web stats

6 khu di tích Hà Nội nhất định không nên bỏ qua khi ghé thăm thủ đô nghìn năm văn hiến

Người dân Việt Nam chắc hẳn ai cũng muốn một lần ra thủ đô Hà Nội để du lịch, tham quan vì sự yên bình, vẻ đẹp cổ kính lạ thường thu hút. Đặc biệt hơn, những ai yêu thích muốn tìm hiểu văn hóa - lịch sử của dân tộc thì đừng quên ghé thăm 5 khu di tích Hà Nội vẫn còn giữ lại nhiều dấu ấn qua thời gian. Người dân Việt Nam chắc hẳn ai cũng muốn một lần ra thủ đô Hà Nội để du lịch, tham quan vì sự yên bình, vẻ đẹp cổ kính lạ thường thu hút. Đặc biệt hơn, những ai yêu thích muốn tìm hiểu văn hóa - lịch sử

Người dân Việt Nam chắc hẳn ai cũng muốn một lần ra thủ đô Hà Nội để du lịch, tham quan vì sự yên bình, vẻ đẹp cổ kính lạ thường thu hút. Đặc biệt hơn, những ai yêu thích muốn tìm hiểu văn hóa - lịch sử của dân tộc thì đừng quên ghé thăm 5 khu di tích Hà Nội vẫn còn giữ lại nhiều dấu ấn qua thời gian.

Người dân Việt Nam chắc hẳn ai cũng muốn một lần ra thủ đô Hà Nội để du lịch, tham quan vì sự yên bình, vẻ đẹp cổ kính lạ thường thu hút. Đặc biệt hơn, những ai yêu thích muốn tìm hiểu văn hóa - lịch sử của dân tộc thì đừng quên ghé thăm 5 khu di tích Hà Nội vẫn còn giữ lại nhiều dấu ấn qua thời gian.  

1. Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Đây là địa điểm du lịch Hà Nội nổi tiếng mà du khách nào cũng muốn ghé tới. Với hơn 700 năm lịch sử hoạt động, Quốc Tử Giám tiền thân là ngôi trường đại học đầu tiên của Việt Nam, nơi đây đã đào tạo ra hàng nghìn nhân tài cho đất nước và cũng là biểu tượng cho nền khoa cử thời phong kiến.  

Văn Miếu - Quốc Tử Giám, ngôi trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Ảnh: Instagram.

Các quần thể kiến trúc di tích nơi đây bao gồm vườn Giám, hồ Văn và khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám, kiến trúc chủ thể là Văn Miếu (nơi thờ Khổng Tử) và Quốc Tử Giám.  

Đầu xuân năm mới, nhiều gia đình cũng thường tới đây để thắp hương cầu bình an. Ảnh: __minminn

Trước mỗi kì thi lớn, hàng nghìn sĩ tử ở Hà Nội thường tới đây cầu may bằng cách vuốt đầu rùa tại các bia tiến sĩ. Tuy nhiên hiện nay, do để bảo tồn di tích lịch sử còn nguyên vẹn nên một hàng rào đã được thiết lập và nghi lễ cầu may cũng không còn như trước nữa.

Thay vào đó, vào đầu năm tết Nguyên đán, các sĩ tử sẽ tới đây để thắp hương xin đỗ đạt, xin chữ ông Đồ và mong một năm mới bình an.   

Các sĩ tử thường xuyên tới đây cầu may trước mỗi kỳ thi. Ảnh: instagram.

Địa chỉ: số 58 Quốc Tử Giám, quận Đống Đa, Hà Nội.

Giờ mở cửa: 

Mùa hè: Mở các ngày trong tuần từ 7h30 tới 17h30 Mùa đông: Mở các ngày trong tuần từ 8h tới 17h30   Check in ở Văn Miếu Quốc Tử Giám bạn nên chọn trang phục áo dài để có được những ảnh triệu likes. Ảnh: Instagram

Giá vé:

Người lớn: 30.000 đồng/vé. Học sinh, sinh viên có thẻ học sinh, sinh viên: 15.000 đồng/vé. Người khuyết tật nặng, người cao tuổi (là công dân Việt Nam từ 60 tuổi trở lên có chứng minh nhân dân): 15.000 đồng/vé. Miễn phí cho trẻ em dưới 15 tuổi.  

2. Hoàng Thành Thăng Long

Hoàng Thành Thăng Long là một trong các khu di tích Hà Nội có văn hóa, lịch sử nổi tiếng. Đây là công trình kiến trúc đồ sộ, rộng lớn, đã được xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử bởi các triều đại và trở thành di tích quan trọng nhất trong hệ thống các di tích của Việt Nam.  

Đây là một trong các công trình kiến trúc lịch sử đồ sộ nhất Việt Nam. Ảnh: Instagram.

Công trình này được bắt đầu từ thời kỳ tiền Thăng Long (thế kỷ thứ 7) qua thời Đinh - Tiền Lê, đã được phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần, Lê và thành Hà Nội dưới triều Nguyễn. Hiện nay, Hoàng Thành Thăng Long đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Nằm trên địa bàn phường Điện Biên và phường Quán Thánh, quận Ba Đình ngay giữa trung tâm thành phố nên du khách rất dễ đi lại để thăm quan.  

Nhiều người hay chọn Hoàng Thành Thăng Long là nơi để chụp kỷ yếu. Ảnh: Instagram.

Khu di tích đồ sộ có tổng diện tích là 18.395ha bao gồm: các khu khảo cổ tại 18 Hoàng Diệu và các di tích còn sót lại như cột cờ Hà Nội, Đoan Môn, điện Kính Thiên, nhà D67, Hậu Lâu, Bắc Môn, tường thành và 8 cổng hành cung dưới thời Nguyễn. 

Giờ mở cửa: từ 8h đến 17h hàng ngày, trừ thứ Hai.  

Góc sống ảo vạn người mê ở Hoàng Thành Thăng Long. Ảnh: Instagram

Giá vé: 

Người lớn: 30.000 đồng/vé Học sinh, sinh viên có thẻ học sinh, sinh viên; người cao tuổi là công dân Việt Nam từ 60 tuổi trở lên (có chứng minh nhân dân): 15.000 đồng/vé. Miễn phí cho trẻ em dưới 15 tuổi và người có công với cách mạng

>>Xem thêm: Điểm danh những địa điểm sống ảo tại Hà Nội cực ‘xịn’ cho những ngày cuối tháng  

3. Hồ Hoàn Kiếm

Đã tới Hà Nội thì không thể không tới hồ Hoàn Kiếm đi dạo, hóng gió. Hồ Hoàn Kiếm trước đây được gọi là hồ Lục Thủy hoặc Thủy Quân bởi từng là nơi vua dùng để huấn luyện thủy binh chiến đấu.   

Mặt hồ xanh ngọc yên ả. Ảnh: vietfuntravel.com.vn

Thế nhưng đến thế kỷ 15, hồ được chuyển thành Hồ Gươm vì có sự tích của vua Lê Lợi trả gươm báu cho Rùa Vàng. Hồ Gươm nằm ngay giữa trung tâm thành phố được bao quang bởi 3 con phố là Lê Thái Tổ, Hàng Khay và Đinh Tiên Hoàng.  

Vào cuối tuần, rất nhiều bạn trẻ vui chơi, đi dạo tại hồ Hoàn Kiếm. Ảnh: Instagram.

Hiện nay, Hồ Hoàn Kiếm không chỉ là địa điểm du lịch mà còn là nơi cho người dân thủ đô đi dạo, hóng gió, sinh hoạt văn hóa. Bên cạnh đó, vào mỗi cuối tuần, tại đây sẽ có phố đi bộ diễn ra thu hút được rất nhiều các bạn trẻ tới chơi.  

Cung đường bao quanh - Lê Thái Tổ thơ mộng. Ảnh: Instagram.

4. Chùa Một Cột

Địa danh này không chỉ là điểm đến tâm linh mà còn là nơi có biểu tượng văn hóa của thủ đô Hà Nội. Không những thế nơi đây còn được đánh giá về kiến trúc nghệ thuật độc nhất ở Việt Nam và cả châu Á.

Được bắt đầu khởi công xây dựng vào năm Kỷ Sửu 1049, dưới thời vua Lý Thái Tông, chùa Một Cột còn có tên gọi khác như Diên Hựu Tự hoặc Liên Hoa Đài.   

Chùa Một Cột được khởi công xây dựng từ thời vua Lê Thái Tông. Ảnh: wikipedia.

Quần thể kiến trúc chùa Một Cột tại thủ đô đã được công nhận là Di tích lịch sử nghệ thuật quốc gia vào năm 1962. Năm 2012, di tích này đã vinh dự được Tổ chức Kỷ lục châu Á lập kỷ lục "Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất châu Á".  

Vào mùng Một và ngày rằm, người dân thường tới chùa Một Cột để cúng lễ. Ảnh: thebabyavocado.

Cấu trúc chùa Một Cột bao gồm: cột trụ, đài Liên hoa, mái chùa được kết cấu bằng các dầm gỗ bám chắc cột đá.

Người dân và du khách thường tới đây tham quan và thắp hương. Đặc biệt, vào ngày mùng Một và ngày rằm hàng tháng, ban quản lý sẽ tổ chức lễ cúng và lau dọn trong chùa Một Cột.

5. Đền Ngọc Sơn

Giữa lòng hồ Hoàn Kiếm thơ mộng, đền Ngọc Sơn là một không gian văn hóa tâm linh có vẻ đẹp cổ kính lạ thường.

Địa danh du lịch nổi tiếng ở Hà Nội. Ảnh: redsvn.net

Được xây dựng từ đầu thế kỷ 19, đền lúc trước được gọi là chùa Ngọc Sơn sau đó chuyển đổi thành đền Ngọc Sơn vì tại đền có thờ thần văn chương khoa cử - Văn Xương Đế Quân và thờ vị anh hùng dân tộc có công lớn phá quân Nguyên thể kỷ 13 - Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.  

Cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn cổ kính. Ảnh: redsvn.net

Các công trình kiến trúc xung quanh là cầu Thê Húc, Đài Nghiên, Tháp Bút, Đắc Nguyệt Lâu, Đền Thờ và Trấn Ba Đình. Vào ngày đầu xuân, nhiều gia đình, du khách tới đây để chụp ảnh, tham quan khu di tích Hà Nội.   

Địa danh du lịch thu hút được rất nhiều người nước ngoài. Ảnh: Instagram.

6. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh hay còn gọi là Lăng Hồ Chủ tịch, Lăng Bác - nơi giữ gìn thi hài của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nơi đây được khởi công xây dựng vào ngày 2/9/1973 và khánh thành vào ngày 29/8/1975 tại vị trí lễ đài cũ giữa Quảng trường Ba Đình, nơi mà Bác Hồ đã từng chủ trì các cuộc gặp gỡ.   

Mọi người dân Việt Nam đều muốn một lần tới đây thăm Bác. Ảnh: Instagram.

Trong quần thể Lăng Bác bao gồm phủ Chủ tịch, nhà sàn Bác Hồ, quảng trường Ba Đình... Nếu đi theo đúng trình tự, du khách sẽ được tham quan hết các khu lần lượt là Lăng Bác đến Nhà Sàn, ao cá Bác Hồ, sau đó đi thăm bảo tàng Hồ Chí Minh, cuối cùng là chùa Một Cột.

Khi tới đây vào khung giờ 6 giờ sáng hoặc 9 giờ tối, du khách sẽ được chiêm ngưỡng lễ thượng cờ và hạ cờ ở quảng trường Ba Đình.

Tới Lăng Bác vào 6h sáng hoặc 9h tối sẽ được xem lễ thượng cờ và hạ cờ. Ảnh: Instagram.

Giờ mở cửa: 

Mùa hè từ tháng 4 tới tháng 10 lăng mở cửa từ 7h30 đến 10h30, còn vào thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ khác lăng mở từ 7h30 đến 11h. Mùa đông từ tháng 11 tới tháng 3 năm sau lăng mở cửa từ 8h đến 11h, vào thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ khác lăng mở từ 8h đến 11h30.

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh thường mở cửa vào tất cả các buổi sáng trong tuần từ thứ Hai và thứ Sáu. Tuy nhiên, nếu những ngày lễ đặc biệt như mùng Một Tết Nguyên Đán, ngày 19/5 và ngày 2/9 mà trùng vào thứ Hai hoặc thứ Sáu thì lăng vẫn sẽ mở cửa.

Phương Anh

(Theo Báo Thể Thao Việt Nam)

Có thể bạn muốn xem