Vui 'quên lối về' trước những lễ hội ở Hòa Bình đặc sắc

Vui 'quên lối về' trước những lễ hội ở Hòa Bình đặc sắc Hòa Bình không chỉ nổi tiếng với những bản làng đẹp như cổ tích mà còn cuốn hút du khách với những lễ hội dân gian mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Vậy nên, những lễ hội ở Hòa Bình độc đáo dưới đây chính là thứ mà bạn không nên bỏ qua. Các lễ hội ở Hòa Bình nổi tiếng mà du khách không nên bỏ lỡ 1. Lễ hội sắc bùa Sắc bùa là một lễ hội nổi tiếng ở Hòa Bình thường được tổ chức với tính chất giải trí để cầu chúc nhau may mắn mạnh khỏe trong dịp năm mới, đón khách quý từ phương xa đến, đón dâu hay dựng nhà mới… Theo tiếng Mường, “sắc bùa” có nghĩa là xách chiêng, chính vì vậy vào dịp này phường bùa sẽ xách cồng chiêng đến từng nhà trong làng để chúc tụng,...

Hòa Bình không chỉ nổi tiếng với những bản làng đẹp như cổ tích mà còn cuốn hút du khách với những lễ hội dân gian mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Vậy nên, những lễ hội ở Hòa Bình độc đáo dưới đây chính là thứ mà bạn không nên bỏ qua.

Các lễ hội ở Hòa Bình nổi tiếng mà du khách không nên bỏ lỡ

1. Lễ hội sắc bùa

Sắc bùa là một lễ hội nổi tiếng ở Hòa Bình thường được tổ chức với tính chất giải trí để cầu chúc nhau may mắn mạnh khỏe trong dịp năm mới, đón khách quý từ phương xa đến, đón dâu hay dựng nhà mới…

Theo tiếng Mường, “sắc bùa” có nghĩa là xách chiêng, chính vì vậy vào dịp này phường bùa sẽ xách cồng chiêng đến từng nhà trong làng để chúc tụng, cầu may mắn, mạnh khỏe cho mọi người, tạo nên một bầu không khí cực kỳ vui tươi và sôi động.

lễ hội sắc bùa - lễ hội ở Hòa Bình đặc sắcMọi người thi đua nhau vui chơi

    • Thời gian: tháng Giêng hàng năm
    • Địa điểm: các bản Mường trong tỉnh Hòa Bình

2. Lễ hội đền Bờ

Hội đền Bờ là một lễ hội ở Hòa Bình hiếm hoi có sự tham gia nhiều người Kinh nhất thể hiện sự đoàn kết của ba dân tộc Kinh – Dao – Mường sống trên mảnh đất Hòa Bình và tổ chức ở đền Thác Bờ - 1 di tích lịch sử nổi tiếng để tưởng niệm bà Đinh Thị Vân và một người Dao đã có công giúp đỡ vua Lê Lợi vượt thác trong trận đánh giặc ở Mường Lễ.

Theo đó, vào mỗi dịp đầu năm những người hành hương từ khắp mọi nơi sẽ kéo đến đây cầu nguyện ở đền Trình sau đó lên tới đền Chúa để mong muốn may mắn, hạnh phúc và bình an. Sau khi hành hương xong thì sẽ được cùng nhau thưởng thức cá nướng sông Đà chính hiệu vàng ruộm, thơm nức hay gà nướng trên bếp than củi hồng rực…đảm bảo là phê chữ ê kéo dài luôn nhé.

lễ hội đền Thác Bờ - lễ hội ở Hòa Bình đặc sắcRất nhiều người đến lễ đền hàng năm

    • Thời gian: mồng 7 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch hàng năm
    • Địa điểm: xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình

3. Lễ hội xuống đồng (khuống mùa, khai hạ)

Lễ xuống đồng hay lễ khai hạ là một lễ hội lâu đời ở Hòa Bình, được tổ chức để cầu cho mùa màng tươi tốt, nhà nhà ấm no hạnh phúc, cũng như là dịp để người Mường có thể nghỉ ngơi, giao lưu và giải trí sau một năm làm việc chăm chỉ, vất vả.

Lễ hội được chia thành 2 phần chính là phần lễ và phần hội. Trong phần lễ thì có một đoàn đội chuyên rước kiệu Thánh từ đền ra bãi hội rồi rước trở lại đền với cờ quạt, nghi trượng long trọng, cùng sự tham gia của các vị cao niên, các thầy tế và nhân dân trong làng.

Phần hội thì sôi động với những trò chơi dân gian như: bắn nỏ, kéo co, đánh mảng, đánh cù, ném còn…; các hoạt động văn hóa văn nghệ dân gian độc đáo, thú vị như: thi sắc bùa, hát đối, hát trao duyên, biểu diễn trang phục dân tộc và thưởng thức những món ẩm thực thơm ngon như: xôi ngũ sắc, thịt nướng và rượu cần ấm nồng…Chắc chắn một khi bạn đã được tham gia vào không khí lễ hội ở Hòa Bình sôi động, nhộn nhịp này thì sẽ chẳng thể quên được đâu nhé.

Lễ khai hạ - lễ hội ở Hòa Bình đặc sắcLễ hội được tổ chức rất lớn hàng năm

Thời gian: mồng 7 tháng Giêng (tháng 1 âm lịch) hàng năm

Địa điểm:

    • Mường Bi, xã Phong Phú, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình
    • Mường Chiềng – Mường Tôm, xã Tân Lập, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình

4. Lễ hội Đu Mường Vôi

Hội Đu Mường Vôi là một lễ hội truyền thống ở Hòa Bình có tuổi đời lâu nhất trên 100 năm, mang đậm nét văn hóa của người Mường Vôi với ý nghĩa to lớn là tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên và những người có công đi khai dân mở đất.

Lễ hội cũng được chia thành 2 phần là phần lễ và phần hội. Phần lễ sẽ dâng hương cúng thành hoàng làng, sau khi đọc lời khai mạc và đánh trống khai hội. Còn phần hội thì vui nhộn trong những trò chơi đánh đu, ném còn, bắn nỏ, kéo co, đánh mảng, đánh bóng chuyền và đẩy gậy với sự tham gia của tất cả mọi người.

lễ hội đu Mường Vôi - lễ hội ở Hòa Bình đặc sắcCó rất nhiều trò chơi hấp dẫn

Song, điểm nổi bật nhất trong lễ hội ở Hòa Bình này là nghi lễ hạ cột đu với ý nghĩa đặc biệt là nếu cột đu đổ vào làng là năm đó cả làng no đủ, mọi sự tốt lành, vì thế tất cả người dân trong làng đều rất mong ngóng vào thời khắc này.

    • Thời gian: ngày mồng 8 tháng Giêng (tháng 1 âm lịch) vào 2 năm 1 lần
    • Địa điểm: Mường Vôi, xã Liên Vũ, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình.

5. Lễ cơm mới

Lễ cơm mới là một lễ hội thú vị ở Hòa Bình của người dân tộc Thái mường một vụ mùa bội thu. Vào dịp này những gia đình sẽ bày biện mâm cỗ mới, tùy vào hoàn cảnh mà mâm cỗ sẽ nhiều hay ít nhưng đều sẽ có xôi được đặt thành một vòng tròn quanh mâm tượng trưng cho bờ ruộng và đồ thành hình quả núi ở giữa, sau đó đặt cá lên trên đỉnh để lên dâng tổ tiên, rồi thầy mo bắt đầu cúng mời tổ tiên về nhận lễ vật của con cháu và phù hộ cho vụ mùa sau cũng tươi tốt và bội thu.

Lễ cơm mới - lễ hội ở Hòa Bình đặc sắcLễ cơm mới được thưởng thức rất nhiều món ăn ngon

Đặc biệt, khi du lịch Hòa Bình vào thời điểm này du khách sẽ được chiêm ngưỡng những điệu múa xòe, đánh trống chiêng, hát đối đáp và đánh máng của các chàng trai, cô gái của bản, say sưa suốt đêm đến sáng, chắc chắn sẽ mang đến cho bạn một làn gió mới mà không nơi nào có đâu nhé.

    • Thời gian: tháng 8 âm lịch hàng năm
    • Địa điểm: bản làng người Thái, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình

6. Tết cơm Đe Mường Rậm

Với người Kinh thì Tết Nguyên Đán sẽ là ngày tết lớn nhất trong năm thì với người Mường Rậm ở Lạc Thịnh - Hòa Bình thì Tết cơm Đe lại là ngày tết lớn nhất được tổ chức to và đông vui nhất. Và điều đặc biệt trong ngày lễ này là người dân chỉ ăn chay và chỉ tổ chức phần lễ.

Trong đó, món ăn không thể thiếu trong lễ hội ở Hòa Bình này là cơm Đe – loại cơm đặc biệt được làm từ gạo nếp ngon, trộn ủ với men lá cây rừng đem đến hương vị ngọt, thơm, đậm đà khiến ai đã từng được thưởng thức thì đều không thể quên được. Hơn nữa, cơm phải ăn vào sáng sớm thì mới được may mắn, mạnh khỏe.

Tết cơm Mường Đè - lễ hội ở Hòa Bình đặc sắcMón cơm đặc trưng của người Mường

    • Thời gian: ngày 26 tháng 10 âm lịch hàng năm
    • Địa điểm: Mường Rậm, xã Lạc Thịnh, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình

7. Lễ hội Làng Vai

Lễ hội Làng Vai là một trong những lễ hội đặc sắc ở Hòa Bình có sự tham gia của rất nhiều người từ dân trong làng cho đến những du khách du lịch gần xa. Đây là dịp để người dân tỏ lòng thành kính và nhớ ơn tới các vị thần linh đã phù hộ cho làng trong suốt một năm yên bình, ấm no, hạnh phúc, cũng như để mọi người có thể đoàn tụ, thắt chặt thêm tình cảm với nhau.

Phần lễ được tiến hành uy nghi với lễ đưa kiệu thần linh và kiệu đồ cúng đến nhà trưởng hàng giáp để rước sắc về đình, đi sau là hàng tàn lọng, đau, mũ, bia long trọng và dẫn đường là đội múa rồng bay, phượng múa sôi động. Tiếp đó là đến lễ rước cỗ đến đình và tổ chức thi cỗ giữa các nhà, cỗ nào to nhất, ngon nhất thì sẽ được ưu ái đặt ở giữa trang trọng.

Phần hội thì đưa ta về tuổi thơ với các trò chơi dân gian như kéo co, bịt mắt bắt dê, đánh cờ người, tổ chức giao lưu giữa các đội bóng chuyền và các đội văn nghệ trong xã với các chủ đề ca ngợi Đảng, Bác Hồ và tình yêu quê hương đất nước…cực kỳ vui tươi và sôi động.

Lễ hội Làng Vai - lễ hội ở Hòa Bình đặc sắcKhông gian lễ hội sôi động

    • Thời gian: từ ngày 11 đến hết ngày 13 tháng 11 hàng năm
    • Địa điểm: làng Vai, xã Thanh Nông, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình

Nếu bạn muốn hiểu thêm về những nét văn hóa đặc sắc cũng như con người nơi mảnh đất Hòa Bình thân yêu thì nhất định đừng bỏ qua những lễ hội Hòa Bình nổi tiếng trên đây đấy nhé.

Thúy Quỳnh (Tổng hợp) - GTOPVN.com.vn

Ảnh: Internet

Có thể bạn muốn xem