web stats

10 Đặc sản An Giang Châu Đốc Long Xuyên ngon làm nức lòng du khách

Không khó để tìm đặc sản An Giang tặng người thân khi ghé vùng đất này. Bởi đây là tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc cư trú: Chăm, Khmer, Hoa, Việt,.. với nền văn hóa đa dạng nên mang đậm bản sắc riêng và có sức cuốn hút mạnh mẽ. Đặc sản An Giang Khô rắn nướng An Phú Ở An Giang, có nhiều loại thịt khô như khô cá sặc rằn, khô cá lóc, khô cá chạch… nổi tiếng nhất là khô rắn ở xã Vĩnh Hội Đông (thuộc huyện An Phú, An Giang). Khô rắn nơi đây nổi tiếng khắp cả vùng, là thức quà cho người thân, bạn bè. Để bảo quản lâu hơn thịt rắn,

Không khó để tìm đặc sản An Giang tặng người thân khi ghé vùng đất này. Bởi đây là tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc cư trú: Chăm, Khmer, Hoa, Việt,.. với nền văn hóa đa dạng nên mang đậm bản sắc riêng và có sức cuốn hút mạnh mẽ.

Đặc sản An Giang Khô rắn nướng An Phú

Ở An Giang, có nhiều loại thịt khô như khô cá sặc rằn, khô cá lóc, khô cá chạch… nổi tiếng nhất là khô rắn ở xã Vĩnh Hội Đông (thuộc huyện An Phú, An Giang). Khô rắn nơi đây nổi tiếng khắp cả vùng, là thức quà cho người thân, bạn bè.

Để bảo quản lâu hơn thịt rắn, nhiều chủ vựa rắn đã sáng tạo ra cách làm sạch rắn rồi phơi khô. Rắn được chọn chế biến khô là ri voi, ri cá rắn nước, rắn bông súng, …

Khô rắn ăn rất ngon và lạ miệng. Để làm khô rắn, trước hết phải lọc phần thịt và xương rắn riêng biệt để lại thịt rắn. Ướp một ít muối, gia vị vào thịt rắn rồi đem ép mỏng và phơi qua vài lần nắng để thịt rắn khô hơn.

Tuy nhiên, để thịt khô rắn ngon thì phải đảm bảo kỹ thuật phơi để thân ngoài của rắn ráo hẳn, nhưng bên trong thịt vẫn còn tươi. Trong quá trình phơi, thịt sẽ rút bớt nước, bớt mùi tanh, chín ở dạng tái. Khô rắn phải được nướng trên lửa than nhỏ liu riu mới ngon.

Các bạn nên dùng khô rắn với dưa leo, xoài sống, cóc non và chấm tương ớt để cảm nhận món đặc sản An Giang mới có.

Địa chỉ đặc sản An Giang: Xã Vĩnh Hội Đông, huyện An Phú, tỉnh An Giang.

Đặc sản Cốm dẹp An Giang

Khác với món cốm Hà Nội, cốm An Giang không có màu xanh mát mà trắng ngà.

Theo kinh nghiệm được truyền lại, muốn mẻ cốm dẻo và ngon thì phải rang trong những chiếc om, hoặc nồi đất làm thủ công.

Rang cốm cũng phải khéo, rang quá lâu thì nếp cứng, nhanh quá thì sẽ bị sống, khi giã cốm dễ bị nhão. Nếp sau khi giã dẹp được đổ ra nia sàng sảy cho hết trấu rồi cho vào bao kín.

Nghề giã cốm dẹp từ xưa đã là nghề truyền thống ở nhiều làng làm nghề nông của đồng bào Kh’mer Tây Nam Bộ. Đặc sản cốm dẹp An Giang cũng thường gắn với lễ hội Ooc-om-boc (lễ cúng trăng vào rằm tháng 10 âm lịch hàng năm).

Khi ăn, chỉ cần có cốm dẹp và cơm dừa rám nạo nhuyễn, cho một ít đường cát hoặc đường thốt nốt, chút nước dừa tươi trộn đều, để chừng một giờ cho cốm dẻo là có thể ăn được.

Địa chỉ đặc sản An Giang: Xôi phồng Kim Hương – bà Hồng Thu: thị trấn Chợ Mới, An Giang.

Đặc sản Tung lò mò An Giang

Người Chăm ở An Giang có món ăn rất ấn tượng tên là “Tung lò mò”, tên gọi khác của món lạp xưởng bò. Đây là một món ngon độc đáo của đồng bào Chăm – những người không ăn thịt lợn mà chỉ ăn thịt bò.

Món ăn hấp dẫn người ăn từ công đoạn chuẩn bị nguyên liệu đến cách chế biến. Thịt bò nạc khi mua về thì lọc bỏ hết gân, rửa sạch cắt mỏng, ướp muối, đường cát trắng, một ít phụ gia và thính (cơm nguội).

Vỏ là ruột bò được lộn mặt trái; cạo rồi rửa nước muối sạch và lộn lại mặt phải; phơi đến khi hơi se mặt rồi nhồi thịt ướp vào. Cuối cùng, người ta dùng dây mềm thắt thành từng khúc dài khoảng ba đốt tay, đem phơi chừng 3 nắng là có thể ăn được.

Tung lò mò ngon nhất là khi đã được phơi 1 – 2 tháng cho thật khô, thịt kết chặt lại. Thưởng thức món này có hai cách, nướng hoặc chiên, Khi ăn “Tung lò mò” phải kèm theo rau sống, chuối chát và chấm muối tiêu vắt chanh thì mới cảm nhận được hương vị độc đáo.

Địa chỉ đặc sản An Giang: Dũng Thảo (số 67 Trần Hưng Đạo, huyện Tri Tôn)

Bò cạp Bảy Núi – đặc sản An Giang khó tìm

Bọ cạp vùng Thất Sơn là một món đặc sản An Giang vô cùng nổi tiếng. Khi bắt bọ cạp về, cho bọ cạp vào chậu vài ngày để sạch bụng, rửa sạch rồi cho vào chảo mỡ hoặc dầu đang sôi. Chỉ trong chốc lát, bò cạp chín, bốc mùi thơm phức.

Khi ăn bò cạp, các bạn nên dùng kèm rau thơm, cà chua, dưa leo, vài cọng ngò, và chấm với muối tiêu chanh.

Theo nhiều người chia sẻ, phần bụng của bò cạp là ngon nhất vì ngoài vị của cỏ cây thuốc đọng lại trong bao tử, còn thêm vị béo bùi riêng mà côn trùng khác không có.

Những người Kh’mer địa phương thường dùng bò cạp chiên với rượu ngâm bò cạp, vừa chữa được chứng đau lưng, nhức mỏi, đau khớp lại rất ngon miệng.

Địa chỉ đặc sản An Giang: chợ Tịnh Biên, Châu Đốc.

Mắm Châu Đốc

Mắm Châu Đốc có nhiều loại như mắm cá lóc, mắm cá linh, mắm cá sặc, mắm cá trèn, … mỗi loại mang một nét đặc trưng riêng.

Cá được làm sạch vẩy, cho vào khạp (lu), trộn đều muối, đậy kín sau vài tháng lấy ra trộn với thính (nguyên liệu được chế biến từ gạo rang, xay nhuyễn rồi chao đường, ủ lại từ 3 đến 6 tháng). Lúc này cá muối trở thành mắm.

Theo kinh nghiệm trong nghề chế biến mắm của người Châu Đốc thời xưa, cá trước khi chế biến bắt buộc phải được rửa sạch bằng nước sông mới đảm bảo ngon; còn khi chao mắm chỉ được chao bằng đường thốt nốt thì mắm mới có vị đặc trưng chính hiệu mắm Châu Đốc.

Địa chỉ đặc sản An Giang: Chợ Châu Đốc nằm ở đường Bạch Đằng, Châu Phú A, huyện Châu Đốc, tỉnh An Giang.

Quả trúc vùng Thất Sơn

Ngày nay, cây trúc đã không còn phổ biến tại vùng Thất Sơn, chỉ còn một số ít. Vì vậy, các bạn hoàn toàn có thể đến tham quan và chiêm ngưỡng cây trúc, thưởng thức những món chế biến từ lá và trái trúc nhưng không được mua về.

Lá và quả trúc là những nguyên liệu đặc biệt và rất quan trọng trong một số món đặc sản An Giang.

Ở sóc Tà Hu, có lẽ chỉ còn nhà ông Chau Runl là còn giữ được cây trúc độ 10 năm tuổi. Người đàn ông này vẫn lưu giữ cây trúc với lý do dùng làm thuốc và cho bà con trong sóc nấu các món ăn truyền thống. Chỉ cần bứt một lá trúc rồi vò nhẹ đưa lên mũi ngửi bạn sẽ cảm nhận được hương trúc thơm ngây ngất.

Địa chỉ đặc sản An Giang: Nhà hàng Bảo Giang 2 có món gà hấp lá trúc (Trần Hưng Đạo, phường Mỹ Long, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang).

Bánh phồng cá linh

Các bạn chắc đã quá quen thuộc với bánh phồng tôm rồi nhỉ, thế còn bánh phồng… cá linh thì sao? Nó là một đặc sản nổi tiếng An Giang đấy.

Cá linh là một đặc sản dẫn dã của người dân miền Tây. Mỗi năm, cá linh chỉ xuất hiện một lần vào mùa lũ từ cuối tháng 8 cho đến tháng 11. Cá linh có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon như kho lạt, kho khô, kho bứa, làm chả, nấu canh chua … và được chế biến thành bánh phồng.

Để làm ra những chiếc bánh phồng ngon, người ta phải chọn con cá linh non còn tươi; cắt đầu đuôi, moi bỏ ruột, rửa sạch rồi cho vào cối giã nhuyễn. Cá linh được trộn vói lòng trắng trứng và bột mỳ ngang theo tỷ lệ nhất định, nêm các loại gia vị tỏi, hành, bột ngọt, nước mắm, muối đặc biệt là tiêu sọ trộn đều.

Cuối cùng, người ta đem gói kín như bánh tét, cho vào bọc nylon bịt kín, hấp cách thuỷ rồi đem ra để nguội, dùng dao cắt từng lát mỏng phơi khô khoảng bốn nắng là được.

Khi ăn, các bạn chỉ cần bắc chảo nóng lên và cho từng miếng bánh phồng vào chiên như bánh phồng tôm. Các bạn cũng nên lưu ý chiên vừa đủ chín, tức là bánh ngả vàng là gắp ra luôn, để cháy quá ăn sẽ mất ngon.

Địa chỉ đặc sản An Giang: Cô Út Gái ở chợ Tịnh Biên, An Giang.

Bánh Chăm

Đến huyện An Phú, các bạn sẽ thấy những chiếc bánh màu vàng mỡ gà có hình dáng kỳ lạ, đó là bánh “ha nàm căn” và bánh “cô ăm” – hai loại bánh dân dã của dân tộc Chăm ở An Giang.

Để làm bánh “ha nàm căn”, người ta dùng bột mì trộn với trứng vịt, đánh đều tay cùng đường thốt nốt. Sau đó, đặt chảo nhôm dày lên bếp lửa cháy đỏ rực; đợi chảo nóng thì phết một lớp dầu, rồi đổ hỗn hợp bột trên vào, rắc thêm lớp mè rang thơm và đậy kín lại bằng chiếc nắp đất nung nhỏ. 5 phút sau khi bánh chín, người ta xúc chiếc bánh có hình tròn cỡ lòng bàn tay, chóp nhọn theo núm nắp vung ra mâm.

Còn bánh “cô ăm” thì được làm bằng bột gạo xay nhuyễn trộn với đường thốt nốt, cũng đem nướng như bánh “ha nàm căn”. Khi bánh chín, có màu trắng, ăn không béo.

Thưởng thức bánh Chăm dân dã như một cách gợi nhớ thời ấu thơ của mình với những chiếc bánh quê của người Kinh ở miền Tây Nam Bộ.

Địa chỉ đặc sản An Giang: Làng Chăm Đa Phước, xã Đa Phước, huyện An Phú, An Giang

Bánh bò thốt nốt Châu Đốc

Đến với Châu Đốc, ngoài những đặc sản mắm Châu Đốc làm nên thương hiệu của vùng thì nơi đây còn nổi tiếng với món bánh bò thốt nốt.

Trước tiên, gạo phải là gạo nàng Nhen cũ, xay thành bột; rồi đem mài trái thốt nốt già chín, gạn lấy bột. Đường thốt nốt nên chọn loại đường tán, không lẫn tạp chất. Cho hỗn hợp trên vào thau trộn đều cùng ít nước với tỷ lệ vừa đủ, ủ kín qua đêm.

Người ta cho thêm một ít nước cơm rượu vào để bột lên men nhanh, khi hấp chín, bánh xốp mới thơm ngon.

Sau đó, người ta dùng vá đổ bột vào khuôn tròn hay vuông, hấp chừng 20 phút; khi bánh chín thì rắc một ít dừa nạo và dùng “lá soong” – loại lá đặc biệt ở vùng Châu Đốc, hoặc lá chuối xiêm gói bánh lại là xong.

Khi ăn, các bạn sẽ cảm nhận được vị xốp của bánh, ngọt béo của đường và nước cốt dừa, hòa lẫn mùi thơm đặc trưng của đường thốt nốt.

Địa chỉ đặc sản An Giang: chợ Châu Đốc, An Giang.

Quả mây gai và me Thái

Đến Châu Đốc, bạn rất dễ bị mê hoặc bởi những trái me Thái chín ngọt lịm thơm lừng bày bán khắp nơi. Thỉnh thoảng bạn cũng sẽ bắt gặp những sạp hàng bán mây gai, một loại quả đặc trưng mà ở Việt Nam, chỉ An Giang mới có.

Mây gai màu cam, khi chín ngả sang hơi đen, rất nhẹ, xuất xứ Thái Lan và được nhập về An Giang qua biên giới Campuchia. Bên ngoài quả có gai nhỏ nhưng không nhọn, rất dễ bóc vỏ. Mây gai có mùi thơm vừa giống mít, vừa có chút hương của núi rừng.

Sau khi bóc lớp vỏ gai, bạn sẽ được thưởng thức vị ngọt ngọt chua chua rất đặc trưng. Tuy nhiên, quả mây gai chỉ để được khoảng vài ngày. Bạn nên chọn mua quả chưa chín trước khi về để lúc biếu, món quà vẫn trong trạng thái tốt và vừa chín tới.

Địa chỉ đặc sản An Giang: chợ Châu Đốc, An Giang.

Hy vọng những món đặc sản An Giang được gợi ý trên đây sẽ giúp bạn vừa có chuyến du lịch vui vẻ vừa tìm những những món ngon cho bản thân và gia đình.

Có thể bạn muốn xem