Bán đảo Sơn Trà kêu gọi khách không cho khỉ ăn

Bán đảo Sơn Trà kêu gọi khách không cho khỉ ăn Ban quản lý lắp đặt các bảng, loa phát khuyến cáo, bố trí các tình nguyện viên trực tại nhiều điểm để tuyên truyền cho người dân và du khách. Ngày 5/3, ông Nguyễn Đức Vũ, Trưởng ban Ban Quản lý Bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch TP Đà Nẵng thông tin, tình trạng người dân và du khách cho khỉ ăn đã tồn tại vài năm trở lại đây, chủ yếu tại các khu vực như Miếu Đôi, trước cổng chùa Linh Ứng, khu vực trước quán Hoang Dã, cung đường ven bán đảo đoạn từ Hồ Xanh đi Cây đa Sơn Trà. Ban quản lý đã triển khai nhiều biện pháp, song vẫn chưa giải quyết được dứt điểm tình trạng này. Đàn khỉ xuống núi tìm thức ăn Khỉ tràn xuống đường tìm thức ăn trong thời gian không có du khách đến...

Ban quản lý lắp đặt các bảng, loa phát khuyến cáo, bố trí các tình nguyện viên trực tại nhiều điểm để tuyên truyền cho người dân và du khách.

Ngày 5/3, ông Nguyễn Đức Vũ, Trưởng ban Ban Quản lý Bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch TP Đà Nẵng thông tin, tình trạng người dân và du khách cho khỉ ăn đã tồn tại vài năm trở lại đây, chủ yếu tại các khu vực như Miếu Đôi, trước cổng chùa Linh Ứng, khu vực trước quán Hoang Dã, cung đường ven bán đảo đoạn từ Hồ Xanh đi Cây đa Sơn Trà. Ban quản lý đã triển khai nhiều biện pháp, song vẫn chưa giải quyết được dứt điểm tình trạng này.

Đàn khỉ xuống núi tìm thức ăn

Đàn khỉ xuống núi tìm thức ăn

Khỉ tràn xuống đường tìm thức ăn trong thời gian không có du khách đến thăm bán đảo, do ảnh hưởng của Covid-19. Video: Nguyễn Đông - Thanh Huyền

Ông Vũ cho biết, việc khách cho khỉ ăn khi đi tham quan đe dọa trực tiếp tới sức khỏe của chúng, bởi trong đó có nhiều loại thức ăn không phù hợp và mầm bệnh từ con người cũng dễ lây lan cho chúng. Tình trạng này kéo dài dẫn đến việc thay đổi tập quán sinh sống của khỉ. Khi quen với việc được người cho ăn, chúng không còn tự đi kiếm ăn trong tự nhiên.

"Trước đây khỉ ở bán đảo rất nhát nhưng vài năm trở lại đây chúng thường tiến gần đến khu dân cư để kiếm ăn. Chúng có thể xung đột với con người hay bị xe đụng khi băng qua đường. Nếu tình trạng này còn tiếp diễn, thì sẽ giống với đảo khỉ của Cần Giờ hay Nha Trang, khỉ cướp túi, giật đồ ăn của du khách", ông nói.

Du khách và người dân phớt lờ trước sự ngăn chặn và khuyến cáo của ban quản lý. Ảnh: NVCC.

Du khách và người dân phớt lờ sự ngăn chặn và khuyến cáo của ban quản lý. Ảnh: NVCC

Các bảng cảnh báo, loa khuyến cáo đặt ở nhiều điểm tập trung người cho khỉ ăn không mang lại hiệu quả. Tháng 2, ban quản lý phát động chiến dịch: "Tuyên truyền người dân, du khách không cho khỉ ăn tại bán đảo Sơn Trà" đến các trường học và nhận được nhiều đơn đăng ký tình nguyện. Các tình nguyện viên cùng các cán bộ lập chốt trực tại các điểm nhiều người cho khỉ ăn, để nhắc nhở và tuyên truyền. Ngoài ra, ban quản lý cũng liên tục truyền thông trên mạng xã hội, báo chí và truyền hình.

Bên cạnh cho khỉ ăn, nhiều khách tham quan bán đảo còn xả rác gây mất mỹ quan, ô nhiễm môi trường. "Chúng tôi hy vọng những người yêu Sơn Trà sẽ chung tay với ban quản lý trong việc bảo vệ hệ động thực vật và sự đa dạng sinh thái của bán đảo", ông nói.

Nhiều sinh viên từ các trường đại học trên địa bàn thành phố đăng ký làm tình nguyện tiên, trực tại các điểm chốt để tuyên truyền cho người dân, du khách. Ảnh: NVCC.

Nhiều sinh viên từ các trường đại học trên địa bàn thành phố đăng ký làm tình nguyện, trực tại các điểm chốt để tuyên truyền cho người dân, du khách. Ảnh: NVCC

Bán đảo Sơn Trà (phường Thọ Quang, quận Sơn Trà) có diện tích khoảng 4.400 ha. Theo thống kê chưa đầy đủ, đây là nơi sinh sống của hơn 300 loài động vật, trong đó có khoảng 25 loài quý hiếm. Rừng Sơn Trà được xếp vào danh sách trong hệ thống rừng đặc dụng quốc gia với tên gọi Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà.

Lan Hương

Có thể bạn muốn xem