ngôi chùa “không nhang khói” đẹp lừng lẫy tại Sài Gòn
Bạn có muốn check in tại Việt Nam nhưng đến 90% lầm tưởng bạn đi Thái Lan? Bạn có muốn đến một ngôi chùa nhưng lại là nơi duy nhất “không nhang khói” không? Còn chờ chi chưa cùng gtopvn ghé đến chùa Bửu Long ở quận 9 Sài Gòn.
Ngôi chùa “không nhang khói” đẹp lừng lẫy tại Sài Gòn
I-Những điểm nội bật của chùa Bửu Long quận 9
Giới thiệu chung về chùa Bửu Long quận 9, đây là một nơi đẹp đậm chất Chùa Vàng, tọa lạc ngay tại thành phố phồn hoa nên càng tráng lệ, nguy nga hơn. Đặc biệt là nơi này đã lọt top những ngôi chùa đẹp nhất thế giới nên không cần bàn cãi nhiều về mức độ tuyệt vời của chùa.
Họ đổ về đây để check in ảo diệu
Đây cũng là lý do, Chùa Bửu Long Q9 vì sao ở xa nhưng có sức hấp dẫn với ngay cả giới trẻ miền Bắc và khắp mọi nơi. Họ đổ về đây để check in ảo diệu, đẹp, ấn tượng và còn để thanh tịnh cõi lòng nữa.
1-Ngôi chùa Bửu Long có view check in đẹp
Cách HCM chừng gần 20km, nên nơi này đáng để các bạn trẻ lân cận xách xe lên và tới lắm chứ. Không bõ công, bởi nơi này quá đẹp. Đẹp từ xa xa đến lại gần. Nhìn từ xa nơi này cứ như dát vàng, lung linh, huyền diệu, nổi bần bật 1 góc.
Hồ nước bán nguyệt có 1 màu xanh ngọc bích
Đến gần hơn, kiến trúc của chùa khiến bạn ngây ngất, mê đắm luôn. Bên trong là cột đá uy nghi, chạm khắc cực tinh xảo. Còn có hồ nước bán nguyệt nước xanh ngọc bích trước chùa đẹp đến nao lòng. Khuôn viên um tùm cây xanh, êm dịu đến khó tả. Nói về check in thì vô vàn các góc sống ảo luôn, đảm bảo chụp hình đến cháy máy.
2-Ngôi chùa tâm linh- thiền định
Cũng với vị trí và quang cảnh như giới thiệu chung nói trên là có không gian đẹp, xanh mát, thoáng đãng mà du khách thường đến chùa để thiền, tu tịnh tâm. Họ nói yêu lắm cái quang cảnh này, khiến tâm hồn thư thái và an nhiên ngay được.
Đến khung cảnh này để thiền định cho tâm hồn
Hơn nữa chùa cũng nằm biệt lập, cách xa trung tâm nên thụ hưởng riêng không gian yên tĩnh, xa rời ồn ào náo nhiệt. Nơi mà con người được hòa mình cùng thiên nhiên, hít thở không khí trong lành, để ngồi thiền.
Nhất là những người luôn yêu thích quang cảnh thanh tịnh của chùa thường xuyên hành hương, họ chọn một điểm cao nào đó để ngồi thiền, thưởng cảnh và đánh giá này nơi này xứng đáng cho họ tạm quên đi hết muộn phiền hằng ngày.
II-Hướng dẫn đường đi di chuyển đến chùa Bửu Long
1-Cách di chuyển 1 tới chùa Bửu Long
Nếu hỏi cách đi chùa Bửu Long có khá nhiều cung đường. Đầu tiên từ ngã ba Thủ Đức, bạn đi theo hướng đường đó, khi nào thấy bên tay phải có đường Lê Văn Việt rẽ vào đó.
Đường đến ngôi chùa đẹp của Sài Gòn
Đến cuối đường có ngã ba Mỹ Thành, rẽ phải vào đường Nguyễn Văn Tăng. Lại đi tiếp và chú ý là không rẽ phải vào đường Nguyễn Xiển mà bạn đi thẳng tiếp đến khi thấy đường cùng tên Nguyễn Xiển mới rẽ vào. Đi thẳng qua điểm trường THPT Nguyễn Văn Tăng chừng 1 cây số chính là tọa độ của chùa.
2-Cách di chuyển 2 tới chùa Bửu Long
Nếu bạn di chuyển từ hầm Thủ Thiêm đến chùa Bửu Long. Bạn cứ thẳng tắp đại lộ Mai Chí Thọ mà đi, khi nào thấy bên tay phải có đường Nguyễn Thị Định lại rẽ vào. Từ đó chạy thẳng chừng 600m rồi thấy bên tay trái có đường Nguyễn Duy Trinh thì rẽ vào.
Hết đường đó vẫn như trên có đến tận 2 con đường cùng tên Nguyễn Xiển, nhưng bạn không rẽ ngay mà đi thẳng đến Nguyễn Xiển lần 2 mới rẽ vào. Đi thẳng đường đó, qua THPT Nguyễn Văn Tăng chừng 1 cây số chính là tọa độ của chùa.
3-Cách di chuyển 3 tới chùa Bửu Long
Tiện cho khách du lịch phương xa đến HCM du lịch Suối Tiên. Nếu từ đây bạn muốn ghé Bửu Long, từ suối Tiên, đi theo đường xa lộ, gần 3km nữa gặp Cây xăng Hiệp Phú 2, ở đây là ngã 3.
Chùa đẹp thế này cũng bõ công từ xa mà đến đấy nhỉ
Bạn rẽ vào Ngã ba đường mới, đi thẳng cung đường này thấy cầu Đồng Tròn, đi hơn 700m nữa chính là chùa.
III-Kiến trúc đẹp mê hồn người của chùa Bửu Long
Nhìn chung về kiến trúc Chùa Bửu Long Q9, nơi này hệt như các công trình Wat của xứ Chùa Vàng- Thái Lan vậy. Với các tháp hình kim tự tháp, dát vàng, từng chi tiết chạm trổ tinh xảo. Ngôi chùa là sự phối màu tinh tế của màu xanh, cam, hoàng thổ, xanh lục…
Ngôi chùa là sự tổng hòa của các màu sắc
1-Lịch sử kiến trúc ngôi chùa Bửu Long
Chùa Bửu Long Thủ Đức được thành lập từ năm 1942, lúc đó kiến trúc cơ bản được xây dựng nhưng chưa hoàn thiện hẳn. Mãi đến thời điểm đại trùng tu năm 2007 nơi này được “mạnh tay” đầu tư để “lột xác” thành tinh hoa tâm linh mang phong cách đẹp của Đông Nam Á.
Ngôi chùa là sự giao thoa giữa nền văn hóa Việt cùng kiến trúc Đông Nam Á. Vì thế có sự trang nghiêm xen lẫn lộng lẫy, trở thành hình ảnh đẹp đến choáng ngợp.
2- Khuôn viên của chùa Bửu Long
Riêng phần khuân viên xanh cùng diện tích rộng của chùa Bửu Long, do trụ trì, hòa thượng có tên Thích Viên Minh thiết kế. Với hồ bán nguyệt nước xanh ngọc bích đằng trước chánh điện, cùng tòa bảo tháp cao ngất ngưởng đến 56m có tên Gotama Cetiya thật sự là hoàn hảo.
Khuôn viên tuyệt đẹp, xanh mát
Cùng với đó là khu vực rợp cây xanh, cùng một số bức tượng trắng xen kẽ trong khuôn viên cho thấy sự thanh tịnh, hài hòa. Chùa còn được treo những chuông gió leng keng trên đỉnh tháp để khi thanh tịnh, yên tĩnh nhất ai cũng cảm nhận được âm thanh ấy.
3-Kiến trúc của bảo tháp Gotama Cetiya
Tòa bảo tháp này cực nguy nga và có diện tích khủng. Không chỉ choáng ngợp ngay tại chùa, mà tòa còn là bảo tháp lớn nhất toàn Việt Nam. Với chiều cao lên đến 56m cùng có 4 tòa tháp phụ bao vây xung quanh.
Tòa bảo tháp được check in cực nhiều
Nơi đây được ví như cung điện hoàng gia, toàn một màu trắng muốt, lối kiến trúc phảng phất Châu Âu. Riêng phần chóp nhọn hoắt và vẫn vàng rực rỡ tuân thủ thiết kế của Thái Lan.
Nơi này cực nhiều bạn trẻ mê đắm, ai ai cũng thích tạo hình xúng xính một chút hay mặc những đồ thổ cẩm mà lên hình với phần nền này, đẹp phải biết.
Bảo tháp nhờ diện tích khủng mà sức chứa cũng lên đến hơn 2000 người. Nhìn cận cảnh từng cột, trụ, bức tường, bạn sẽ thấy các nét điêu khắc tài hoa đến tinh xảo.
4-Kiến trúc chánh điện
Chùa Bửu Long được nói là nơi đầu tiên “không nhang khói”, vì các khách hành hướng đến đây chủ yếu để thiền, tu tâm, chiêm bái, cầu bình an chứ không hương khói nghi ngút rồi khấn vái như các nơi khác.
Khu vực chánh điện nguy nga
Cũng bởi nét nguy nga, tráng lệ ở đây đã khiến tâm hồn của bất cứ ai được an nhiên thanh tịnh và choáng ngợp rồi. Nên nó đã chinh phục họ, khiến họ vấn an tự tâm.
Đẹp nhất vẫn là khu chánh điện- nơi mà nói không ngoa, vạn người thấy vạn người mê. Nơi có kiến trúc Thái kết hợp Ấn Độ, trước mặt là hồ bán nguyệt nước xanh ngọc, sau là khu chùa với sắc vàng rực rỡ.
Các đường nét được chạm khắc tinh xảo
Trông khu chánh điện ngỡ như tòa lâu đài lớn, với 4 cột trụ màu vàng óng, sừng sững trước cửa. Bên trên là chuông lớn màu vàng tháp nhọn cùng nhiều nét nhấn nhá trên đỉnh màu vàng, phải nói là đẹp như Myanmar, Tích La (Sri Lanka).
Nơi này trước kia là công trình của Tổ sư và Đại đức Lão Tâm đã hoàn thành. Sau này khi trùng tu nó đã được kiến tạo lại các nét mới và giữ lại những nét cổ kính trang nghiêm vì thế mới đẹp, bí ẩn như hiện tại.
Nhìn “sương sương” vậy thôi nhưng chắc chắn khiến bạn động lòng
Ngoài các khu vực nói trên, bạn có thể viếng thăm như: Các tăng xá, trai đường, khách đường, tổ đường, thiền thất của chư Tăng, ni viện, ni xá và am thất của Tu nữ, tịnh nhân khi đến đây.
Chỉ revew “sương sương” vậy thôi nhưng chắc chắn khiến bạn động lòng ngay đó. Vì thế nếu trót yêu chùa Bửu Long rồi, còn chờ chi chưa ghé ngay đi thôi nào!
*Thông tin chùa Bửu Long Sài Gòn
– Địa chỉ: 81 Nguyễn Xiển, Long Bình, Quận 9, Hồ Chí Minh