Viếng điện Hòn Chén Huế linh thiêng bên bờ Hương giang

Điện Hòn Chén Huế không chỉ là di tích tôn giáo, văn hóa linh thiêng mà còn là điểm tham quan du ngoạn độc đáo của miền cố đô. Đường đi đến điện Hòn Chén Huế  Để đến được điện thờ nổi tiếng của mảnh đất Huế thơ mộng, du khách có nhiều sự lựa chọn khác nhau về đường đi.  Đầu tiên, nếu xuất phát từ trung tâm thành phố, du khách sẽ được đi thuyền trên sông Hương Huế hoặc đi đường bộ để đến điện Hòn Chén. Di tích nhiều giai thoại nhất Xứ Huế. Ảnh: dichobiet Nếu chọn đi theo đường bộ thì bạn hãy theo hướng dẫn sau: xuất phát từ đường Bùi Thị Xuân

Điện Hòn Chén Huế không chỉ là di tích tôn giáo, văn hóa linh thiêng mà còn là điểm tham quan du ngoạn độc đáo của miền cố đô.

Đường đi đến điện Hòn Chén Huế 

Để đến được điện thờ nổi tiếng của mảnh đất Huế thơ mộng, du khách có nhiều sự lựa chọn khác nhau về đường đi. 

Đầu tiên, nếu xuất phát từ trung tâm thành phố, du khách sẽ được đi thuyền trên sông Hương Huế hoặc đi đường bộ để đến điện Hòn Chén.

Di tích nhiều giai thoại nhất Xứ Huế. Ảnh: dichobiet

Nếu chọn đi theo đường bộ thì bạn hãy theo hướng dẫn sau: xuất phát từ đường Bùi Thị Xuân rồi chạy thẳng đến ngã ba thì rẽ vào đường Huyền Trân Công Chúa. Sau đó du khách tiếp tục đi tới bến Than rồi lên đò đi dọc sông Hương để đến điện Hòn Chén. 

Vì sao gọi là 'Hòn Chén'?

Ban đầu trong các văn bản sắc phong của triều nhà Nguyễn thì ngôi điện có tên gọi là Ngọc Trản Sơn Từ. Tên gọi này mang ý nghĩa là ngôi điện thờ tại núi Ngọc Trản. Đến thời vua Đồng Khánh trị vì, lại được đổi thành là Huệ Nam Điện, nghĩa là đem đến ân huệ cho vua Nam.

Giai thoại gắn liền với vua Minh Mạng đánh rơi chén ngọc. Ảnh: bazantravel

Dù có khá nhiều tên khác nhau nhưng điện Hòn Chén hay Hoàn Chén vẫn là tên gọi được dân bản địa và du khách thập phương sử dụng phổ biến nhất để gọi tên điểm đến du lịch Huế đồng thời là công trình tôn giáo nổi tiếng của cố đô. Bởi vì ngôi điện gắn liền với truyền thuyết li kỳ về câu chuyện vua Minh Mạng đã làm rơi chiếc chén ngọc xuống lòng sông Hương. Trong lúc tưởng như không có cách nào lấy lên được thì lại có một cụ rùa nổi lên ngậm chén ngọc trả lại cho ngài.

Biểu tượng tâm linh, văn hóa xứ Huế.

Giới thiệu về điện Hòn Chén

Cũng như nhiều điểm đến mang dấu ấn văn hóa, tôn giáo nổi tiếng của Huế như chùa Thiên Mụ, cầu Trường Tiền, điện Hòn Chén Huế cũng nằm bên bờ sông Hương - dãy lụa mềm uốn lượn qua thành phố Huế mộng mơ. Ngự trên núi Ngọc Trản, ngay phía trên bờ Bắc dòng sông biểu tượng của Huế và thuộc huyện Hương Trà, ban đầu, cụ thể là từ thời Gia Long, điện Hòn Chén chủ yếu thờ phụng theo Đạo giáo. Nguyên thủy, đây vốn là ngôi đền thờ nữ thần PoNagar hay Thiên Y A Na (nghĩa là mẹ Xứ Sở) của người Chăm. Tương truyền, nữ thần là con của Ngọc Hoàng và được sai xuống trần gian - người có công tạo ra trái đất, cây cỏ và lúa gạo cho người trần an cư lạc nghiệp.

Ngôi đền trở thành biểu tượng tâm linh độc đáo. Ảnh: @mynguyen2610

Theo thời gian, nơi này trở thành kiến trúc đa thần nổi tiếng vì có thờ Liễu Hạnh Công Chúa (tức Vân Hương Thánh Mẫu), Phật, Quan Công và các vị thần thánh khác. Toàn bộ kiến trúc bao gồm hơn 10 công trình lớn nhỏ khác nhau hợp thành mà Minh Kính Đài nằm ở giữa là ngôi điện chính và lớn nhất với kích thước 15m x 17m.

Điện Hòn Chén bao gồm nhiều công trình kiến trúc lớn nhỏ. Ảnh: banzantravel

Khu vực Minh Kính Đài chia làm 3 cung, theo thứ tự từ cao xuống thấp là Minh Kính cao đài đệ nhất cung (Thượng điện) gồm hai tầng. Nơi này thờ Thiên Y A Na Thánh Mẫu, Thánh mẫu Vân Hương, vua Đồng Khánh cùng một số vị thần khác, phía tầng dưới là nơi ở của Thủ từ, Minh Kính cao đài đệ nhị cung (cung Hội đồng) thờ hàng chục tượng thần thánh khác nhau. Đây cũng đồng thời là nơi bày biện các đồ thờ cúng nhằm rước sắc trong những dịp lễ hội lớn trong năm. Cuối cùng là Minh Kính cao đài đệ tam cung (tên gọi khá là tiền điện) có vai trò là nơi hành lễ cũng như địa điểm để người dân địa phương và du khách thập phương dâng hương cúng bái, cầu an.

Một góc chụp Minh Kính Đài. Ảnh: dichobiet

Ngoài ra còn có nhà Quan Cư tọa lạc phía bên phải cùng với Trinh Cát Viện và chùa Thánh. Bên trái là khu vực có dinh Ngũ Hành, động thờ ông Hổ hay bàn thờ các quan, anh Ngoại Cảnh. Ngoài ra, ngay sát bờ sông còn có am Thủy Phủ.

Kiến trúc hài hòa hoàn hảo với khung cảnh của núi rừng. Ảnh: bazantravel

Vào năm 1832, điện thờ được chính thức trùng tu sửa chữa, nhưng phải đến thời vua Đồng Khánh (từ năm 1886 - 1888), điện Hòn Chén Huế mới bước vào thời kỳ được tu sửa lớn và đổi tên là điện Huệ Nam. Hiện tại, ngôi điện cổ kính còn lưu giữ được khá nhiều các đồ tế khí quý giá thuộc niên hiệu chủ yếu từ thời Đồng Khánh bao gồm 664 hiện vật thuộc 284 chủng loại khác nhau.

Ngôi điện nằm ẩn nấp sau rừng cây xanh bát ngát. Ảnh: bazantravel

Điện Hòn Chén không chỉ là công trình tôn giáo, văn hóa mang dấu ấn đặc biệt, gắn liền với đời sống tâm linh của người dân xứ Huế từ bao đời nay mà còn là điểm du lịch nổi tiếng cùa vùng đất có Kinh Thành Huế cổ kính. Xét về mặt kiến trúc thì đây là ngôi điện duy nhất ở Huế có sự kết hợp hài hòa giữa nghi thức cung đình trang trọng và tín ngưỡng dân gian độc đáo. Nếu có dịp du lịch Huế và ghé thăm điện Hòn Chén bạn đừng bỏ lỡ cơ hội chiêm ngưỡng một công trình kiến trúc cổ kính, ẩn chứa chiều sâu tôn giáo, lịch sử, văn hóa và con người xứ Huế năm bên dòng sông Hương thơ mộng nhé.

Điện Hòn Chén là nơi thờ nữ thần Ponagar. Ảnh: bazantravel

Lễ hội điện Hòn Chén Huế

Cố đô Huế nói riêng và vùng Thừa Thiên - Huế nói chung là nơi có sự tiếp giáp văn hóa, lịch sử, tôn giáo hai vùng Nam Bắc. Chính vì vậy mà điện Hòn Chén cũng trở thành nơi thờ đa thần với nhiều lễ hội mang tính tín ngưỡng trong năm như: Lễ hội điện Hòn Chén diễn ra hai lần: Lễ Xuân tế diễn ra vào tháng 2, lễ Thu tế vào tháng 7. Ngoài ra, còn có lễ hội điện Hòn Chén diễn ra trên khu vực núi Ngọc Trản và ngôi đình làng Hải Cát thuộc huyện Hương Trà. Bên cạnh đó là lễ hội suy tôn Thiên Y A Na Thánh Mẫu (còn gọi là mẹ Xứ Sở - vị nữ thần sáng tạo ra đất đai, cây cối, rừng gỗ quý,... và dạy dân cách trồng trọt theo truyền thuyết dân tộc Chăm.

Hàng trăm chiếc thuyền rồng đậu trước bến đình làng Hải Cát mỗi mùa lễ hội. Ảnh: dichobiet

Tọa lạc giữa khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, một bên là dòng sông Hương hiền hòa, một bên là vùng rừng cây thâm trầm, điện Hòn Chén Huế vào những ngày diễn ra lệ hội mang không khí tôn giáo thiêng liêng và trang nghiêm. Lễ hội hằng năm sẽ được chia làm 2 phần chính là lễ nghinh thần và chánh tế.

Điện Hòn Chén mùa lễ hội. Ảnh: @callme.bi

Lễ nghinh thần (hay còn gọi là rước các vị thần về đền) được tổ chức long trọng trên dòng sông Hương Huế. Đó là phần nghi lễ trang trọng diễn ra trên những con thuyền rồng kết đôi để rước nữ thần Thiên Y A Na từ điện Hòn Chén về đình làng Hải Cát. Kiệu sẽ được nghinh bởi các trinh nữ được chăm chút quần áo, cờ hoa sặc sỡ cả một vùng trời xứ Huế. Ngoài ra, trên đường tế rước, du khách sẽ được nghe tiếng hát ngân nga của các cô đồng, phường bát, hát văn.

Những nét độc đáo trong văn hóa, tôn giáo, con người cố đô. Ảnh: @visithuevietnam

Phần lễ chánh tế thì diễn ra sau khi đã đón rước các vị thần và Thánh mẫu về điện. Lễ này sẽ được tổ chức với nhiều hoạt động như: nghinh Thánh Mẫu, tế làng Hải Cát, thả đèn hoa đăng, phóng sinh,... Để có được trải nghiệm du lịch Huế ấn tượng và khó quên, bạn nhớ tham khảo kinh nghiệm du lịch Huế mùa nào đẹp nhất và thuận tiện nhất nhé. Để có thể check in cố đô và ghé thăm điện Hòn Chén đúng dịp lễ hội, hòa mình vào không khí trang trọng, tìm hiểu nét văn hóa dân gian bản địa đặc sắc của vùng đất này.

Ngồi đò để đến điện Hòn Chén. Ảnh: @tori.kiyoshi

Có thể nói điện Hòn Chén Huế không chỉ sở hữu kiến trúc độc đáo mà còn giữ vai trò là chốn linh thiêng, nơi hội tụ nhiều tín ngưỡng tôn giáo, văn hóa đặc sắc. Đến đây tham quan, bạn sẽ vừa đi dạo, viếng điện, ngắm cảnh và được lắng nghe nhiều giai thoại cổ gắn liền với tên gọi điện thờ, khám phá những nét độc đáo ở đây. Chúc bạn có chuyến ghé thăm điện Hòn Chén thật ấn tượng và khó quên nhé.

Thanh (Tổng hợp) - luhanhVietNam.com.vn

Ảnh: Internet

Có thể bạn muốn xem