web stats

Review chi tiết tham quan, đi lễ bái chùa

Vẫn có câu nói rằng nếu các phật tử đã ghé đủ các chùa như Yên Tử, Quỳnh Lâm rồi và Vĩnh Nghiêm chưa ghé tức “thiền tâm chưa đành”. Vậy nên hãy cùng gtopvn di chuyển đến Chùa Vĩnh Nghiêm Bắc Giang. Vĩnh Nghiêm – Thánh tích quan trọng bậc nhất của Phật giáo Việt Nam Bạn cũng tránh nhầm lẫn với Chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn nha. Bởi ngôi chùa này nằm ở miền Bắc, còn có tên khác như Chúc Thánh, chùa La, hay ông La hoặc Đức La. I-Lịch sử hình thành chùa Chùa Vĩnh Nghiêm Bắc Giang 1-Lịch sử ra đời Chùa Vĩnh Nghiêm Bắc Giang Chùa hiện nay nằm ở thôn Quốc Khánh, Trí

Vẫn có câu nói rằng nếu các phật tử đã ghé đủ các chùa như Yên Tử, Quỳnh Lâm rồi và Vĩnh Nghiêm chưa ghé tức “thiền tâm chưa đành”. Vậy nên hãy cùng gtopvn di chuyển đến Chùa Vĩnh Nghiêm Bắc Giang.

Vĩnh Nghiêm – Thánh tích quan trọng bậc nhất của Phật giáo Việt Nam

Bạn cũng tránh nhầm lẫn với Chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn nha. Bởi ngôi chùa này nằm ở miền Bắc, còn có tên khác như Chúc Thánh, chùa La, hay ông La hoặc Đức La.

I-Lịch sử hình thành chùa Chùa Vĩnh Nghiêm Bắc Giang

1-Lịch sử ra đời Chùa Vĩnh Nghiêm Bắc Giang

Chùa hiện nay nằm ở thôn Quốc Khánh, Trí Yên, của huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Nói về lịch sử hình thành, nơi này đã được tôn tạo từ thời nhà Lý Thái Tổ thế kỷ 11. Lúc đó nhà vua chỉ đạo cho 2 vị quan trong triều đình xây dựng nên 08 nơi tâm linh khác nhau, chùa Chúc Thánh tức Vĩnh Nghiêm hiện tại là 1 trong các công trình đó.

Nơi này đã được tôn tạo từ thời nhà Lý Thái Tổ thế kỷ 11

Nhưng phải đến 16 năm sau tính từ 1010, ngôi chùa này mới hoàn thiện, được giao cho trụ trì đời thứ nhất là Thiền sư Vạn Hạnh. Sau đó đến thế kỷ 13, Phật hoàng Trần Nhân Tông mới tôn tạo lại, đổi tên như tên ngày nay với dụng ý sẽ trở thành nơi tôn nghiêm mãi mãi.

2-Chức năng của Vĩnh Nghiêm Tự

Tương truyền rằng, Chùa Vĩnh Nghiêm ra đời trước đó từ thể kỷ XI nhưng phải 2 thể kỷ sau, dưới thời Trần Nhân Tông mở mang bờ cõi và tập trung phát triển nơi tâm linh thì chùa mới có chức năng rõ ràng.

Cụ thể nơi này tuân thủ và khai sáng Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử để nhằm đưa đạo giáo phật pháp đến gần hơn với đời sống. Vậy nên từ đó trở đi, nơi này chính là một trung tâm hoằng pháp của thiền phái.

Đây là nơi khai sáng Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử

Cũng từ đây, mô hình này đã hợp nhất các giáo phái để tạo nên đạo phật giáo nhà Trần để quảng bá rộng rãi hơn đến đời sống giáo hội. Vì thế từ đó số tăng ni phật tử cũng những tổ chức quy thuận tăng lên đáng kể.

Cho đến nay trải qua bao thăng trầm biến cố và qua các đời tổ trụ trì khác nhau, chùa Vĩnh Nghiêm vẫn sừng sừng là một nơi truyền bá Phật pháp của thiền Trúc Lâm Yên Tử.

Hình ảnh du khách đến với chùa Vĩnh Nghiêm Bắc Giang

Đến nay để ghi nhớ về chức năng cùng quy mô của chùa, có nhiều danh cho chùa như: Thánh tích quan trọng lớn bậc nhất của phật giáo Việt, trung tâm truyền bá phật giáo đầu tiên, nơi đào tạo tăng đồ cho cả nước, đại danh lam cổ tự hay phổ biến nhất là “Bảo tàng Văn hóa Phật giáo Đại thừa”.

Nơi lưu giữ tất cả văn hóa Phật giáo Đại thừa

II-Review về bảo tàng văn hoá Phật giáo Đại thừa ở Chùa Vĩnh Nghiêm Bắc Giang

1-Địa thế – vị trí của chùa Chùa Vĩnh Nghiêm Bắc Giang

Chùa Vĩnh Nghiêm ở đâu? Nơi này tọa lạc ở Xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, Bắc Giang. Nơi mảnh đất thiêng được truyền thuyết ghi lại có đến 99 phượng hoàng hốt cấu mà thành.

Chùa còn nằm ở trung tâm nơi giao của ngã ba Phượng Nhãn và cửa ngõ mảnh đất thiếng núi Yên Tử với 2 bên là 2 con sông. Vì thế theo thư tịch ghi chép, chùa chính là nơi tôn nghiêm xứng đáng là “Bảo tàng Văn hóa Phật giáo Đại thừa”

Khuôn viên chùa yên bình, thanh tịnh

Chùa có diện tích chừng 1 ha, đúng cảnh linh thiêng và cũng đúng cảnh làng quê Việt thanh bình, khi bao quanh chùa là lũy tre xanh ngắt và dày đặc. Trong khuôn viên chùa là nhưng khóm tùng lâm- cây thông tầm 1m trải khắp lối đi, tạo cảnh nên thơm yên bình.

2-Cảnh quan chùa dành cho du lịch, lễ bái ở Vĩnh Nghiêm

Công trình phật giáo này được tôn tạo và gìn giữ cho đến ngày hôm nay với vẻ trang nghiêm ấy, còn để dành cho các khách thập phương có thể đến du lịch, lễ bái.

Vì thế chùa được thiết kế có lộ trình từ cổng tam quan, tam bảo, nhà tổ, gác chuông, nhà tổ đệ nhị. Tức là từ cổng đi vào đến các đến các chùa hộ chính là khu bái đường.

Chùa danh cho du khách đến lễ bái

*Khu Tam quan Chùa Vĩnh Nghiêm Bắc Giang

Khu này làm hoàn toàn bằng gỗ mộc, xây kiểu chồng diêm, ngói lưu ly. Tức là có 01 gian, 02 chái cùng khu 02 tầng 08 tàu đao lá mái. Trên mái bao giờ cũng là hình ảnh 2 rồng chầu về nhật nguyệt, mái hếch cùng gắn nghê chầu, đầu đao để tạo sự thanh thoát cùng uy nghi.

Bước vào khu này là bước vào nơi tâm linh, chốn thanh tịnh, chốn tu thiền

Bước qua khu này là bước vào nơi tâm linh, chốn thanh tịnh, chốn tu thiền để được an nhiên, được phổ độ. Vì thế bất cứ du khách nào cũng thấy lòng bỗng nhẹ nhõm, thanh thoát hơn. Chưa kể nơi này còn được đồn là có quan âm bồ tát xuất hiện tại chùa Vĩnh Nghiêm nên linh thiêng lắm đó.

*Khu Tam bảo Chùa Vĩnh Nghiêm Bắc Giang

Đúng như cái tên, đây là 3 công trình như nhà Tiền đường, Thiên Hương cùng Thượng điện, thờ Phật theo phái Đại thừa- Maha Diễn thuộc phật giáo Bắc Tông. Hình tượng tiêu biểu của Đại thừa là thờ phụng Bồ Tát.

Khu tam bảo được thiết kế theo 1 khối

Ba nơi thờ phụng này được thiết kế thành một khối, tựa theo hình mặt bằng chữ nhật. Với mái đỡ đầu đao lá, 8 kèo chồng lên nhau. Riêng tiền đường có 5 gian 2 chái, đến các tòa sau 3 gian đều xây dựng theo kiểu kẻ chuyền tức là nối 2 cột bên trong lại với nhau.

Tòa này là chốn chứa các hiện vật quý báu của thiền môn như các pho tượng quý, kinh sách nhà phật, sớ điệp, lịch pháp và các mộc bản kinh phật chùa Vĩnh Nghiêm. Chúng được giữ gìn thiêng liêng đồng thời được nhà phật liên tục hương hỏa để không lạnh lẽo.

Nơi lưu giữ nhiều hiện vật quý như mộc bản kinh phật

Du khách đã bước chân vào cõi này có ai không tự nhiên an yên thanh tịnh. Vì thế ai cũng nghiêng mình kính cẩn cùng đốt lên nén nhang tâm linh khẩn cầu bình an tới chư Phật.

*Khu Nhà Tổ đệ Nhất Chùa Vĩnh Nghiêm Bắc Giang

Nhà Tổ tức là nơi thờ phượng Tam Tổ của chùa Vĩnh Nghiêm Bắc Giang, những người có công đầu, gía trị: Phật hoàng Trần Nhân Tông là hiệu là Hương Vân Đại Đầu Đà cùng 2 phật tử đồng sáng lập có tên: Thiền sư Pháp Loa và Thiền sư Huyền Quang.

Khu nhà tiền đường của chùa

Với kết cầu Tiền đường vẫn là khu nhà hình chữ Đinh: 3 gian 2 chái, gian lồi về sau chính là khu hậu cung nhỏ hơn là 2 gian 1 chái. 4 Mái ngói hình mũi hài giống như kết cấu chùa gỗ truyền thống dân tộc Việt.

*Khu gác chuông Chùa Vĩnh Nghiêm Bắc Giang

Qua nhà tổ đệ nhất, đằng sau chính là khu gác chuông. Nơi này có thiết kế mái hiên cùng sàn và các cột chính liên kết vững chãi, các chân cột hơi choãi sải ra chứ không thẳng đứng nên tạo sự bề thế và kiên cố vô cùng. Đây cũng là lý do vì sao tương truyền rằng dù có cho xe tăng móc kéo chùa cũng không đổ nhờ kiến trúc thượng thu hạ thách này.

Hoa rơi cửa Phật tâm từ an nhiên

Ở giữa nhà, trên nền sàn gỗ là một quả chuông đúc khổng lồ từ đời vua Minh Mạng thứ 11 để các tăng ni phật tử thỉnh chuông, lĩnh hội hoằng pháp đạo Phật hằng ngày.

*Khu Nhà Tổ đệ nhị Chùa Vĩnh Nghiêm Bắc Giang

Đi tiếp theo lối gác chuông ra đằng sau chính là nhà đệ nhị, được thiết kế kiến trúc song song nhau. Nơi này có đến 11 gian bái đường lớn chính cùng nằm song hành với 3 gian hậu cung. Đây là nơi thờ phụng các vị tổ sư nhiếp chính đời sau của nhà tổ đệ nhất cũng chính là các trụ trì chùa Vĩnh Nghiêm đời sau Tam Tổ.

3-Cảnh quan khuôn viên chùa Chùa Vĩnh Nghiêm Bắc Giang

Ngoài các gian chánh điện, nhà thờ tổ hay gác chuông còn có khu hành lang Đông Tây. Nếu đến các hành lang của chùa bạn sẽ thấy quen thuộc là hình ảnh 18 vị la hán hay các đỉnh đồng. Nhưng không, chùa Vĩnh Nghiêm độc đáo và khác lạ.

Cảnh quan khuôn viên chùa

Đó là con đường lát gạch thô, 2 bên nhiều cây cối xanh mát tạo cảm giác trong lành thư thái. Bên ngoài còn đặt nhiều chậu kiểng loại lớn, dạng bon sai được tỉa vuốt kỹ càng, đẹp mắt.

Trên sân chùa có một bia đá to, gồm 6 mặt dựng năm Hoằng Định thứ 7. Trước bia là khu vườn để trưng các tháp mộ của Sa môn sư, Ứng Duyên, Thanh Qúy, Tịnh Phương Sa Môn, Thanh Hang.

Nhất định ghé Bắc Giang, vừa để khám phá văn hóa Phật Việt

Quan những review trên bạn có thấy chốn chùa Vĩnh Nghiêm đủ linh thiêng, bí ẩn? Vì thế nếu có dịp, nhất định ghé Bắc Giang, vừa để khám phá văn hóa Phật Việt, vừa để cầu an, mong cho 1 năm được may mắn và thanh tịnh và nhớ thưởng thức cả buffet chay chùa Vĩnh Nghiêm nữa nha.

Có thể bạn muốn xem