Cầu gãy Bình Dương ma mị như trong thế giới Hobit trong phim Tèo Em
Chắc hẳn những ai theo dõi bộ phim hài chiếu rạp có tên Tèo Em còn nhớ một cảnh, Tèo Em do Thái Hòa đóng, mắt nhắm, miệng hét, lao vút qua một chiếc cầu gãy đầy liều lĩnh. Khung cảnh đó không phải do phim trường dựng, nó là phiên bản có thật mang tên Cầu Gãy tại Bình Dương.
Hình ảnh toàn cảnh về cây cầu Gãy Bình Dương
Cầu gãy Bình Dương không chỉ lên phim độc đáo, ngoài đời nó còn là thánh địa sống ảo đầy ma mị cho bất cứ ai. Cùng theo chân gtop đến đây thôi nào!
1-Lịch sử ra đời của cầu Gãy? Tại sao cầu lại gãy?
Đến đây bạn như được sống lại lịch sử
Nếu không biết đến cây cầu này ngoài đời bạn sẽ nghĩ đoàn phim Tèo Em làm phim trường, dựng cảnh, để cây cầu bị đứt đoạn như chặt đôi ra. Tạo cảm giác mạo hiểm cho nhân vật phóng xe máy “bay” qua sông, để đáp được sang nữa gãy kia của cây cầu.
Đoàn làm phim Tèo Em trước cây cầu Gãy
Nhưng đây là Cầu Gãy có thật, không hề dựng, tạo hay dùng kỹ thuật điện ảnh. Nó thuộc về Bình Dương được dân bản địa nơi đây gọi tên theo sông là cầu Sông Bé.
Cho đến nay trông cây cầu này vẫn cổ xưa
Nó có lịch sử khá lâu đời, khai sinh năm 1925, vào thời Pháp thuộc, đang bành trướng mở rộng thêm nhiều đồn điền cao su.
Cây cầu đứt đoạn kể từ năm 1975
Đến ngày 29/04/1975, khi bom đạn chiến tranh không từ một ai, trút như mưa bão xuống đây. Để tránh bị truy kích đuổi theo, đội biệt kích Việt lúc này đành “xuống tay” chặt đứt cây cầu, huyết mạch giao thông bấy giờ. Và nó đứt đoạn từ đây, bị phân thành 2 phần tách rời nhau.
Nó chính là minh chứng cho lịch sử hào hùng
Đến ngày nay không phải con người không đủ khả năng “nối liền vết thương” cho nó. Mà người ta để lại và coi cây cầu này như một minh chứng cho lịch sử vang dội, hào hùng đã qua đi.
Nơi này được để lại cho các thánh sống ảo đến đây
Nó cũng không ảnh hưởng đến giao thông liền mạch, bởi song song còn có Cầu Phước Hòa. Nơi này không chỉ tồn tại là di tích còn trở thành “thánh địa sống ảo” cho những bạn trẻ. Thật thú vị.
2- Thánh địa sống ảo
Đứng bên này cầu nhìn sang bên kia có gì ngẩn ngơ?
Xưa nó là hiện thân cho chiến tranh, khốc liệt, nay vừa là minh chứng lịch sử thể hiện sự hào hùng của dân tộc lại còn là nơi sống ảo cực chất và đầy chất ma mị. Vì sao?
Nơi này có cực nhiều góc chụp đẹp
Câu trả lời chính là ở xuất xứ của nó. Ngay khi biết đến “lịch sử ra đời” của Cầu Gãy đã là một sự tò mò cho nhiều người tìm đến, ngay cả đoàn phim Tèo Em.
Nhìn khung cảnh chất thế này, bảo sao không mải mê chụp hình
Sau đó đến đây họ tranh thủ ghi hình làm kỷ niệm và những bức ảnh truyền tay nhau nó đẹp đến lạ lùng. Chính bởi thế bỗng rất nhanh thôi, nơi này được săn lùng và được gọi tên là thánh địa sống ảo.
Bạn cần băng qua rừng đại ngàn cao su để đến với cầu
Cách trung tâm Sài Gòn 70km, bạn cần đi men theo một con đường qua một miếu nhỏ, tiếp tục băng rừng cao su để đến được đây. Ngay quãng đường di chuyển này thôi đủ để bạn thấy sự ma mị rồi.
Cái lạnh người khi qua miếu nhỏ, cái rợp người khi băng qua đại ngàn cao su. Tất cả cứ tê tái, khiến bạn có chút run run nhẹ nhưng lại có chút gì đó thôi thúc buộc bạn đi tiếp khám phá.
Hình ảnh đẹp như trong cảnh của hobit
Tiếp đó là nơi bạn cần đến: Cầu Gãy. Ấn tượng ban đầu nơi đây như khung cảnh Hobit vậy, vắng vẻ đìu hiu, u tịch có hoang vu, có chút gì đó ma mị khó tả. Bởi cây cầu lịch sử, bởi rêu xanh phủ kín, bởi cỏ mọc um tùm dưới chân, cùng những tán cây xanh bao trùm bên trên chiếc cầu.
Nơi có quang cảnh hoang vu, tĩnh mịch
Việc của bạn khi đến đây là tạo dáng sodeep cùng khung cảnh này, tại các thế đứng trên cầu chính giữa, trước cây cầu gãy hay bất cứ góc nào bạn cho rằng có thể sáng tạo nghệ thuật. Sau đó chiêm ngưỡng để rồi phải trầm trồ về sự ma mị, đẹp huyền bí của thánh địa sống ảo này đó.
Có nhiều cách để tạo ra bức ảnh nghệ thuật với nơi đây
Thêm một lưu ý khi đến đây là nơi này khá hoang vu, chưa được khai thác thành điểm du lịch chuyên nghiệp nên cần các bạn trẻ tự ý thức khi thăm quan. Tránh vặt bẻ cành cây, phá rừng hay vứt xả rác bừa bãi.
Lên đường đến ngay với cầu Gãy thôi nào!
Nếu thuộc team ưa mạo hiểm hay thuộc đội nhóm đi phượt hoặc đơn giản bạn mê sống ảo, thích sở hữu những pô ảnh đắt giá để đời, còn chờ gì nữa chưa lên đường ngay. Đến với Cầu Gãy Bình Dương để mỗi chuyến đi là một trải nghiệm đáng giá hơn!