web stats

Bảng chi tiêu Tết gây hoang mang: Tiêu sao để không cháy túi?

Bảng chi tiêu Tết gây hoang mang: Tiêu sao để không cháy túi? Nhiều người sau khi xem xong bảng kê này phải tự đặt câu hỏi: "Chi tiêu dịp tết như thế nào để không cháy túi?". 1. Bảng kê "khủng" cho dịp tết Gần đây, một tài khoản mạng xã hội đã chia sẻ bảng kê chi tiêu dịp Tết của mình kèm theo dòng trạng thái: "Càng lớn càng sợ Tết: Ngồi hóng hớt chị kế toán liệt kê danh sách chi tiêu cho Tết Nguyên Đán mà tôi xỉu ngang, gần bằng cả cái đám cưới ở quê tôi rồi. Bảo sao mà càng ngày giới trẻ càng sợ lập gia đình, giờ mới hiểu vì sao ngày xưa mỗi lần Tết về tôi hớn ha hớn hở thì bố mẹ mặt lại tái xanh". Trong danh sách những việc cần ưu tiên chi tiêu cho Tết có liệt kê 14 đầu mục, trong đó chỉ các khoản chi...

Nhiều người sau khi xem xong bảng kê này phải tự đặt câu hỏi: "Chi tiêu dịp tết như thế nào để không cháy túi?".

1. Bảng kê "khủng" cho dịp tết

Gần đây, một tài khoản mạng xã hội đã chia sẻ bảng kê chi tiêu dịp Tết của mình kèm theo dòng trạng thái:

"Càng lớn càng sợ Tết: Ngồi hóng hớt chị kế toán liệt kê danh sách chi tiêu cho Tết Nguyên Đán mà tôi xỉu ngang, gần bằng cả cái đám cưới ở quê tôi rồi. Bảo sao mà càng ngày giới trẻ càng sợ lập gia đình, giờ mới hiểu vì sao ngày xưa mỗi lần Tết về tôi hớn ha hớn hở thì bố mẹ mặt lại tái xanh".

Trong danh sách những việc cần ưu tiên chi tiêu cho Tết có liệt kê 14 đầu mục, trong đó chỉ các khoản chi "ông Công ông Táo", "thay bình ga", "tiền mạng internet 2 tháng" là tiền trăm, còn lại toàn tiền triệu, với khoản "biếu bố mẹ hai bên" là 20 triệu, mừng tuổi họ hàng 15 triệu, mừng tuổi đồng nghiệp 8 triệu, sắm đồ Tết 10 triệu.

Bảng chi tiêu Tết gây hoang mang: Tiêu sao để không cháy túi?-1

Kế đến là các khoản tiền mua quần áo vợ chồng, con cái: 8 triệu, giỏ quà biếu nội ngoại, giỏ quà biếu anh chị xin việc hộ, quà biếu sếp, trang trí nhà cửa, lại có cả tiền "tá lả khai xuân"... tổng chi phí là 71 triệu đồng có lẻ.

Bảng kê tiêu Tết xuất hiện trên mạng xã hội khiến dân mạng choáng váng.

Cư dân mạng sau khi nhìn bảng danh sách này đều cực choáng, cho rằng không hợp lý, nhất là trong tình hình dịch bệnh, kinh tế khó khăn như hiện nay.

"Đã sắm Tết 10 triệu xong lại còn quần áo vợ chồng quần áo hai con, trang trí nhà cửa nữa. Không có tiền thì khóc mà bảo tiêu hoang lại khóc to hơn cho mà xem",

"Hoang thế", "Tết xong bết xê lết luôn", "Có bao nhiêu thì đón kiểu bấy nhiêu. Cái gì cũng muốn bung bét ra to nhất đẹp nhất xong bày đặt than thở"... là các bình luận của cư dân mạng cho rằng gia đình tiêu xài hoang phí và không có sự tính toán hợp lý giữa các khoản mục.

Có ý kiến cho rằng giàu thì lắm thứ vẽ vời chứ nghèo chỉ đủ ăn thì Tết chủ yếu là tình cảm mà thôi. Tiêu Tết còn tùy mỗi nhà mỗi cảnh, xong xưa giờ, nhiều vùng nhiều nhà đặt nặng khoản mừng tuổi nên nhiều khi là lãng phí và khiến những nhà khó khăn hơn rơi vào cảnh khó xử khi không đủ điều kiện "đáp lễ".

"Tiền lì xì cho trẻ nhỏ chỉ nên vài ba chục nghìn thôi, toàn mừng tiền trăm tiền triệu lại thành nỗi lo khó lòng gánh nổi, cũng làm mất hết nét đẹp của văn hóa cha ông", một ý kiến bình luận trước số tiền mừng tuổi được dự trù lên đến mấy chục triệu đồng.

Bảng chi tiêu Tết gây hoang mang: Tiêu sao để không cháy túi?-2

Một số thành viên sau khi xem danh sách tiêu Tết này đã hài hước đưa ra bảng danh sách của mình, với tất cả các hạng mục chi tiêu đều được liệt kê 0 đồng và tiêu chí "tăng xin giảm mua tích cực cắt vì đắt" được áp dụng triệt để.

Chưa đầy một tháng nữa là bước sang năm mới và việc chuẩn bị cho cái Tết truyền thống của dân tộc cũng đang đến rất gần. Bảng danh sách tiêu Tết "71 triệu đồng" xuất hiện chính là dịp để dân mạng cùng nhìn lại và cân đối các khoản định chi tiêu.

2. Mẹo chi tiêu đúng cách vào dịp tết

Lên kế hoạch ngân sách sau tết

Những ngày cận tết bạn sẽ có nhiều lựa chọn với các vật dụng và sản phẩm cần mua để trang hoàng nhà cửa như tivi, tủ lạnh,... phục vụ nhu cầu ngày tết. Thế nhưng nếu bạn chỉ tính toán để có thể mua đủ những thứ trong tết thì chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy “thiếu thốn” sau tết đấy.

Sau tết bạn còn cần phải chi trả cho nhiều hóa đơn khác như điện, nước, gas, tiền học phí cho con và nhiều khoản chi linh tinh khác. Vì vậy trước khi chuẩn bị mua sắm bạn nên có một bảng ngân sách rõ ràng với mức tiền phù hợp nhất để có thể vừa dung hòa tiền tết vừa không bị động sau tết.

Bạn cũng có thể làm một bài toán đơn giản như tổng số tiền đang có là 50 triệu, tiền để chi trả cho các chi phí sau tết (tiền điện 2 triệu; nước 1,5 triệu; học phí cho con: 6 triệu, những khoảng linh tinh khác 5 triệu,...).

Như vậy, khi trừ ra khoản chi sau tết bạn chỉ còn khoảng 35 triệu để mua sắm tết. Cách tính như vậy giúp bạn chủ động chọn mua và chi tiêu trong một giới hạn nhất định, hạn chế tình trạng “hụt” tiền sau tết.

Sắm tết

Mua sắm tết là điều không thể thiếu của mỗi gia đình, tuy nhiên có gia đình cảm thấy đủ với con số như 10 triệu, lại có nhà thì cảm thấy con số ấy quá ít, thậm chí là chỉ đủ để mua sắm những thứ cơ bản.

Thực tế, những gia đình sẽ có mức chi khác nhau và cách mua sắm khác nhau. Một chậu mai có giá 1 triệu và 5 triệu sẽ có ảnh hưởng hoàn toàn khác đến ngân sách chi tết của gia đình bạn đấy.

Với mức chi 35 triệu cho tết như đã tính ở trên, liệu bạn có nên chọn chậu mai giá 5 triệu?

Bảng chi tiêu Tết gây hoang mang: Tiêu sao để không cháy túi?-3

Bên cạnh đó, bạn cũng chỉ nên chọn những thứ mình và gia đình cần, đừng chọn theo số đông, bởi nếu bạn chọn mua theo thị hiếu thị trường và những người xung quanh, bạn sẽ lãng phí rất nhiều tiền cho những món đồ không cần thiết và làm thâm hụt ngân sách mua sắm tết.

Lì xì sao cho đúng

Từ lâu lì xì đã là một việc làm mang ý nghĩa mang đến may mắn, vì vậy không ai quy định rằng tiền lì xì phải nhiều bao nhiêu và bao nhiêu mới đủ. Bạn không nên quá coi trọng số tiền phải lì xì cho mỗi đối tượng là bao nhiêu để rồi cảm thấy “choáng” khi làm phép cộng cho những con số được chi ra.

Thay vào đó, bạn nên tính sẵn ngân quỹ cho việc lì xì là bao nhiêu và từ đó cân đối số tiền lì xì cho mỗi người. Việc làm này sẽ giúp bạn chủ động hơn rất nhiều với việc tính toán và cân chỉnh ngân quỹ.

Hy vọng với bài viết trên bạn sẽ có chi tiêu hợp lý để không bị cháy túi sau tết. Bạn hãy chia sẻ cảm nhận cũng như biện pháp để tránh cháy túi bằng cách để lại bình luận dưới đây nhé!

Theo Khoevadep

https://saigonthethao.thethaovanhoa.vn/phu-nu-today/nhin-bang-ke-chi-tieu-dip-tet-khien-nhieu-nguoi-hoang-mang-tieu-tien-ra-sao-de-khong-chay-tui.html

Có thể bạn muốn xem