web stats

Chùa Giác Lâm Sài Gòn độc đáo vì làm từ hàng nghìn chiếc đĩa 

Ngôi chùa cổ nhất Sài Gòn, được làm từ hàng nghìn chiếc đĩa… là những điều bí ẩn về ngôi chùa Giác Lâm nổi tiếng. Với những kinh nghiệm tham quan chùa Giác Lâm Sài Gòn dưới đây sẽ giúp bạn có chuyến đi khám phá trọn vẹn nhất.  Chùa Giác Lâm ở đâu Sài Gòn?  Giác Lâm là ngôi chùa cổ nhất tại Sài Gòn có địa chỉ ở số 565 đường Lạc Long Quân, phường 10, quận Tân Bình, Sài Gòn. Đây cũng là ngôi chùa cổ nhất tại Sài Gòn với hơn 3000 năm tuổi thu hút du khách với lối kiến trúc độc đáo và trở thành điểm đến hấp dẫn vào dịp lễ Tết. Giác

Ngôi chùa cổ nhất Sài Gòn, được làm từ hàng nghìn chiếc đĩa… là những điều bí ẩn về ngôi chùa Giác Lâm nổi tiếng. Với những kinh nghiệm tham quan chùa Giác Lâm Sài Gòn dưới đây sẽ giúp bạn có chuyến đi khám phá trọn vẹn nhất. 

Chùa Giác Lâm ở đâu Sài Gòn? 

Giác Lâm là ngôi chùa cổ nhất tại Sài Gòn có địa chỉ ở số 565 đường Lạc Long Quân, phường 10, quận Tân Bình, Sài Gòn. Đây cũng là ngôi chùa cổ nhất tại Sài Gòn với hơn 3000 năm tuổi thu hút du khách với lối kiến trúc độc đáo và trở thành điểm đến hấp dẫn vào dịp lễ Tết.

Giác Lâm là ngôi chùa cổ nhất tại Sài Gòn

Để di chuyển tới chùa Giác Lâm Sài Gòn, trước hết các bạn cần đi tới Sài Gòn tùy theo từng địa điểm khởi hành. Đối với những bạn ở xa có thể đi máy bay tới sân bay Tân Sơn Nhất hoặc gần hơn thì có thể đi xe khách, xe máy. Khi tới Sài Gòn bạn có thể đi xe bus, xe máy hay ô tô. Nếu không biết đường đi bạn có thể thuê taxi, gọi grab hoặc thuê xe máy để chủ động đi lại. Hiện tại, có tuyến xe bus số 38 có lịch trình đi tới chùa Giác Lâm. Lịch trình khởi hành từ trường trung học cơ sở Vân Đồn (số 243 Hoàng Diệu, phường 8, Quận 4, Sài Gòn). 

Cách di chuyển tới chùa Giác Lâm ở Sài Gòn

Tìm hiểu lịch sử chùa Giác Lâm Sài Gòn 

Tham quan chùa Giác Lâm, bạn cũng nên dành thời gian để tìm hiểu đôi nét về lịch sử của ngôi chùa này. Vào mùa xuân năm 1744 dưới thời vua Nguyễn Phúc Khoát, chùa Giác Lâm được các cư sĩ đóng góp tiền để xây dựng. Lúc đầu, ngôi chùa này còn được gọi là chùa Sơn Can, sau đó được đổi tên là chùa Cẩm Sơn. Chùa Giác Lâm còn được gọi là Cẩm Điện khi lấy tên gọi theo làng nghề đan đệm của người dân địa phương. 

Chùa Giác Lâm được xây dựng với kiến trúc độc đáo

Tới năm 1774 trụ trì đã đổi tên thành chùa Giác Lâm, trở thành trung tâm phật giáo hàng đầu ở khu vực phía Nam. Năm 1873 chùa Giác Lâm còn là nơi sao chép kinh sách, in ấn, truyền bá luật, khắc bản gỗ kinh và học chữ Nôm Phật giáo. 

Chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo chùa Giác Lâm Sài Gòn

Chùa Giác Lâm có gì? Ghé thăm chùa Giác Lâm du khách sẽ được tìm hiểu kiến trúc độc đáo và những câu chuyện kỳ bí xoay quanh ngôi chùa này. Chùa Giác Lâm được xây dựng theo hình chữ tam, gồm có giảng đường, chính điện và nhà trai. Chùa từng trải qua nhiều lần trùng tu thêm và được xây dựng thêm bảo tháp Xá Lợi, khu tháp tổ, nhà cốt, khu giảng đường… 

Kiến trúc kiểu Nam Bộ ở chùa Giác Lâm

Phần mái chùa Giác Lâm được xây dựng theo kiến trúc của tháp Bánh ít đặc trưng vùng Nam Bộ. Phần mái gồm có các vạt có sống mái thẳng, diềm hình đầu đao và trên đỉnh là hình lưỡng long tranh châu. Khu vực chính điện của chùa có kiến trúc hai gian chái và tứ trụ, bên trong có 56 cột lớn. Toàn bộ các cột trong chùa đều được chạm khắc sơn son thếp vàng vô cùng tỉ mỉ và công phu. 

Tham quan bên trong chùa Giác Lâm Sài Gòn

Tiếp tục khám phá chùa Giác Lâm TPHCM là khu chính điện có bức tượng Phật và bồ tát. Tất cả các bức tượng trong chùa Giác Lâm đều được làm từ gỗ với tuổi đời lên tới hàng trăm năm. Khu vực xung quanh ngôi chùa là những bức tượng bằng đồng có giá trị như: Quan Thế Âm, Phật A Di Đà, Phật Thích Ca, Địa Tạng Vương Bồ Tát… 

Ngôi chùa độc đáo được làm từ những chiếc đĩa

Ấn tượng nhất khi tham quan chùa Giác Lâm Sài Gòn đó là đỉnh tường được trang trí với hơn 6 nghìn chiếc đĩa. Cạnh khu chính điện là tháp Hồng Hưng được gắn hơn 1 nghìn chiếc đĩa và cũng là nơi đặt tượng các vị trụ trì. Những chiếc đĩa dùng để trang trí ngôi chùa đều được nung tại lò gốm và được trang trí đậm kiến trúc từ khoảng thế kỷ XX. Tổng ngôi chùa đã sử dụng 7 nghìn chiếc đĩa để xây dựng và trở thành ngôi chùa được trang trí bằng đĩa nhiều nhất nước ta. 

Những chiếc đĩa được trang trí theo kiến trúc từ đầu thế kỷ XX

Phía trước chùa Giác Lâm là bảo tháp xá lợi gồm 7 tầng có hình lục giác được xây dựng từ năm 1970. Ngoài ra, chùa còn có khuôn viên rộng rãi được trồng nhiều cây xanh mang tới không khí trong lành cho du khách đi dạo vãn cảnh chùa thanh tịnh. Hiện tại, Giác Lâm là ngôi chùa cổ nhất ở Sài Gòn và được công nhận là di tích văn hóa lịch sử vào năm 1988.  

Khuôn viên của chùa Giác Lâm

Những lưu ý khi tham quan chùa Giác Lâm Sài Gòn 

Vì là chốn linh thiêng, vì vậy khi tham quan chùa Giác Lâm bạn cũng nên nắm rõ những lưu ý dưới đây: 

- Nên ăn mặc kín đáo, quần áo dài và không nên ăn mặc hở hang. 

- Chuẩn bị theo lễ vật để cúng tại chùa tùy tâm.

- Không nên nói chuyện to, cười đùa khi cúng bái trong chùa. 

- Tuyệt đối không được vứt rác bừa bãi trong khuôn viên chùa.

- Không nên trèo leo lên tượng Phật trong chùa để chụp ảnh. 

- Có thể kết hợp tham quan chùa Giác Lâm với chùa Phổ Quang, chùa Kỳ Quang 2 cũng là địa điểm tâm linh nổi tiếng. 

Nếu bạn đang tìm kiếm cho mình địa điểm tâm linh có kiến trúc độc đáo và vãn cảnh thanh tịnh giữa Sài Gòn náo nhiệt, thì chùa Giác Lâm là điểm đến lý tưởng mà bạn không nên bỏ qua. Hy vọng với những thông tin chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn có chuyến tham quan chùa Giác Lâm Sài Gòn trọn vẹn.

​​​Phương Nga (tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn

Ảnh: Internet

Có thể bạn muốn xem