web stats

Bỏ túi kinh nghiệm du lịch Tam Chúc

Là ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á  và sở hữu vẻ đẹp hoành tráng, ma mị, đậm chất cổ trang, Tam Chúc đang là điểm đến được du khách khắp nơi mê mẩn và tìm đến check-in. Chùa Tam Chúc hay còn được biết đến với tên gọi Tam Chúc Tự đang là điểm đến siêu hot ở Hà Nam với tín đồ du lịch thập phương. Địa danh này xuất hiện thường xuyên trên các nền tảng mạng xã hội, cũng như hội nhóm du lịch và luôn gây ngỡ ngàng bởi sự hoành tráng và vẻ đẹp siêu thực. Để có thể khám phá trọn vẹn những điều đặc biệt ẩn chứa tại ngôi chùa nổi tiếng

Là ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á  và sở hữu vẻ đẹp hoành tráng, ma mị, đậm chất cổ trang, Tam Chúc đang là điểm đến được du khách khắp nơi mê mẩn và tìm đến check-in.

Chùa Tam Chúc hay còn được biết đến với tên gọi Tam Chúc Tự đang là điểm đến siêu hot ở Hà Nam với tín đồ du lịch thập phương. Địa danh này xuất hiện thường xuyên trên các nền tảng mạng xã hội, cũng như hội nhóm du lịch và luôn gây ngỡ ngàng bởi sự hoành tráng và vẻ đẹp siêu thực. Để có thể khám phá trọn vẹn những điều đặc biệt ẩn chứa tại ngôi chùa nổi tiếng bậc nhất Đông Nam Á này, bạn chớ bỏ lỡ cẩm nang kinh nghiệm du lịch Tam Chúc siêu hot dưới đây.

Tam Chúc là điểm đến siêu hot với cộng đồng mê xê dịch thời gian gần đây. Ảnh: Nguyễn Hoa

Tổng quan về chùa Tam Chúc - thắng cảnh đẹp nhất Hà Nam 

Trước khi cập nhật kinh nghiệm du lịch Tam Chúc chi tiết thì hãy cùng khám phá những thông tin thú vị về ngôi chùa tuyệt đẹp này, để chuyến đi của bạn thêm phần trọn vẹn. Chùa Tam Chúc nằm ở địa phận thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng của tỉnh Hà Nam. Chùa được xây dựng trên nền của ngôi chùa Tam Chúc cũ có từ thời nhà Đinh, cách đây khoảng 1000 năm.

Tam Chúc là một trong những ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á. Ảnh:@cenhuongken

Tam Chúc hiện có diện tích gần 5.100ha, trong đó diện tích vùng lõi khoảng 4000 ha bao gồm quần thể chùa, hồ nước, núi đá và rừng tự nhiên bao quanh. Chùa Tam Chúc có địa thế rất đặc biệt là  “Tiền lục nhạc, Hậu thất tinh” mặt trước là hồ Tam Chúc với sáu quả núi Lục Sơn Thủy, tương truyền do nhà trời đưa xuống, ba mặt bao bọc bởi dãy núi Thất Tinh, truyền thuyết kể rằng khi đêm về ở những ngọn núi này đều xuất hiện những đốm sáng rất lớn tựa như bảy ngôi sao lung linh. Chùa Tam Chúc hiện thờ Đức Phật và Quan thế âm Bồ Tát.

Địa thế chùa Tam Chúc rất độc đáo. Ảnh:@lebvessa

Cấu trúc cơ bản của ngôi chùa nổi tiếng này gồm có rất nhiều hạng mục, bao gồm cổng Tam Quan, điện Pháp Chủ, điện Quan Âm, Tam Thế, chùa Ngọc, đền Tứ Ân, vườn Cột Kinh, nhà khách Thủy Đình… Tuy nhiên, theo kinh nghiệm du lịch Tam Chúc của các tín đồ xê dịch thì hiện tại, chùa vẫn đang trong quá trình hoàn thiện một số hạng mục nhưng tổng thể đã rất đẹp và hoành tráng.

Ngôi chùa vẫn đang được tiếp tục hoàn thiện. Ảnh:@_lphuongtrinh

Hướng dẫn đường đi chùa Tam Chúc, cách di chuyển tại chùa 

Tam Chúc nằm cách Hà Nội khoảng 60km, bạn có thể đi chùa bằng xe máy hoặc ô tô khá dễ dàng. Nếu tự di chuyển bằng phương tiện cá nhân là xe máy hoặc ô tô,  từ trung tâm Hà Nội bạn di chuyển ra Quốc lộ 1A chạy hướng Phủ Lý sau đó di chuyển vào Quốc lộ 21, đi thêm 10km là sẽ tới Tam Chúc. Ngoài ra, bạn cũng có thể đi theo hướng bến xe Nước Ngầm rẽ vào cao tốc Pháp Vân - Cầu Rẽ, sau đó lên cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình chạy đến núi gia Liêm Tuyền thì rẽ về Phủ Lý vào Quốc lộ 21 rồi đi thêm 10KM nữa để đến chùa Tam Chúc.

Đường đến Tam Chúc khá thuận tiện nên bạn có thể di bằng ô tô hoặc xe máy. Ảnh:@tam_andree

Khi đến chùa Tam Chúc, bạn có hai lựa chọn về phương tiện di chuyển lên chùa là đi thuyền hoặc đi xe điện. Nếu đi thuyền, thời gian di chuyển khoảng 20 phút vì thuyền đi chậm, bạn có thể tranh thủ ngắm cảnh và chụp ảnh, giá là 200k/ lượt đi về, bạn có thể chọn thuyền rồng lớn hoặc thuyền nhỏ tùy nhu cầu. Với cách di chuyển bằng xe điện bạn sẽ đi nhanh hơn, khoảng 10 phút, giá di chuyển là 90,000đ/lượt đi  và về.

Nên đi thuyền để check-in ngôi đình giữa hồ. Ảnh:@haftlinh

Kinh nghiệm du lịch Tam Chúc bạn nên tham khảo là nên chọn đi thuyền, để được check-in ngôi đình giữa hồ và cây cầu sống ảo rất đẹp. Ngoài chi phí di chuyển thì bạn không mất thêm bất cứ khoản thu nào khác.

Cây cầu sống ảo khiến giới trẻ mê mẩn. Ảnh: @nhimsoc13

Thời gian nên đến Tam Chúc 

Thời gian ghé thăm là kinh nghiệm du lịch Tam Chúc bạn nên biết khi lên kế hoạch về chuyến đi. Thông thường từ tháng 8 đến tháng 11 hoặc từ tháng 1 đến tháng 3 hằng năm, là thời điểm đến Tam Chúc lý tưởng nhất. Từ tháng 1 đến tháng 3 là mùa lễ hội, tại Tam Chúc có rất nhiều hoạt động đặc sắc. Còn từ tháng 8 đến tháng 10 là mùa sen nở, cũng là thời điểm mà tiết trời Hà Nam rất đẹp, thích hợp để du lịch khám phá. Chùa Tam Chúc sẽ đón khách đến 21h mỗi ngày nên bạn có thể thoải mái tham quan và khám phá.

Tháng 1 đến tháng 3 hoặc tháng 8 đến tháng 10 lòa thời gian lý tưởng nhất để đến Tam Chúc. Ảnh: Mi Na

Kinh nghiệm du lịch Tam Chúc: không gian, điểm check-in đẹp

Đầu tiên, khi di chuyển từ cổng vào bạn sẽ đi qua một khoản sân rất rộng với khung cảnh đẹp, background là nhà khách Thủy Đình với kiến trúc cổ rất hoành tráng, hãy tranh thủ dừng tại đây và check-in vài kiểu.

Điểm check-in đầu tiên luôn là nhà Thủy Đình. Ảnh: Khánh Huyền

Bạn cũng nên tranh thủ vòng qua khu vực bến thuyền, đây cũng là địa điểm sống ảo lung linh với cảnh sắc nên thơ non nước hữu tình, bạn sẽ dễ dàng thu được những bức ảnh cực chất.

Khu vực bến thuyền cũng rất đẹp và hữu tình. Ảnh: @n.t.h.ly

Tiếp đến bạn bắt đầu di chuyển và hãy nhớ thăm quan, check-in bằng hết những địa điểm siêu hot dưới đây.

Cổng Tam Quan 

Cổng Tam Quan của chùa Tam Chúc mang ý niệm về ba cách nhìn hữu quan, không quan, trung quan trong Phật giáo. Cổng tam quan có 3 tầng với phần mái mang kiến trúc chùa đặc trưng của Việt Nam. Tam Quan có chiều cao khoảng 28,8m, diện tích sàn tầng 1 là 1.958m2, tầng 2 là 1.200m2 và tầng 3 là 400m2.

Vườn Cột Kinh 

Từ khu vực cổng Tam Quan đi vào, bạn sẽ đi qua khu vực vườn cột kinh, nơi này có tất cả 32 cột Kinh, một cột nặng đến 200 tấn được xây dựng từ chất liệu đá xanh, mỗi cột có một đài sen dưới chân, thân cột điêu khắc lời Phật dạy và phần đỉnh là hình nụ sen rất đẹp mắt.

Khu vực vườn Cột Kinh. Ảnh: @hoangnam7853

Tam Điện chùa Tam Chúc 

Chùa Tam Chúc có 3 chính điện gồm điện Pháp Chủ, điện Quan Âm và điện Tam Thế. Mỗi điện đều có bức phù điêu được tạc thủ công bằng chất liệu đá lấy từ miệng núi lửa của Indonesia. Khi đi qua cổng Tam Quan bạn sẽ bắt gặp điện Quan Tâm, nơi thờ Phật nghìn mắt, nghìn tay.

Điện Pháp Chủ là nơi có pho tượng Phật Thích Ca bằng đồng giữ kỷ lục lớn nhất Đông Nam Á, khu vực bảo điện cao 31 mét, rộng đến 3000 mét với thiết kế 2 tầng rất hoành tráng.

Phía trước điên Pháp Chủ. Ảnh: @huong_vu96

Cuối cùng là điện Tam Thế, nơi thờ ba bức tượng Phật lớn làm từ đồng đen, phía sau mỗi bức tượng là bức phù điêu hình lá bồ đề.Những bức tượng này biểu trưng cho quá khứ, hiện tại và tương lai.

Điện Tam Thế, nơi có ba bức tượng Phật bằng đồng đen nổi tiếng. Ảnh: @ajeet214

Chùa Ngọc 

Chùa Ngọc nằm ở độ cao 200m so với mực nước biển và tọa lạc ngay trên đỉnh núi Thất Tinh. Đây là điểm check-in được rất nhiều bạn trẻ yêu thích. Ngôi chùa cao 13 mét, nặng 2000 tấn, diện tích 36m với 3 tầng mái cong được xây dựng bằng chất liệu đá Granite đỏ vận chuyển và xây dựng theo kiểu của người Ấn, hoàn toàn không sử dụng bê tông. Từ chùa Ngọc bạn có thể ngắm nhìn toàn cảnh Tam Chúc và đặc biệt nếu lên đây vào thời khắc chiều tà bạn sẽ có cơ hội ngắm hoàng hôn đẹp mê hoặc.

View ngắm toàn cảnh cực xịn sò. Ảnh: @uyenphuongg

Ngoài các địa điểm nổi bật trên thì bạn có thể ghé thăm nhiều địa điểm đẹp khách trong quần thể khu danh thắng này, tùy thuộc kinh nghiệm du lịch Tam Chúc mà bạn biết.

Chùa Tam Chúc có rất nhiều điểm check-in đẹp. Ảnh:@sb.manhcuong

Ăn gì khi du lịch Tam Chúc? 

Đây chắc chắn là điều nhiều người băn khoăn khi đến ngôi chùa nổi tiếng này. Kinh nghiệm du lịch Tam Chúc bạn nên biết là tại đây có khá nhiều gian hàng bán đồ ăn, nên bạn không cần lo lắng bị đói. Các món ăn được bán ở đây chủ yếu là đồ chay như bánh tẻ, cốm, xôi, khoai, bánh mì hoặc các loại nước giải khát, kem…

Tại chùa có bán các món ăn chay hấp dẫn. Ảnh:@immyandgeorge

Tuy nhiên, nếu như muốn ăn uống chu đáo hơn, bạn có thể mang theo đồ ăn sẵn vì đồ ăn bán ở đây không quá đa dạng và bạn được phép mang theo đồ ăn nên không cần lo ngại.

Ở Hà Nam còn có các loại đặc sản khá hấp dẫn như cá kho làng Vũ Đại hay bánh cuốn chả nướng Phủ Lý, nên bạn có thể tìm và thưởng thức sau khi kết thúc hành trình du hí Tam Chúc.

Bánh cuốn chả Phủ Lý là đặc sản rất hấp dẫn. Ảnh:@tvanh.98

Những lưu ý bạn nhất định phải biết khi đến Tam Chúc 

Du lịch Tam Chúc hiện tại khá thuận tiện khi đường xá và dịch vụ du lịch ở đây rất phát triển. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý một số điều để chuyến đi diễn ra suôn sẻ và trọn vẹn.

Đầu tiên hãy chuẩn bị sức khỏe thật tốt và mang trang phục, giày dép dễ đi bởi bạn sẽ cần đi bộ khá nhiều. Hạn chế tối đa việc mang giày cao gót hay các loại dép không phù hợp vì chúng có thể khiến chân bạn phồng rộp vì đi nhiều.

Nên đi giày thể thao để thuận tiện di chuyển. Ảnh: @_ptl_99

Vì Tam Chúc là quần thể kiến trúc tôn giáo nên bạn hãy lưu ý về trang phục khi đến đây. Bạn được ăn mặc tự do, nhưng không nên diện những bộ cánh hở hang và phản cảm. Nếu muốn sống ảo thì các loại trang phục truyền thống như áo dài hay đồ cổ trang sẽ rất phù hợp.

Khung cảnh chùa rất hợp đồ cổ trang. Ảnh: @huongchanel88

Tại chùa có rất nhiều cây bán nước tự động nên bạn không cần mang theo nước hay đồ ăn quá nhiều sẽ khiến hành lý nặng nề, bất tiện khi di chuyển.

Trên đây là trọn bộ kinh nghiệm du lịch Tam Chúc đầy đủ và mới nhất để bạn tham khảo. Nếu như đang có ý định vi vu tại ngôi chùa tuyệt đẹp này, thì bạn hãy tham khảo ngay cẩm nang kinh nghiệm hữu ích trên để bắt đầu chuyến du lịch của mình thật thuận lợi nhé.

Có thể bạn muốn xem