện của khoa học và tự nhiên trong nghệ thuật tượng trưng. Dàn hợp xướng và các tác phẩm điêu khắc có kích thước như ngoài đời là những kiệt tác của xưởng điêu khắc mà ngày nay được biết dưới cái tên là “Bậc thầy Namburg”.

Bảy ngôi đền thờ Sansa (Hàn Quốc)

Sansa là các viện Phật giáo nằm rải rác trên núi ở Quốc. Hệ thống tu viện này gồm bảy ngôi đền nằm trên núi, có niên đại vào khoảng từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ thứ 9, cho thấy đặc trưng kiến trúc của Hàn Quốc: sân trong được bao bọc bởi bốn tòa nhà (chùa chính, sảnh đường, thư viện và tịnh xá). Bảy ngôi sơn tự này chứa đựng những thành tố cần thiết để biểu thị giá trị nổi bật phổ quát của các ngôi sơn tự Phật giáo Hàn Quốc, gồm quần thể núi, các kiến trúc được bảo tồn nguyên vẹn dành cho các hoạt động tôn giáo và cuộc sống hằng ngày, các điện thờ, khu vực thiền định, các không gian học thuật tự viện và khu lưu trú dành cho các nhà tu hành.

Danh sách bảy sơn tự được công nhận gồm: Chùa Tongdo ở Yangsan, tỉnh Gyeongsang Nam, Chùa Buseok ở Yeongju, tỉnh Gyeongsang Bắc, Chùa Bongjeong ở Andong, Gyeongsang Bắc, Chùa Beopju ở Boeun, tỉnh Chungcheong Bắc, Chùa Magok ở Gongju, tỉnh Chungcheong Nam, Chùa Seonam ở Suncheon, tỉnh Jeolla Nam và Chùa Daeheung ở Haenam, tỉnh Jeolla Nam.

Những kiến trúc Thiên chúa giáo ẩn giấu tại Nagasaki (Nhật Bản)

 

Nằm ở phía tây bắc của hòn đảo Kyushu, nơi này có 10 ngôi làng, lâu đài Hara và một ngôi nhà thờ được xây dựng vào khoảng thế kỷ 16 đến thế kỷ 19. Đây là địa điểm phản ánh dấu tích sớm nhất của những người Thiên chúa giáo đầu tiên đến định cư tại Nhật Bản.

Thành phố cổ Qalhat (Oman)

Nằm ở vùng phía đông bờ biển Sultanate của Oman, thành phố cổ Qalhat được bao xung quanh bằng một bức tường cổ. Thành phố này trước đây từng là một thành phố cảng chính của vùng A-rập vào khoảng giữa thế kỷ 11 đến thế kỷ 15. Ngày nay, nơi này chứa đựng những dấu tích khảo cổ học độc đáo liên quan đến sự kết nối giao thương giữa vùng bờ biển đông A-rập, Đông châu Phi, Ấn Độ, Trung Quốc và Đông Nam Á.

Di tích khảo cổ Hedeby và Danevirke (Đức)

Di tích khảo cổ này gồm những gì còn lại của một thị trấn thương mại, gồm vết tích của những con đường, tòa nhà, nghĩa trang và một cảng có niên đại khoảng từ thế kỷ 1 đến đầu thế kỷ 2 sau Công nguyên. Với các chứng cứ khảo cổ học dồi dào, nơi này đã là chìa khóa minh chứng cho việc phát triển thương mại, xã hội và lịch sử tại châu Âu trong suốt thời kỳ Viking.

Thành phố Caliphate của Medina Azahara (Tây Ban Nha)

Đây là một thành phố cổ xưa có niên đại vào khoảng thế kỷ 10 sau Công nguyên, do đế chế Umayyad xây dựng. Sau một vài năm phát triển thịnh vượng, thành phố này bị bỏ quên và để hoang tàn trong suốt thời gian nội chiến đến tận những năm 1009-1010. Phần còn lại của thành phố bị bỏ quên gần 1000 năm cho đến giữa thế kỷ 20 mới được phát hiện ra. Thành phố rất hoàn thiện với đầy đủ đường sá, cầu, hệ thống cấp và thoát nước, các tòa nhà… Thành phố này còn cung cấp thông tin về nền văn minh Hồi giáo ở phương Tây đã biến mất với vẻ lộng lẫy còn lại của thánh đường Al-Andalus.

Khu vực đi săn của người Inut (còn gọi là người Eskimo) giữa biển và núi băng Aasivissuit – Nipisat (Đan Mạch).

Aasivissuit-Nipisat, Vùng đất săn bắn Inuit giữa Băng và Biển (Đan Mạch) - Nằm bên trong Vòng Bắc cực ở phần trung tâm của West Greenland, khu vực này lưu giữ phần còn lại của 4.200 năm lịch sử nhân loại, cùng tập quán săn bắn động vật trên đất liền và từ biển cả, di cư theo mùa, di sản văn hóa hữu hình và phi vật thể giàu có và được bảo tồn tốt liên kết chặt chẽ với các yếu tố khí hậu, điều hướng và y học.

Các đặc tính của mạng lưới này bao gồm các ngôi nhà mùa đông lớn, cũng như các địa điểm khảo cổ từ các nền văn hóa Paleo-Inuit và Inuit. Phong cảnh văn hóa trải dài từ Nipisat ở phía tây đến Aasivissuit, gần nắp băng ở phía đông.

Ốc đảo Al-Ahsa, (A- rập Saudi)

Nằm ở phía đông bán đảo A-rập, ốc đảo Al-Ahsa là nơi tập hợp vườn thực vật, kênh rạch, giếng, suối, một hồ thoát nước, cùng với những tòa nhà cổ, các công trình xây dựng đô thị, và một số điểm khảo cổ. Những điều này cho thấy sự có mặt của con người ở vùng Vịnh kể từ thời kỳ đồ đá mới đến nay. Đây cũng là ốc đảo lớn nhất thế giới với khoản 2,5 triệu cây cọ.

Göbekli Tepe (Thổ Nhĩ Kỳ)

Di chỉ khảo cổ Göbekli Tepe nằm ở phía Đông Nam Anatolia (Thổ Nhĩ Kỳ) gồm nhiều công trình kiến trúc cổ xưa, được xây dựng từ năm 9.600 đến 8.200 trước Công Nguyên, bởi những nhóm người du mục sinh sống bằng săn bắt thú, đánh cá và hái lượm. Có vẻ như những công trình này được dùng để kết nối với các linh hồn, có thể là trong nghi thức tang lễ. Những cây cột hình chữ T được chạm trổ hình động vật hoang, cho thấy niềm tin và cách sống của con người thời kỳ cách đây 11.500 năm.

Ivrea, thành phố công nghiệp thế kỷ 20 (Italia)

Ivrea (Italia) là thành phố công nghiệp được thiết kế bởi những nhà hoạch định đô thị và kiến trúc sư hàng đầu quốc gia này giai đoạn 1930-1960. UNESCO đánh giá thành phố "thể hiện tầm nhìn hiện đại về mối quan hệ giữa sản xuất công nghiệp và kiến trúc".

Thắng cảnh khảo cổ Sassanid (Iran)

Tám điểm khảo cổ trong ba khu vực địa lý ở vùng Đông Nam tỉnh Fars của Iran gồm Firuzabad, Bishapur và Sarvestan. Những nơi này bao gồm các cấu trúc, cung điện và thành phố có niên đại vào khoảng từ đầu đến cuối đế chế Sassanian, tức là vào khoảng năm 224 đến 658 sau Công Nguyên. Giữa các điểm này là thủ đô do người sáng lập vương triều, Ardashir Papakan xây dựng, cũng như thành phố với cấu trúc kiến trúc phản ánh sự thành công trong triều đại của ông, Shapur I. Cảnh quan khảo cổ cho thấy cách xây dựng tận dụng địa hình tự nhiên và những ảnh hưởng của truyền thống văn hóa Parthian và nghệ thuật La Mã có tác động khá nhiều đến phong cách kiến trúc và nghệ thuật của thời kỳ Hồi giáo.

Địa điểm khảo cổ Thimlich Ohinga (Kenya)

Khu khảo cổ Thimlich Ohinga (Kenya) được xây dựng từ khoảng thế kỷ XVI, được cho là pháo đài của các cộng đồng dân cư và gia súc. Ohinga (nghĩa là định cư) là quần thể lớn nhất và được bảo tồn nguyên vẹn nhất trong số những di tích tương tự còn tồn tại. Thimlich Ohinga là thí dụ điển hình về những vách tường lớn do những cộng đồng du mục đầu tiên trong lưu vực hồ Victoria xây dựng.

Quần thể kiến trúc và trang trí nghệ thuật Victorian Gothic ở Mumbai (Ấn Độ)

Tthành phố Mumbai đã thực hiện một dự án quy hoạch đô thị đầy tham vọng vào nửa cuối thế kỷ 19. Đó là một nhóm các tòa nhà công cộng giáp với không gian mở Oval Maidan, ban đầu là với phong cách Neo-Gothic thời Victoria, và sau đó, vào đầu thế kỷ 20, là Art Deco. Quần thể kiến trúc Victoria dựa trên các yếu tố Ấn Độ phù hợp với khí hậu, bao gồm cả ban công và hiên. Các tòa nhà theo phong cách Art Deco, với rạp chiếu phim và nhà dân, pha trộn thiết kế của Ấn Độ với Art Deco, tạo ra một phong cách độc đáo đã được mô tả là Indo-Deco.

Ba Di sản Thiên nhiên:

Núi Barberton Makhonjwa (Nam Phi)

Nằm về phía đông bắc Nam Phi, khu vực này bao gồm 40% đá Barberton Greenstone, một trong những cấu trúc địa chất cổ xưa nhất trên thế giới. Dãy núi Barberton Makhonjwa là khu vực bảo quản tốt nhất của các loại đá trầm tích và núi lửa có tuổi thọ từ 3,25 đến 3,6 tỷ năm - giai đoạn những lục địa đầu tiên bắt đầu hình thành trên Trái đất nguyên thủy.

Núi lửa Chaine des Puys (Pháp)

Chaine des Puys nằm ở miền Trung nước Pháp, gồm 80 ngọn núi lửa đã ngừng hoạt động, trải dài 40km. Để tới được đỉnh núi lửa cao nhất tại đây, khách du lịch phải di chuyển bằng tàu hỏa.

Fanjingshan (Phạm Tịnh Sơn - Trung Quốc)

Khu bảo tồn thiên nhiên Fanjingshan thuộc tỉnh Quý Châu (Trung Quốc) lọt vào danh sách nhờ vẻ đẹp của các ngọn núi và thác nước hùng vĩ cũng như sự đa dạng sinh học. Nằm ở độ cao 2.570m so với mực nước biển, Fanjingshan là đạo tràng nổi tiếng của các Phật tử. Núi được hình thành từ đá vôi karst từ Kỷ thứ ba (cách đây 65 đến 2 triệu năm), là nơi cư trú của nhiều loài động thực vật còn lại từ Kỷ thứ ba này. Đa dạng sinh học của vùng núi này được đánh giá rất cao, với nhiều loại động vật quý hiến như voọc mũi hếch, cũng như nhiều loài trong sách đỏ như chim trĩ, nai xạ rừng, kỳ nhông khổng lồ…

Ba di sản hỗn hợp:

Công viên Quốc gia Chiribiquete National Park – vùng đất của báo gấm (Colombia)

Được công nhận là vườn quốc gia từ năm 1989, Chiribiquete nằm ở Colombia, nổi tiếng là một trong những quần thể sinh học đa dạng, lớn nhất khu vực Amazon, là nơi bảo tồn động vật hoang dã lớn nhất của Colombia. Vườn còn là nơi lưu giữ nhiều dấu tích của người cổ xưa với hơn 75.000 bức vẽ có tuổi thọ hơn 20.000 năm trong 60 hang đá. Đây cũng là vùng đất của báo gấm từ xa xưa, được chỉ ra trên những hình vẽ này, với hình ảnh săn bắn, chiến đấu, nhảy múa và các nghi lễ.

Pimachiowin Aki (Canada)

Pimachiowin Aki (Mảnh đất cung cấp sự sống) là một khu rừng có các con sông chảy qua, cùng với rất nhiều hồ, đầm lầy và rừng phương bắc. Nơi này hình thành một phần khu vực cư trú của người Anishinaabeg, một tộc người bản địa sinh sống bằng nghề câu cá, săn bắn và hái lượm. Nơi này còn là nơi giao thoa của bốn cộng đồng Anishinaabeg sống dọc theo các triền sông. Đây là một thí dụ đặc biệt về truyền thống văn hóa giữ đất, vốn vinh danh những món quà của thượng đế, kính trọng tất cả các hình thái của cuộc sống và giữ mối quan hệ hài hòa với các loài khác.

Thung lũng Tehuacán-Cuicatlán Valley (Mexico)

Thung lũng này là một phần của khu vực Trung Mỹ, là vùng khô cằn hay bán khô cằn với đa dạng sinh học phong phú nhất trong tất cả các khu vực Bắc Mỹ, bao gồm ba thành phần, Zapotitlán-Cuicatlán, San Juan Raya và Purrón. Đây là một trong những trung tâm của xương rồng với các loại rất đa dạng nhưng lại đang trong nguy cơ biến mất trên toàn thế giới. Thung lũng là cả một khu rừng dày đặc các loại xương rồng cột, tạo nên phong cảnh độc đáo.

Đây cũng là nơi có hệ thống cung cấp nước hoàn chỉnh, với kênh, giếng, cống dẫn nwóc và đập lâu đời nhất ở lục địa này, làm nền tảng cho sự xuất hiện của các nhóm định cư nông nghiệp.

Di sản mở rộng:

Thung lũng sông Bikin (Nga)

Thung lũng sông Bikin là một phần mở rộng nối tiếp của khu vực miền Trung Sikhote-Alin hiện tại, được ghi vào năm 2001 trong Danh sách Di sản Thế giới, có diện tích 1.160.469 ha, lớn gấp 3 lần diện tích hiện tại, có một số loài động vật quý hiếm bao gồm hổ Amur, nai Siberia, sói và chồn.

Có thể bạn muốn xem