5 khu di tích nên tham quan khi tới Hà Nội

5 khu di tích nên tham quan khi tới Hà Nội Du khách tới thủ đô có cơ hội tìm hiểu về lịch sử - văn hóa của dân tộc tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hoàng Thành Thăng Long... Với những người yêu du lịch, thích tìm hiểu về lịch sử - văn hóa thì không nên bỏ lỡ 5 khu di tích dưới đây.Văn Miếu - Quốc Tử GiámVăn Miếu - Quốc Tử Giám là một trong những điểm đến nổi tiếng nhất tại Hà Nội mà bất cứ du khách nào cũng không nên bỏ qua. Quần thể kiến trúc nơi đây bao gồm: hồ Văn, khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám và vườn Giám. Trong đó, kiến trúc chủ thể là Văn Miếu (nơi thờ Khổng Tử) và Quốc Tử Giám. Với hơn 700 năm hoạt động, đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước, Quốc Tử Giám được coi như là trường...

Du khách tới thủ đô có cơ hội tìm hiểu về lịch sử - văn hóa của dân tộc tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hoàng Thành Thăng Long...

Với những người yêu du lịch, thích tìm hiểu về lịch sử - văn hóa thì không nên bỏ lỡ 5 khu di tích dưới đây.

Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một trong những điểm đến nổi tiếng nhất tại Hà Nội mà bất cứ du khách nào cũng không nên bỏ qua. Quần thể kiến trúc nơi đây bao gồm: hồ Văn, khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám và vườn Giám. Trong đó, kiến trúc chủ thể là Văn Miếu (nơi thờ Khổng Tử) và Quốc Tử Giám. Với hơn 700 năm hoạt động, đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước, Quốc Tử Giám được coi như là trường đại học đầu tiên của Việt Nam và cũng là biểu tượng cho nền khoa cử thời phong kiến.

Đây từng là nơi hàng nghìn sĩ tử đến "cầu may" trước mỗi kỳ thi bằng cách vuốt đầu rùa tại các bia tiến sĩ. Tuy nhiên, hiện nay, để bảo tồn di tích, một hàng rào được thiết lập và các sĩ tử không còn làm nghi thức cầu may như trước nữa. Thay vào đó, đầu năm Âm lịch, nhiều sĩ tử cùng gia đình sẽ tới đây thắp hương và xin chữ ông Đồ cầu cho thi cử đỗ đạt, một năm mới an khang thịnh vượng.

Những điểm di tích nên đến thăm quan khi tới Hà Nội

Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Ảnh: VnExpress

Văn Miếu - Quốc Tử Giám tọa lạc tại số 58 Quốc Tử Giám, quận Đống Đa Hà Nội.

Giờ mở cửa:

- Vào mùa hè, Văn Miếu - Quốc Tử Giám mở cửa các ngày trong tuần từ 7h30 đến 17h30.- Vào mùa Đông, Văn Miếu - Quốc Tử Giám mở cửa các ngày trong tuần từ 8h đến 17h30.

Giá vé:

- 30.000 đồng đối với người lớn.- 15.000 đồng đối với học sinh, sinh viên (có thẻ học sinh hoặc thẻ sinh viên)- 15.000 đồng đối với người khuyết tật nặng, người cao tuổi (là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên, có chứng minh nhân dân).- Miễn phí đối với trẻ em dưới 15 tuổi.

Tham gia giải chạy đêm Hà Nội vào đêm 20, rạng sáng 21/11 tới, các runners từ khắp mọi miền có thể khám phá vẻ đẹp kiến trúc, văn hoá, ẩm thực Thủ đô.

Những người yêu chạy có thể tìm hiểu tại đây.

Hoàng Thành Thăng Long

Hoàng Thành Thăng Long là khu di tích lịch sử nổi tiếng tiếp theo của kinh thành Thăng Long, bắt đầu từ thời kỳ tiền Thăng Long (thế kỷ thứ 7) qua thời Đinh – Tiền Lê, được phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần, Lê và thành Hà Nội dưới triều Nguyễn. Đây là công trình kiến trúc đồ sộ, được các triều đại xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích của Việt Nam. Hoàng Thành Thăng Long đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa của thế giới.

Hoàng Thành Thăng Long nay thuộc địa bàn của phường Điện Biên và phường Quán Thánh, quận Ba Đình. Đến đây, các du khách có cơ hội chiêm ngưỡng khu di tích với tổng diện tích là 18.395ha bao gồm: các khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu và các di tích khác còn sót lại trong khu di tích Thành cổ Hà Nội như Đoan Môn, cột cờ Hà Nội, điện Kính Thiên, nhà D67, Bắc Môn, Hậu Lâu, tường thành và 8 cổng hành cung dưới thời Nguyễn.

Giờ mở cửa: Từ 8h đến 17h hàng ngày (trừ thứ Hai).

Giá vé:

- Người lớn: 30.000 đồng/ lượt- Học sinh, sinh viên từ 15 tuổi trở lên (nếu có thẻ học sinh, sinh viên), người cao tuổi (60 tuổi trở lên) là công dân Việt Nam (xuất trình chứng minh thư hoặc bất kỳ giấy tờ khác chứng minh là người cao tuổi): 15.000 đồng/lượt.- Miễn phí tham quan cho trẻ em dưới 15 tuổi và người có công với cách mạng.

Hình ảnh Hoàng Thành Thăng Long. Ảnh: Ngọc Thành.

Hình ảnh Hoàng Thành Thăng Long. Ảnh: Ngọc Thành

Hồ Hoàn Kiếm

Hồ Hoàn Kiếm trước đây có tên gọi là hồ Lục Thủy hay Thủy Quân. Bởi đây từng là nơi vua dùng để huấn luyện thủy binh chiến đấu. Tuy nhiên, đến thế kỷ 15, hồ đã được đổi tên thành Hồ Gươm vì gắn liền với sự tích vua Lê Lợi trả gươm báu cho Rùa Vàng. Hồ nằm ở trung tâm thủ đô, được bao quanh bởi 3 con phố là Hàng Khay, Lê Thái Tổ và Đinh Tiên Hoàng.

Hiện tại, Hồ Hoàn Kiếm là nơi để mọi người thư giãn, đi dạo, hóng mát và nơi sinh hoạt văn hóa. Đây cũng là địa điểm được giới trẻ yêu thích vào mỗi cuối tuần khi tuyến phố đi bộ diễn ra (từ thứ Sáu tới Chủ nhật hàng tuần).

Đền Ngọc Sơn

Đền Ngọc Sơn cũng được coi là biểu tượng tại Hà Nội. Đền được xây dựng từ đầu thế kỷ 19, ban đầu được biết đến với cái tên chùa Ngọc Sơn, sau đổi thành đền Ngọc Sơn vì trong đền thờ thần văn chương khoa cử là Văn Xương Đế Quân và thờ vị anh hùng có công phá quân Nguyên thế kỷ 13 là Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn.

Đền Ngọc Sơn nổi bật với các công trình, kiến trúc xung quanh gồm: Tháp Bút, Đài Nghiên, Cầu Thê Húc, Đắc Nguyệt Lâu, Đền Thờ và Trấn Ba Đình.

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (hay Lăng Hồ Chủ tịch, Lăng Bác) là nơi gìn giữ thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lăng được chính thức khởi công ngày 2/9/1973 và được khánh thành vào ngày 29/8/1975, tại vị trí của lễ đài cũ giữa Quảng trường Ba Đình, nơi Bác Hồ từng chủ trì các cuộc gặp gỡ.

Lăng Bác nằm trong quần thể lăng bao gồm cả quảng trường Ba Đình, phủ Chủ tịch, nhà sàn Bác Hồ... Thông thường, du khách sẽ được tham quan hết khu theo trình tự: Lăng Bác đến Nhà sàn, ao cá Bác Hồ, sau đó đi thăm bảo tàng Hồ Chí Minh và cuối cùng là Chùa Một Cột. Bên cạnh đó, khi tới đây, du khách còn được chiêm ngưỡng lễ thượng cờ và hạ cờ ở quảng trường Ba Đình.

Lăng Chủ tích Hồ Chí Minh. Ảnh: Giang Huy.

Lăng Chủ tích Hồ Chí Minh. Ảnh: Giang Huy.

Giờ mở cửa

- Vào mùa hè, từ tháng 4 đến hết tháng 10, lăng mở cửa từ 7h30 đến 10h30. Vào thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ khác, lăng mở cửa từ 7h30 đến 11h.- Vào mùa đông, từ tháng 11 đến hết tháng 3 năm sau, lăng mở cửa từ 8h đến 11h. Đối với thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ, lăng mở cửa từ 8h đến 11h30.

Lăng Bác thường mở cửa vào các buổi sáng trong tuần trừ thứ Hai và thứ Sáu. Tuy nhiên, những ngày đặc biệt như mùng Một Tết Nguyên Đán, ngày 19/5 (sinh nhật Bác) và ngày 2/9 (Quốc khánh) mà trùng vào ngày thứ Hai hoặc thứ Sáu, lăng vẫn sẽ mở cửa.

Giá vé:

- Miễn phí cho công dân Việt Nam.- Giá vé vào cửa của lăng Chủ tịch với du khách nước ngoài là 25.000 đồng/lượt, và 25.000 đồng vé tham quan khu nhà sàn Bác Hồ.

Hải My

Để có cơ hội tới thăm những di tích lịch sử - văn hóa tại Hà Nội, những người yêu thể thao có thể đăng ký tham gia giải chạy đêm Hà Nội - VnExpress Marathon Hanoi Midnight diễn ra vào đêm 20, rạng sáng 21/11. Độc giả tìm hiểu thêm tại đây.

Có thể bạn muốn xem