web stats

Bật mí kinh nghiệm leo núi Yên Tử cập nhật mới nhất 2021

Làm sao để có một chuyến leo núi Yên Tử an toàn, trọn vẹn? Dưới đây sẽ là một số kinh nghiệm leo núi Yên Tử mà bạn nên bỏ túi về thời điểm đi, phương tiện đi lại, giá cáp treo, các điểm tham quan,...  Giới thiệu về núi Yên Tử  Yên Tử là một ngọn núi có độ cao 1120m so với mực nước biển, là ranh giới của tỉnh Bắc Giang và Quảng Ninh. Ở đây có dải thực vật rất đa dạng và phong phú. Chính bởi vậy mà cái tên núi Yên Tử đã trở thành trong những điểm đến được nhiều du khách chọn lựa để hành hương và leo núi. Núi Yên Tử

Làm sao để có một chuyến leo núi Yên Tử an toàn, trọn vẹn? Dưới đây sẽ là một số kinh nghiệm leo núi Yên Tử mà bạn nên bỏ túi về thời điểm đi, phương tiện đi lại, giá cáp treo, các điểm tham quan,... 

Giới thiệu về núi Yên Tử 

Yên Tử là một ngọn núi có độ cao 1120m so với mực nước biển, là ranh giới của tỉnh Bắc Giang và Quảng Ninh. Ở đây có dải thực vật rất đa dạng và phong phú. Chính bởi vậy mà cái tên núi Yên Tử đã trở thành trong những điểm đến được nhiều du khách chọn lựa để hành hương và leo núi.

Núi Yên Tử thuộc địa phận của tỉnh Quảng Ninh 

Ở trên núi có rất nhiều ngôi chùa nổi tiếng mang tính lịch sử và tâm linh rất cao. Khi đã được đặt chân lên đến đỉnh là bạn đã được chạm vào những tầng mây bồng bênh hệt như đang ở chốn bồng lai. 

Ngắm cảnh sắc của núi từ trên cao

Thời điểm thích hợp để đi leo núi Yên Tử 

Theo kinh nghiệm leo núi Yên Tử thì bạn có thể đến đây vào bất cứ thời gian nào trong năm. Tuy nhiên nhiều người thường tập trung đến đây vào các dịp lễ hội. Nếu có ý định đi vãn cảnh thì không nên đi vào mùa lễ hội bởi lượng khách đổ về rất đông. 

Mùa lễ hội lượng khách đổ về đây rất đông 

Di chuyển đến núi Yên Tử

Từ Hà Nội: Khoảng cách từ Hà Nội đến núi Yên Tử vào khoảng 130km vì thế bạn có thể đi xe khách hoặc chọn phương tiện cá nhân. Nếu đi bằng xe riêng từ từ Thủ đô Hà Nội, bạn đi theo hướng cầu Chương Dương đến đường Nguyễn Văn Cừ, chạy tiếp đến Bắc Ninh tới QL 18 rồi đi thẳng tới đền Trình. Rẽ trái, đi tiếp khoảng 10km là sẽ tới được chân núi Yên Tử. Nếu đi xe khách thì bạn có thể ra bến xe lên những xe có lộ trình đi Hạ Long, Uông Bí, Móng Cái, Cẩm Phả,... Khi đi đến đoạn chùa Trình thì xin tài xế cho xuống xe. Ở đó bạn bắt xe bus để đến núi Yên Tử

Xe khách 

Phương tiện đi lại tại núi Yên Tử Quảng Ninh  

Đi bộ

Từ chân núi, du khách có thể đi lên núi bằng đường bộ trên đoạn đường dài khoảng 6km địa hình đồi núi. Tuy hành trình khá vất vả nhưng bù lại không khí trong lành, cảnh quang khoáng đạt sẽ nhanh chóng khiến bạn phấn chấn. Dọc đường đi bạn có thể vào tham quan nhiều điểm dừng khác nhau. 

(Ảnh: k.h.i.n)

Lộ trình đi bộ sẽ bao gồm: Từ bãi gửi xe, đi thẳng tầm 300m sẽ đến được suối Giải Oan, con suối linh thiêng bậc nhất ở Yên Tử. Khi đến suối bạn nhìn bên trái có một Đàn Tràng, hãy nhớ rút nhang và thắp hương để tưởng nhớ các Cung tần mỹ nữ xưa kia trước khi đến chùa Giải Oan. Sau khi đã đến được chùa Giải Oan, bạn leo qua con đường Tùng cổ có niên đại 700 năm tuổi. Tiếp đến sẽ leo dốc để đến Tháp tổ. Bạn cũng nên thắp một nén hương ở đây nha. 

Suối Giải Oan

Tiếp tục đi qua đoạn dốc để đến chùa Hoa Yên, ngôi chùa chính ở núi Yên Tử. Theo kinh nghiệm leo núi Yên Tử bạn nên dành chút thời gian đi đến khu vực phía sau của chùa để thắp hương cho 3 vị tam tổ Trúc Lâm là: Huyền Quang, Trần Nhân Tông, Pháp Loa. Tiếp đến bạn sẽ đi đến chùa Một Mái, đi vài chục mét thì có đoạn đường dốc để leo đến chùa Bảo Sái. Đi qua đoạn dịch vụ của người dân thì bạn hãy dừng lại một chút để thắp hương tại tượng đá An Sinh. Thông thường hành trình đi bộ lên đỉnh núi Yên Tử sẽ mất khoảng 3 - 5 tiếng. 

Chùa Một Mái

Đi cáp treo

Nếu bạn không đảm bảo sức khỏe để leo núi thì có thể lựa chọn đi cáp treo. Cáp treo ở Yên Tử được xem là hệ thống cáp treo hiện đại hàng đầu Việt Nam với chiều dài 1,2km, độ cao 450m. Ngồi trong cabin, du khách có thể quan sát trọn vẹn khung cảnh ở núi Yên Tử trên một độ cao lý tưởng. Đầu tiên từ bãi đỗ xe, bạn đi thẳng qua cầu Giải Oan rồi lên chùa. Thắp hương ở đây xong bạn không leo núi mà đi men xuống theo 1 con đường ở phía bên phải chùa để đến ga 1 Cáp treo. 

Tuyến cáp treo ở núi Yên Tử

Lên đến ga 2 xong, bạn đi hướng tay phải để đến Tháp Tổ rồi đến chùa Hoa Yên. Tiếp tục đi đến ga 3 Cáp treo. Trên đường đi bạn bắt gặp chùa Một Mái, bạn đi lên đó để thắp hương rồi đi xuống Ga 3 để cáp treo sẽ dẫn bạn đến ga 4. Đi thêm khoảng 200m là đến tượng An Kỳ Sinh rồi đến Quảng trường Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Tiếp tục hành trình đến chùa Đồng và đi xuống núi. Lưu ý là nếu đi bằng cáp treo thì sẽ không đến được chùa Vân Tiêu và chùa Bảo Soái. 

Ngắm cảnh quan phía dưới từ trong cabin 

Thời gian di chuyển bằng cáp treo cũng sẽ mất tầm 3 tiếng đồng hồ. Ở núi Yên Tử có 2 tuyến cáp treo là từ chùa Giải Oan - chùa Hoa Yên và từ chùa Hoa Yên - Quảng trường Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Giá vé cáp treo bao trọn gói khứ hồi sẽ mất 280k/người lớn; 200k/trẻ em.

(Ảnh: vivianngn_)

Kết hợp đi bộ và cáp treo

Kết hợp việc di chuyển di bộ và cáp treo là một trong những kinh nghiệm du lịch Yên Tử được nhiều du khách review. Chiều đi lên bạn có thể đi bằng cáp treo, khi đi xuống núi thì sẽ đi bộ, việc kết hợp này vừa giúp bạn bớt mệt mà vẫn đi tham quan được hết những cảnh quan hấp dẫn ở dọc hành trình. 

(Ảnh: sullinguyen_)

Kinh nghiệm leo núi Yên Tử: những điểm đến hấp dẫn  

Chùa Giải Oan 

Chùa Giải Oan còn được gọi với một cái tên nữa là chùa Ha, cùng với chùa Đồng và chùa Hoa Yên, chùa Giải Oan được xem là một trong ba ngôi chùa nổi tiếng và linh thiêng nhất ở núi Yên Tử. Trong hành trình chinh phục Yên Tử, bạn sẽ được đặt chân đến chùa Giải Oan đầu tiên, lúc đó hãy dành ra đôi chút thời gian để nghỉ ngơi tại đât và ngắm nhìn thiên nhiên yên bình xung quanh ngôi chùa. 

Chùa Giải Oan

Chùa Hoa Yên 

Nhiều người còn gọi chùa Hoa Yên là chùa Phù Vân hay chùa Cả. Ngôi chùa nằm ở trên đỉnh Yên Tử với độ cao 516m so với mực nước biển. Trước đây chùa được biết đến với tên gọi là chùa Vân Yên nhưng sau khi vua Lê Thánh Tông đến hành hương và tham quan thì nhìn thấy được xung quanh chùa có khung cảnh muôn vàn sắc hoa nên đổi tên là chùa Hoa Yên. 

Chùa Hoa Yên

Chùa Đồng 

Theo kinh nghiệm leo núi Yên Tử thì chùa Đồng chính là điểm đến đặc sắc mà bạn nhất định phải ghé khi đến núi Yên Tử. Ngôi chùa có vị trí đặc biệt nằm ở trên đỉnh núi cao nhất của Yên Tử và được Sách kỷ lục Việt Nam ghi nhận chính là ngôi chùa làm bằng đồng lớn nhất cả nước. Nằm cheo leo trên độ cao 1068m so với mực nước biển, cả ngôi chùa khi hòa chung với cảnh sắc bồng bềnh của mây trời khiến du khách đang chơi vơi ở chốn thần tiên nơi cõi Phật. 

Chùa Đồng (Ảnh: candie.trann)

Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử 

Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử (Chùa Lân) chính là ngôi chùa mà vị vua Trần Nhân Tông đã chỉ định làm nơi quy y cửa Phật. Sau này, Phật Hoàng thường đến đây để tụng kinh, giảng đạo cho đến cuối đời. Gọi là chùa nhưng đây giống như một trường học thì đúng nhiều hơn. Bởi thế mà nhiều du khách thường ghé đến tham quan thay vì đi cầu thỉnh. 

Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử

Chùa Vân Tiêu 

Vân Tiêu được dịch nghĩa ra là tầng mây. Ngay từ cái tiên đã phần nào mô tả được vẻ đẹp hòa lẫn cùng mây trời của ngôi chùa này. Chùa nằm ở phí Tây của đỉnh Yên Tử. Do có địa hình đồ sộ chắn ngang nên không khí biển không thổi vào được, từ đó ngưng tụ những đám mây trắng bay lảng vảng quanh chùa. 

Chùa Vân Tiêu

Kinh nghiệm leo núi Yên Tử: nên đem theo những vật dụng gì? 

- Giày: Đây chính là vật dụng rất quan trọng trong hành trình về với vùng đất Phật Yên Tử. Do phải đi lại khá nhiều trên núi nên việc đi giày cao gót sẽ là bất khả thi. Thay vào đó bạn hãy chọn một đôi giày bata, giày thể thao, giày leo núi,...

- Tiền: Đây là một thứ không thể nào thiếu khi đến Yên Tử. Tuy nhiên không nên mang quá nhiều, chỉ cần đem đủ tiêu thôi bởi nếu đi vào mùa lễ hội thì có rất nhiều du khách cùng leo núi nên việc bị kẻ gian lấy cắp có thể xảy ra. 

- Quần áo: Bạn nên mang những bộ trang phục gọn nhẹ, mùa đông mặc ấm,... Do khi leo núi sẽ khiến cơ thể nóng lên nên không cần phải mặc quá nhiều lớp quần áo để tiện di chuyển. 

- Ba lô: Du khách nên chuẩn bị một ba lô nhỏ để dựng nước uống, đồ ăn khi dừng chân có thể lấy ra để nạp năng lượng. 

- Nước, đồ ăn: Bạn nên chuẩn bị một ít nước từ ở nhà bởi khi mua nước dọc đường thường sẽ khá đắt. Ngoài ra có thể mang theo một ít đồ ăn nhẹ nữa tiếp sức dọc đường nha!

- Điện thoại, máy ảnh: Ngoài việc đi hành hương thì nhiều du khách đến đây để vãn cảnh và check in. Vì thế việc đem theo máy ảnh hay điện thoại sẽ giúp bạn lưu giữ được những khung cảnh đẹp. 

Một đôi giày thể thao thoải mái là sự lựa chọn tuyệt vời 

Hy vọng với kinh nghiệm leo núi Yên Tử ở trên sẽ là những thông tin bổ ích dành cho du khách trong chuyến hành trình về vùng đất Phật linh thiêng hàng đầu Việt Nam. 

Thu Mơ (tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn

Ảnh: Internet

Có thể bạn muốn xem