web stats

Review kinh nghiệm du lịch phượt chi tiết nhất A-Z

Hà Nội nơi có vô vàn các trung tâm phật giáo như: Chùa Tứ Liên, phủ Tây Hồ, chùa Trấn Quốc và nhất là có chùa Một Cột được coi là biểu tượng của thủ đô. Vì thế lần này hãy cũng GTOP review siêu chi tiết về nơi tâm linh này. Chùa Một Cột- tòa bông sen cách điệu vươn lên từ nước Nói chung về kiến trúc chùa Một Cột ở Hà Nội, nhìn từ xa có hình dáng như đóa sen đang nở, tạo dáng cách điệu, đang vươn lên từ mặt hồ nước, có thể đẹp và tráng lệ vô cùng. Chỉ với khuôn viên nhỏ như vậy, điều gì khiến cho nơi này trở thành

Hà Nội nơi có vô vàn các trung tâm phật giáo như: Chùa Tứ Liên, phủ Tây Hồ, chùa Trấn Quốc và nhất là có chùa Một Cột được coi là biểu tượng của thủ đô. Vì thế lần này hãy cũng GTOP review siêu chi tiết về nơi tâm linh này.

Chùa Một Cột- tòa bông sen cách điệu vươn lên từ nước

Nói chung về kiến trúc chùa Một Cột ở Hà Nội, nhìn từ xa có hình dáng như đóa sen đang nở, tạo dáng cách điệu, đang vươn lên từ mặt hồ nước, có thể đẹp và tráng lệ vô cùng. Chỉ với khuôn viên nhỏ như vậy, điều gì khiến cho nơi này trở thành biểu tượng của Hà Thành, cùng khám phá.

I-Thông tin về chùa Một Cột

1-Thông tin chung về chùa Một Cột Hà Nội

Chùa Một Cột hay Chùa Mật, hay gọi tên là chùa Diên Hựu Tự. Nó có khuôn viên nhỏ nhắn, nhưng lại ấn tượng nhờ kiến trúc mềm mại, độc đáo và tạo hình tòa sen đẹp mắt. Tìm hiểu về chùa Một Cột có thể thấy được tạo nên từ đời vua Lý Thái Tông.

“Phong đỏ, trăng ngời, sóng nguyệt lan” là những gì miêu tả cảnh quan chùa

Ngôi chùa không chỉ là nơi linh thiêng cho các phật tử, còn là nơi thể hiện ý chí của người Việt. Bởi trải qua bao biến động nhất là khi bị Pháp cho nổ năm 1954 nó vẫn được trùng tu, cải tạo và bảo tồn cho đến nay.

2-Lịch sử chùa Một Cột

Không phải ngẫu nhiên mà chùa có thế như tòa sen nổi, trồi lên trên mặt nước. Bởi từ đời vua Lý Thái Tông, trong giấc chiêm bao ông mơ thấy phật Quan Thế Âm Bồ Tát ngự trên tòa sen. Sau đó hiện thực ông phải lòng và kết phu thê với 1 cô gái gốc thôn quê chân chất, hạ sinh được hoàng tử. Nên vào năm 1049 ông quyết định chúc mừng sự kiện này bằng xây dựng chùa Một Cột theo hình dáng giấc mơ.

Nơi này được xây dựng theo hình dáng liên hoa đăng

Trong suốt triều đại của mình, sau khi xây dựng xong chùa, nhà vua thường đi thăm viếng nơi này nhất là vào lễ mừng Phật Thích Ca nhập niết bàn. Ông luôn tự tay làm sạch, tắm cho tượng phật trước các tu sĩ để tỏ lòng thành kính.

Tuy nhiên 1954, Thực dân Pháp nhẫn tâm thiêu hủy nơi này. Sự tàn phá này đã phá hủy đi công trình đẹp về cơ bản. Cho đến năm 1970, nơi này như bị “dớp” lại bị đe dọa phá hủy bởi một viên quan cấp cao. Với lý do nơi này không hài hòa so về tổng thể kiến trúc với lăng bác Hồ. Nhưng nhà sử học Trần Quốc Vượng cùng dư luận đã biểu tình để bảo vệ ngôi chùa và quyết tâm đấu tranh để giữ lại nên mới còn lại chùa Một Cột. Nhờ thế, mà 2012, Chùa Một Cột được Tổ Chức Kỷ lục Châu Á ghi nhận là “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất”.

Không chỉ bị con người định “xóa sổ” mà chùa Một Cột còn bị cả thiên nhiên “áp bức”. Vì thế Lý Nhân Tông năm 1080 đã đúc chuông “Giác Thế Chung” tức là giác ngộ, thức tỉnh chung. Đồng thời ông cũng cho xây một tòa phương đình bằng đá xanh có kích thước khủng, chiều cao 8 trượng.

Nhưng do quả chuông sức nặng lớn, khó treo ở chùa mà để hạ thổ, đặt dưới nền đất. Nơi này bị lún đất xuống tại mặt ruộng nên có nhiều rùa đã tụ họp về đây và được đặt tên Quy Điền.

Tranh vẽ chùa Một Cột có rất nhiều

Đến 1426 khi quân Minh bị nghĩa quân Lam Sơn vây đánh lúc này, Vương Thông đã phá bỏ chuông để dùng nó chế vũ khí đánh giặc, phục vụ cho chiến tranh nên đã không còn chuông.

II-Chùa Một Cột nằm ở đâu, di chuyển thế nào?

*Chùa Một Cột nằm ở đâu?

Chùa Một Cột Hà Nội là biểu tượng đẹp của thủ đô, nơi mà nhắc đến ai cũng biết. Nhiều du khách còn cho rằng đã đến Hà Nội nhất định phải ghé thăm nơi này cho biết, chưa ghé chưa tính là ra thăm Hà Thành.

Chùa Một Cột Hà Nội là biểu tượng đẹp của thủ đô

Về địa chỉ, chùa nằm ở phố Chùa Một Cột, hiện tại có 1 mặt nằm ở đường Ngọc Hà, cạnh lăng bác Hồ. Nơi mà khi xưa chùa suýt bị phá bỏ vì cho rằng không đồng nhất với kiến trúc của lăng.

*Cách di chuyển đến chùa

Để đến chùa Một Cột, có thể di chuyển bằng xe máy cho chủ động. Hoặc du khách đến thăm Hà Nội chưa có phương tiện cá nhân có thể bắt xe tacxi. Để rẻ hơn đi bằng các phương tiện công cộng như bus tuyến 22, 16, 32, 09, 34…

Đưa biểu tượng tranh này ra là các tài xế biết ngay cần chở bạn đến đâu

Ở Hà Nội còn khá phổ biến về app grap, be đặt xe đó, nên du khách có thể tải ứng dụng về sau đó check điểm đón điểm đi của mình cùng giá thành rẻ hơn nhiều so với đi truyền thống hay bắt xe dọc đường sợ bị ép giá.

III-Kiến trúc chùa Một Cột

* Kiến trúc độc đáo nhất Châu Á

Đây là một công trình đẹp có nhịp điệu cao thấp rõ ràng. Mô hình chùa Một Cột chính là một bông sen lớn vươn lên khỏi mặt nước. Xung quanh là các lan can bao trùm lấy ngôi chùa nhỏ bằng gạch sành tráng men lam. Kiến trúc này từng được đánh giá là độc đáo nhất Châu Á chứ không chỉ riêng Việt Nam.

Đây là một công trình đẹp có nhịp điệu cao thấp rõ ràng

Chùa bằng gỗ thiết kế là đài liên hoa hình vuông, chiểu dài vẻn vẹn xinh xắn với 3m, mái vòm cong cong, khum khum với chiều cao tổng thể 4m dài chưa tính cả phần chân chìm dưới nước.

*Kiến trúc tinh xảo của chùa

Bên dưới là 2 trụ đá có kết cầu rất khéo, đồng thời vững chắc, nguyên bản, tạo thành dầm đỡ cho cả tòa đài liên sen. Bên trên cột trụ lại là các đòn giá đỡ cho toàn bộ đài liên. 2 Khúc cột đá này chồng thành khối lên nhau, đường kính là 1,2m.

Hình ảnh thu nhỏ của chùa Một Cột

Phần mái cong có 4 cánh uốn cong, trên đó có hình ảnh của rồng được gọi là “Lưỡng long chầu nguyệt”, mỗi cạnh dài 3m. Nóc chùa còn có mặt nguyệt bốc lửa, đầu rồng chầu và đang hướng về phần mặt nguyệt, thể hiện cho uyền uy, sức mạnh.

Các bậc đá lát gạch tiến vào bên trong chính điện chùa

Ngôi chùa bằng gỗ này để tiến đến gần hơn và để vào được trong lễ bái lạy, bạn cần qua 13 bậc chiều rộng 1,4m thành tường lát gạch. Đây là các bậc thang ốp gạch để dẫn lên chính điện. Xung quanh là cây cối cùng cảnh hồ mát mẻ, nơi mà bất cứ ai cũng thấy an yên thanh tịnh và được rũ sạch ưu phiền.

Gian thờ Quan Thế Âm Bồ Tát

Trong chùa Một Cột còn có cả quần thể kiến trúc gồm nhiều công trình nhỏ khác nữa. Như có Liên Hoa Đài nói ở bên trên. Còn có cổng Tam Quan nơi để thờ cúng, lễ bái, vọng bái.

Trong chùa còn có bàn thờ Quan Thế Âm Bồ Tát ngay chính giữa. Tượng được sơn son thếp vàng, ngự trên tòa sen gỗ, xung quanh là nhiều đồ thờ để những người tới bái.

Cây bồ cho đề tình hữu nghị Việt Nam – Ấn Độ

IV-Gía vé thăm quan, giờ thăm quan chùa Một Cột

Với thăng trầm lịch sử như trên, đến 1954 Bộ Văn Hóa đã đại trùng tu chùa và đem lại được kiến trúc cùng vẻ đẹp như ngày hôm nay. Chùa hiện diện như một công trình văn hóa, tâm linh là biểu tượng của Hà Nội. Đồng thời chùa cũng là nơi để người dân có thể ghé thăm quan, lễ bái.

1- Giờ thăm quan chùa Một Cột

Về giờ giấc chùa Một Cột mở cửa từ 7:00 sáng đến 18:00 tối. Khi đến thăm quan bạn được cho phép trong khoảng 1-3 tiếng. Nếu vào các ngày lễ hay rằm hay phật đản nơi này các tăng ni phật tử được dâng hương lễ bái.

Cận cảnh ngôi chùa đẹp, linh thiêng

Trong đó, thời lượng tham quan là từ 1-3 giờ đồng hồ. Vào những ngày mùng 1 hoặc ngày rằm, nơi đây còn tổ chức các lễ cúng của Phật tử và mọi người sẽ đến dâng hương.

2- Gía vé thăm quan

Đây là ngôi chùa, biểu tượng của Hà Thành nên miễn phí 100% vé tham quan áp dụng chỉ cho người dân Việt Nam. Riêng khách quốc tế phí vào thăm quan là 25,000 đồng/người.

Nam thiên nhất trụ là đây chứ đâu

Khi thăm chùa, vãn cảnh, dâng hương hay cúng bái bạn chú ý các quy tắc tôn nghiêm như trang phục, đầu tóc gọn gàng, cử chỉ tao nhã, lịch thiệp.

Trên đây GTOP đã giới thiệu chùa Một Cột đến bạn khá chi tiết. Nếu có dịp đến với thủ đô bạn nhớ nơi này và đừng quên ghi lại trải nghiệm đáng nhớ của mình nha.

Có thể bạn muốn xem