Quảng Nam: Biến ý tưởng “điên rồ” thành điểm check

Chiều qua 22/3, tại làng Cửa Khe (xã Bình Dương, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam), Ban Điều hành Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tỉnh Quảng Nam phối hợp với UBND huyện Thăng Bình tổ chức Hội thảo khởi nghiệp "Du lịch làng nghề truyền thống xứ Quảng". Du lịch cộng động tại làng Cửa Khe, huyện Thăng Bình (Ảnh: P.V) Ông Phan Xuân Thanh - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Quảng Nam cho biết, để xây dựng du lịch làng, du lịch cộng đồng, đầu tiên cần thay đổi tư duy nhận thức của người dân, đồng thời xây dựng giá trị, định vị sản phẩm du lịch đăng trưng. Ví dụ, xây dựng làng du

Chiều qua 22/3, tại làng Cửa Khe (xã Bình Dương, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam), Ban Điều hành Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tỉnh Quảng Nam phối hợp với UBND huyện Thăng Bình tổ chức Hội thảo khởi nghiệp "Du lịch làng nghề truyền thống xứ Quảng".

Du lịch cộng động tại làng Cửa Khe, huyện Thăng Bình (Ảnh: P.V)

Ông Phan Xuân Thanh - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Quảng Nam cho biết, để xây dựng du lịch làng, du lịch cộng đồng, đầu tiên cần thay đổi tư duy nhận thức của người dân, đồng thời xây dựng giá trị, định vị sản phẩm du lịch đăng trưng. Ví dụ, xây dựng làng du lịch cộng đồng làng Cửa Khe, đầu tiên cần phải biết nét đặc trưng tại làng Cửa Khe là gì. Khi làm du lịch, người dân sẽ có trách nhiệm như thế nào, mang đến sản phẩm du lịch làm sao để hướng đến giá trị bền vững…

Nhiều bạn trẻ thích thú với điểm check-in lý tưởng tại biển Cửa Khe (Ảnh: P.V)

"Muốn phát triển du lịch cộng đồng, cần xây dựng hệ sinh thái, chia sẻ lợi ích giữa các chủ thể, giữ gìn bản sắc. Trong đó, cộng đồng du lịch học hỏi cách làm du lịch và hỗ trợ cho nhau trong quá trình làm du lịch", ông Thanh cho chia sẻ.

Lò gạch cũ nhìn từ trên cao (Ảnh: Đỗ Vũ)

Lò gạch cũ đẹp như tranh nằm giữa cánh đồng lúa thơ mộng là điểm check-in lý tưởng của nhiều lớp trẻ (Ảnh: TAI BBER)

Cùng quan điểm trên, bà Lê Thị Thanh Nga - Chủ Dự án ý tưởng Cái Lò Gạch Cũ (huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) cho rằng, với du lịch cộng đồng, bất cứ điều gì mang tính đặc trưng đều có thể trở thành sản phẩm du lịch. "Đơn cử như Dự án cái lò gạch cũ, ban đầu ai cũng nghĩ đây là ý tưởng điên rồ, tuy nhiên, từ sự "điên rồ" trong suy nghĩ nhiều người, nay đã trở thành điểm check - in thu hút đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh.

Điều quan trọng là ý tưởng đó phải phù hợp và dựa trên giá trị bản địa, cùng với đó, cần phát triển những sản phẩm bổ trợ từ chính địa phương để đa dạng hóa các sản phẩm du lịch...", bà Nga chia sẻ.

Lò gạch cũ trở thành điểm du lịch cộng đồng lý tưởng (Ảnh: Nguyễn Sinh)

Ông Võ Văn Hùng - Chủ tịch UBND huyện Thăng Bình, Quảng Nam cho biết, làng nghề truyền thống nước mắm Cửa Khe đã có bước chuyển đáng kể thời gian qua. Ban quản lý làng nghề đã thực hiện tốt vài trò về hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, đồng thời xây dựng, tạo nên hình ảnh quen thuộc làng chài xưa, phục hồi, bảo tồn và gìn giữ các lễ hội truyền thống như lễ hội cầu ngư, hát bả trạo, lễ cúng tổ nghề mắm. Tuy nhiên, thực tế làng nghề Cửa Khe chưa phát huy thế mạnh và tiềm năng, sản xuất nhỏ lẻ, kỹ năng quản lý, marketing, truyền thông về du lịch làng nghề còn hạn chế.

"Hội thảo lần này là dịp để có cách nhìn tổng quan về thực trang du lịch làng nghề, đồng thời tìm hướng phát triển để đưa du lịch xanh, du lịch làng nghề Cửa Khe nói riêng và du lịch làng Quảng Nam phát triển trong thời gian tới, ông Hùng nói.

Nhiều làng du lịch cộng đồng đẹp như trong tranh ở Quảng Nam (Ảnh: Điện Bàn)

Ông Hồ Quang Bửu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam khẳng định, trong tương lai, Quảng Nam sẽ ký kết, hợp tác với nhiều tập đoàn đầu tư về lĩnh vực du lịch, trong đó có du lịch cộng đồng, điều này mở ra nhiều cơ hội, song cũng nhiều thách thức với cách làm du lịch mới. Các địa phương cần khai thác, phát triển sản phẩm chủ đạo. Ví dụ, xã có sản phẩm OCOP, huyện, tỉnh sẽ có sản phẩm chủ đạo đặc trưng để tạo bàn đạp, thúc đẩy các lĩnh vực phát triển.

"Dù phát triển theo hình thức nào, cách làm du lịch trong giai đoạn hiện nay không thể bỏ qua chuyển đổi số. Năm 2022, Quảng Nam lấy chuyển đổi số là đột phá, càng truyền thống thì càng nên có ứng dụng công nghệ số", ông Hồ Quang Bửu nói.

Lò gạch cũ nằm thấp thỏm giữa cánh đồng lúa chín (Ảnh: Duy Hậu)

Nhiều du khách tìm đến lò gạch cũ để check-in (Ảnh: Phụ nữ Quảng Nam)

Nói về du lịch làng, du lịch cộng đồng, ông Phạm Ngọc Sinh - Phó Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ tỉnh - Trưởng Ban điều hành hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tỉnh nhấn mạnh: "phát triển du lịch làng đang phát triển dựa trên sự độc đáo và khác biệt, khám phá giá trị bản địa, hòa mình với thiên nhiên, lưu giữ cảm xúc…Và còn nhiều hơn thế nữa.

Hội thảo lần này chính là dịp để đánh giá tổng quan, góp phần định hướng, phát triển du lịch làng nói riêng, du lịch Quảng Nam nói chung trong thời gian tới".

Được biết, chỉ còn đúng 3 ngày nữa là Năm du lịch quốc gia 2022 với chủ đề "Quảng Nam - Điểm đến du lịch xanh" chính thức khai mạc vào tối 26/3 tại đảo Ký ức Hội An.

Xuyên suốt trong Năm du lịch quốc gia 2022 sẽ có 192 sự kiện, hoạt động. Trong đó có 10 hoạt động quy mô quốc gia do Bộ VHTTDL tổ chức; 62 chuỗi sự kiện, hoạt động theo 6 chương trình do tỉnh Quảng Nam chủ trì tổ chức; 120 hoạt động hưởng ứng Năm du lịch quốc gia do 40 tỉnh, thành trên cả nước tổ chức.

Có thể bạn muốn xem