Review kinh nghiệm tham quan, lễ Phật A-Z
Đi chùa, lễ bái Phật đã là một nét đẹp trong tâm linh người Việt rồi. Chưa kể phong cảnh trong chùa bao giờ cũng hữu tình, thanh tịnh. Nếu ở Sài Gòn cũng có một nơi như vậy mang tên chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn – TPHCM.
Chùa Vĩnh Nghiêm với khuôn viên rộng lớn và kiến trúc đồ sộ
I-Lịch sử Chùa Vĩnh Nghiêm
1-Người sáng lập chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn
Nói về hoàn cảnh ra đời của chùa Vĩnh Nghiêm, có 2 hòa thượng có tên: Thích Tâm Giác và Thích Thanh Kiểm, họ từ miền Bắc mong muốn vào miền Nam để xây dựng và mang văn hóa Phật giáo đến đây.
Vì thế đó cũng là lý do bạn đến đây sẽ thấy ngôi chùa này phảng phất dáng dấp của các chùa chiền miền Bắc. Nơi này giống nhất về kiến trúc của chùa Vĩnh Nghiêm Bắc Giang.
Vĩnh Nghiêm ngôi chùa linh thiêng ở Sài Gòn
Vốn chùa Vĩnh Nghiêm ở Bắc Giang này được nhà vua Lý Thái Tổ thành lập, để trở thành nơi khai sáng tâm linh, trung tâm hoằng pháp của thiền phái Trúc Lâm- Yên Tử. Vì thế từ công trình này ảnh hưởng ít nhiều đến chùa Vĩnh Ngiêm ở Sài Gòn.
2-Những người thiết kế kiến trúc chùa
Đến công trình cùng tên của phía Nam này là do kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng, cùng các cộng sự Lê Tấn Chuyên và Cổ Văn Hậu…thiết kế nên. Vào năm 1964, mảnh đất này còn hoang vắng, trũng thấp lè tè, các nhà thiết kế đã phải ghè lấp hơn 40.000 m³ đất từ xa lộ Biên Hoà để nơi này được bằng phẳng hơn.
Thời gian xây dựng- khởi công của chùa
Đến 1971, chùa Vĩnh Nghiêm Hồ Chí Minh gần như hoàn thiện có cổng Tam Quan, tòa nhà Trung tâm Phật điện, bảo tháp Quan Thế Âm. Sau này công trình dần dược bổ sung thêm các tòa: Bảo tháp Xá Lợi Cộng đồng, Tháp đá Vĩnh Nghiêm, Phương trượng đường, khách đường, v.v…
Riêng Đại Hồng Chung 1,8m, đúc 1971, tức là phần quả chuông, do các phật tử Tào Động của Giáo hội Phật giáo Nhật Bản cung tiến trước 1975 với lời nguyện cầu sớm giải phóng.
II-Kiến trúc Chùa Vĩnh Nghiêm
Nói về kiến trúc chùa, do kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng, cùng các cộng sự hoàn thành. Ngay từ khi còn là khu đất vắng đến nay chùa tọa lạc trên địa thế lên đến 6.000 m2, cạnh đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa nơi giao thông thuận lợi, tiện đi lại và dễ tìm.
Nói về kiến trúc chùa, do kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng làm chủ
Kiến trúc chùa nhìn chung là sự giao thoa giữa thiết kế của chùa Phật giáo Miền Bắc cổ điển làng quê với nét phóng khoáng hiện đại thế kỷ 20. Vì thế công trình chùa Vĩnh Nghiêm 2 này có nét đẹp độc đáo riêng.
Nói về kiến trúc tổng thể, nơi này có 3 phần từ Tam quan là chánh điện, các tòa nhà trung tâm đến phần các Bảo tháp. Cùng chúng tôi khám phá kiến trúc lần lượt từng phần.
1. Kiến trúc cổng Tam quan chùa
Tam Quan đúng kiểu công trình chùa truyền thống miền Bắc. Nơi có mái ngói đỏ, uốn cong uy nghi. Chùa nhiều gian nhiều chái, có gian chính điện, tòa trung tâm, khuôn viên rộng rãi thoáng đáng cùng nhiều tòa bảo tháp.
Tam Quan đúng kiểu công trình chùa truyền thống miền Bắc.
Cổng tam quan là nơi đầu tiên bước vào chùa Vĩnh Nghiêm TpHCM. Nay đã bị lùi về sau mất một đoạn do dự án mở rộng đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Nhưng về kiến trúc chung không bị tác động gì nhiều.
2. Tòa nhà trung tâm chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn
Đây là công trình chính, phật điện để làm nhà thờ Tổ, nơi lễ bái, vái vọng, thăm quan. Tổng thể kiến trúc sừng sừng, uy nghi gồm có tầng lầu lớn cùng tầng trệt bên dưới tương đương.
Lối đi từ sân thượng tòa chính điện đến Bảo tháp Quán Thế Âm.
*Tầng trệt
Riêng dưới tầng trệt có khuôn viên ngoài dưới sân thượng cao 3,20m và thêm một khoảng cao hơn 1m là 4m20 nằm ở dưới Phật điện.
Khu vực nhà trong của tầng trệt này chính là dành làm nhà thờ tổ Bồ Đề Đạt Ma. Ngoài ra đây là khu vực giảng phật đạo cho các thiền tu, tăng mi phật tử, cũng đồng thời là thư viện, văn phòng.
*Tầng lầu
Từ phần khuôn viên của tầng trệt để đi lên lầu, có cầu thang 23 bậc lên đến nơi. Lên đến trên lầu có không gian của Phật chánh điện, tháp Quan thế âm và khu sân thượng thoáng đãng. Ngay ở sân hiên để đi vào trong bạn sẽ thấy có 2 tượng Kim Cang đứng trấn 2 bên.
Đóa hoa sen trên sân thượng tòa chính điện
Vào trong Phật điện có Bái Điện, Bản Điện và Địa Tạng Đường được xây theo kiểu nhà chính đường và nhà bái đường song song được nối với nhau bởi gian nhà nối hay còn gọi là ống muống. Nhìn chung sẽ tạo nên kiến trúc hình chữ Công (工).
Nguy nga, đẹp nhất cũng là phần Phật điện này, khi có diện tích dài 35m, rộng 22m và cao 15m. Ở Chính giữa điện nơi thờ Tổ có pho tượng Phật Thích Ca, bên trái thờ Bồ Tát Văn Thù và bên phải nơi đặt pho tượng thờ Bồ Tát Phổ Hiền.
Về những tượng gỗ có bao lam tứ linh về 4 loài linh thiêng nhất, ngoài ra có bao lam cửu long. Còn có các tranh khắc đắp nổi, khoét lõm phù điêu chạm trổ tuyệt đẹp trên các hương án. Dọc 2 bên tường của khu chánh điện là vô vàn các bức tranh La Hán.
Bên trong chính điện là nơi hành lễ với 3 vị phật
Phật điện được kiến trúc theo kiểu chữ công (chữ Hán: 工). Các góc mái đều uốn cong theo kiểu chùa miền Bắc. Chính giữa đỉnh nóc có Bánh xe pháp luân và các góc có hình đầu phượng. Phật điện gồm ba phần: Bái Điện, Bản Điện và Địa Tạng Đường.
Chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn cực kỳ kiên cố, được đồn rằng có kéo cũng không đổ. Là do bạn thấy toàn bộ rui mè, cột chống, hay phần mái lợp đều được đắp bê tông cốt sắt.
3. Tháp Quan thế âm chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn
Về phần các bảo tháp quan âm có rất nhiều biến thể tại các chùa. Nhưng đa số là hình tượng nữ. Ở chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn, tháp quan âm ra đời cùng luôn khi xây dựng chùa, được đặt tay trái nếu bạn di chuyển từ tam quan đi vào.
Tòa bảo tháp cao tận 7 tầng
Bảo tháp này uy nghi lên đến 40m với 7 tầng cao. Không chỉ uy nghi với nơi này không đâu, đây còn la ngôi tháp lớn nhất trong toàn bộ các chùa ở Việt Nam. Riêng phần cạnh đáy của tòa đã mỗi cạnh 6m.
Lên đến đỉnh tháp bạn sẽ khá bất ngờ với 9 bánh xe vòng tròn. Chưa kể nơi này được thiết kế với kiến trúc nhiều hình khối tròn gọi tên là Long xa và Quy châu.
4. Tháp Xá Lợi Cộng đồng chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn
Khác với tháp quan âm, tháp Xá Lợi lại được xây dựng sau bổ sung vào 1982, và 2 năm sau mới hoàn thiện. Tuy không sánh được bằng về độ uy nghi và cao lớn, nhưng tháp này cũng khiến nhiều người ngưỡng mộ, nhờ có 4 tầng cao 25m.
Hai tòa bảo tháp cùng chùa khi chiêm ngưỡng từ xa
Tháp Xá Lợi nằm đối diện tháp Quan Thế Âm, bên tay trái nếu bạn đi từ Tam Quan vào. Đây là tháp để dành cho người dân muốn gửi tro cốt của người khuất núi để nương nhờ hương hỏa nhà Phật cho thanh tịnh.
Vì tòa thap cao, leo theo tầng nên để lên đến từng tầng đặt tro cốt, có các cầu thang dẫn lên. Không chỉ đặt tro cốt người thường mà đây cũng là nơi đặt di cốt của chư phật tử. Vì thế đến tháp nhiều nhất cũng là những người thăm viếng, tưởng nhớ.
5. Tháp đá Vĩnh Nghiêm
Tháp Vĩnh Nghiêm chùa Vĩnh Ngiêm nằm bên cạnh bảo tháp quan âm cũng bên tay phải từ cổng tam quan vào. Tuy nhiên khác với bảo tháp quan âm ra đời cùng với chùa thì nơi này ra đời muộn hơn. Mãi tận 2003 mơi được xây dựng để thờ 2 vị cao tăng- trụ trì xây dựng nên chùa.
Tháp đá cao nhất trong các chùa ở Việt Nam
Xét về tháp đá, thì công trình này tự hào uy nghi, lớn nhất, cao nhất toàn Việt Nam. Nên nhiều người đến đây để mục sở thị và chiêm ngưỡng các bảo tháp.
Khuôn viên của chùa Vĩnh Nghiêm
Ngoài các công trình chính như trên, thì khuôn viên chùa lúc nào cũng thanh tịnh, mát mẻ với cây cối xanh khắp lối. Chưa kể có thêm khu Phương trượng ở đằng sau cùng.
Nơi này vô cùng an nhiên và đẹp bởi được xây kiểu dáng chữ L, ôm ấp bao bọc thêm 1 hồ sen hồng trước mặt. Nơi dừng chân ngắm cảnh cho du khách, nơi các tăng xá dùng làm trai đường.
Hình ảnh tổ đường- nơi linh thiêng
Như trên đã review về Chùa Vĩnh Nghiêm Tp Hcm bạn biết rằng đây vừa là một công trình uy nghi đẹp cho thăm quan vừa là nơi tâm linh, thành kính cho viếng và cúng bái nữa. Vì thế nếu có dịp hãy ghé đến đây để cõi lòng được an nhiên, thanh tịnh và gột rửa nhiều hơn nhé.
Đại Hồng Chung được đúc ở Nhật bản và vận chuyển về Việt Nam
*Thông tin chùa Vĩnh Nghiêm- Sài Gòn
-Địa chỉ: 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 07, Quận 3, Hồ Chí Minh
-Điện thoại: 028 3848 3153