web stats

Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng

Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng Nằm ngay ở trung tâm thành phố, bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng là một điểm dừng chân không thể bỏ qua đối với những ai thích khám phá kho tàng di sản văn hoá Chăm Pa cổ ở khu vực miển Trung và Tây Nguyên. Đôi nét về bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng  Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng có tên gọi đầy đủ là bảo tàng Điêu khắc Chăm Pa hay được gọi với cái tên khác là Cổ viện Chàm. Bào tàng nằm ở số 2, đường 2/9, Q. Hải Châu, Đà Nẵng, đối diện với trung tâm Truyên hình Việt Nam. Vị trí này rất dễ tìm và đi lại cũng vô cùng thuận lợi. Nơi đây đã trở thành một địa chỉ du lịch mang giá trị văn hoá - lịch sử được nhiều du khách lựa chọn ghé thăm.    Bảo...

Nằm ngay ở trung tâm thành phố, bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng là một điểm dừng chân không thể bỏ qua đối với những ai thích khám phá kho tàng di sản văn hoá Chăm Pa cổ ở khu vực miển Trung và Tây Nguyên.

Banner Tour

Đôi nét về bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng 

Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng có tên gọi đầy đủ là bảo tàng Điêu khắc Chăm Pa hay được gọi với cái tên khác là Cổ viện Chàm. Bào tàng nằm ở số 2, đường 2/9, Q. Hải Châu, Đà Nẵng, đối diện với trung tâm Truyên hình Việt Nam. Vị trí này rất dễ tìm và đi lại cũng vô cùng thuận lợi. Nơi đây đã trở thành một địa chỉ du lịch mang giá trị văn hoá - lịch sử được nhiều du khách lựa chọn ghé thăm. 

 

Đôi nét về bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng (Ảnh: 1004eunjj)

 

Bảo tàng Điêu khắc Chăm được bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 1919 sau 5 năm xây dựng. Hiện nay nơi đây đang lưu giữ và trưng bày nhiều hiện vật văn hoá từ thời Chăm Pa có kích thước lớn nhất. Bảo tàng có tổng diện tích lên tới 6673 m2, trong đó có khoảng 2.000m2 là nơi để trưng bày các di vật cổ. Ngoài ra, còn có khu vực tài liệu, tranh ảnh về nền văn hoá Chăm cùng các nền văn hoá khác. Tới đây, bạn có cơ hội được khám phá về vương quốc Chăm Pa hưng thịnh cổ xưa cùng các tinh hoa nghệ thuật điêu khắc Chăm. 

 

Đôi nét về bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng Bên trong bảo tàng (Ảnh: h_mlinh112)

 

Giá vé vào tham quan bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng 

Giá vé: 60k/người/lượt.

Giờ hoạt động: 7h00 - 17h00 hàng ngày. 

Đặc biệt, bảo tàng có chính sách miễn, giảm đối với một số đối tượng ưu tiên. 

 

Giá vé vào tham quan bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng (Ảnh: vxthao_2803)

 

Lịch sử hình thành và phát triển bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng 

Ý tưởng xây dựng Bảo tàng với mục đích lưu giữ các tác phẩm nghệ thuật điêu khắc Chăm Pa ở Đà Nẵng đã bắt đầu manh nha từ năm 1902. Trong đó, phải nhắc đến đề án của EFEO có sự đóng góp lớn của chủ nhiệm khoa Khảo cổ, Henri Parmentier. Sau nhiều nỗ lực, cố gắng, toà nhà đầu tiên cũng được xây dựng vào năm 1915, đến năm 1916 hoàn thành và bắt đầu mở cửa đón du khách vào năm 1919. 

 

Lịch sử hình thành và phát triển bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng Bảo tàng lúc trước

 

Thiết kế toà nhà ban đầu do hai kiến trúc người Pháp là Auclair và Delaval lên bản vẽ dựa trên gợi ý của Henri Parmentier về việc dùng một số đường nét của đền tháp Chăm Pa. Mặc dù phải trải qua nhiều lần thay mở rộng nhưng những nét đặc trưng của kiến trúc nguyên sơ hầu như vẫn đang được giữ gìn nguyên vẹn cho tới ngày nay sau hơn 100 năm. 

Vào năm 2011, bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng đã được xếp vào danh sách những bảo tàng hạng 1 của nước ta. Qua đó, khẳng định được vai trò và sự đóng góp của Bảo tàng trong việc bảo tồn, trưng bày và phát huy giá trị di sản văn hoá Chăm Pa nói riêng và của Việt Nam nói chung. 

 

Lịch sử hình thành và phát triển bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng Bảo tàng ngày đã trải qua vài đợt trùng tu 

 

Kiến trúc ở bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng 

Phong cách kiến trúc của bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng được thiết kế theo lối kiến trúc Gothic. Điểm nổi bật ở khu nhà chính là mái hình vòng cung, đầu nhọn giúp cho cả bảo tàng nổi bần bật giữa lòng thành phố. Cộng thêm có các căn phòng rộng, nhiều cửa số đón sáng,... Tất cả đều mang đậm văn hoá nước Pháp nguyên vẹn từ thuở sơ khai vẫn được bảo tồn kỹ cho đến ngày nay. 

 

Kiến trúc ở bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng (Ảnh: ony.98)

 

Khi đặt chân tới đây, bạn sẽ cảm nhận được một không gian hết sức cổ xưa với các bức tường vàng nhuốm rêu phong qua năm tháng, kết hợp cùng sắc xanh tự nhiên của cây cỏ xung quanh. Tô điểm thêm vào đó là sắc trắng tinh khôi của dàn hoa sứ lan toả mùi hương dịu dàng khắp mọi nơi tạo nên một không khí gần gũi mà thân quen. 

Cũng nhờ vào lối kiến trúc lắp đặt nhiều cửa sổ nên hầu hết ở các khu vực trưng bày của bảo tàng được chiếu ánh sáng rất tự nhiên. Có nhiều đoàn khách thích tới đây để tản bộ ngắm cây, ngắm các cổ vật bên trong, tìm hiểu thêm về các hiện vật bí ẩn. Ngoài việc sở hữu kiến trúc đẹp và độc đáo thì bảo tàng còn có cả hệ thống cổ vật phong phú mang giá trị quý giá. 

 

Kiến trúc ở bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng (Ảnh: susu.na29)

 

 

Tham quan các phòng trưng bày tại bảo tàng điêu khắc

Hiện nay bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng đang lưu trữ hươn 2000 cổ vật lớn nhỏ, trong đó khoảng 500 cổ vật được trưng bày, số còn lại được bảo quản cẩn thận trong kho. 

 

Phòng trưng bày ở bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng(Ảnh: vilovely25)

 

Các tác phẩm điêu khắc đó hầu hết đều nguyên bản, được làm từ 3 chất liệu chính là đất nung, sa thạch và đồng. Chúng có niên đại từ TK VII - TK XV, phản ảnh chân thực đời sống sinh hoạt, văn hoá, tâm linh, tin ngưỡng của cộng đồng người Chăm Pa. Phần lớn các tác phẩm đều miêu tả về những vị thần trong Ấn Độ giáo như: thần hạnh phúc Laksmi, thần Shiva, thần rắn Naga,... Bên cạnh đó còn có các tác phẩm gắn liền với đời sống con người. 

 

Phòng trưng bày ở bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà NẵngCác hiện vật của văn hoá Chăm Pa được trưng bày 

 

Các tác phẩm ở bảo tàng không những độc đáo về chất liệu mà còn thể hiện được đỉnh cao của nghệ thuật điêu khắc về tạo hình, nội dung và tư tưởng. Các cổ vật được sắp xếp vào các phòng trưng bày theo khu vực địa lý mà chúng được khai quật lên như: Mỹ Sơn, Quảng Nam, Quảng Trị, Trà Kiệu, Quảng Ngãi,... Cách phân chia đó không chỉ giúp du khách thuận tiện tham quan mà còn dễ dàng để nhận biết về nơi chúng được sinh ra. 

 

Phòng trưng bày ở bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà NẵngĐài thờ Mỹ Sơn 

 

Phòng trưng bày ở bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà NẵngTượng Bồ Tát 

 

 

Nội quy khi đến bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng 

  • Khi vào tham quan phải xuấ trình vé. Trang phục mặc gọn gàng, lịch sự. 
  • Không được mang theo chất nổ, vũ khí, chất gây cháy, chất độc hại, chất ăn mòn, đồ đạc quá khổ, các vật dụng nguy hiểm. 
  • Không được mang hành lý có kích thước lớn. Những hành lý xách tay trên 0.3kg sẽ phải gửi tại quầy. 
  • Không mặc áo mưa, hút thuốc, ăn uống trong phòng trưng bày. Giữ gìn vệ sinh chung, bỏ rác đúng nơi quy định. Không bán hàng rong trong Bảo tàng. 
  • Không mang theo biểu ngữ, băng rôn, vật nuôi vào trong. Không gây tiếng ồn lớn khi đi tham quan. 
  • Không sờ vào hiện vật, không ngồi lên bục bệ trưng bày, không leo trèo. 
  • Không sử dụng đèn flash, chân máy ảnh. Các đoạn quay phim, chụp ảnh phải được Lãnh đạo Bảo tàng đồng ý. 
  • Không tự tiện tổ chức các hoạt động trò chơi, văn nghệ trong Bảo tàng khi chưa được Lãnh đạo cho phép. 
  • Không trèo cây, ngắt cành, hái quả trong Bảo tàng. 
  • Nếu gây ra tổnt hất thì du khách phải chịu trách nhiệm. 

 

Nội quy khi đến bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng Vào đây tham quan mọi người phải tuân thủ nghiêm chỉnh các nội quy của Bảo tàng 

 

Khi du lịch Đà Nẵng và ghé tới bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng bạn sẽ rũ bỏ được hết mọi muộn phiền thường ngày. Không những được chìm đắm vào sự tĩnh lặng với những hoài niệm về 1 vương quốc Chăm Pa hưng thịnh ngày xưa mà du khách còn được mở mang tri thức về văn hoá, lịch sử và nghệ thuật điêu khắc. 

 

Thu Mơ (tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn

Ảnh: Internet

Có thể bạn muốn xem