Về Tây Bắc hành hương, nhất định phải ghé đền Bảo Hà, Lào Cai

Đền Bảo Hà nằm trong “Quần thể di tích Thần vệ quốc Hoàng Bảy” thuộc xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Đây là địa chỉ du lịch tâm linh nổi tiếng ở khu vực Tây Bắc, được du khách thập phương tìm đến mỗi khi đặt chân tới mảnh đất Lào Cai. Nằm ở vùng núi Tây Bắc, tuy nhiên ngày nay giao thông thuận lợi hơn nhiều, muốn lên đền Bảo Hà Lào Cai bạn có thể đi ô tô theo tuyến đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai. Giá vé xe thông thường đi cao tốc từ Hà Nội khoảng 160.000 đồng/ người, khoảng 3 tiếng. Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn

Đền Bảo Hà nằm trong “Quần thể di tích Thần vệ quốc Hoàng Bảy” thuộc xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Đây là địa chỉ du lịch tâm linh nổi tiếng ở khu vực Tây Bắc, được du khách thập phương tìm đến mỗi khi đặt chân tới mảnh đất Lào Cai.

Nằm ở vùng núi Tây Bắc, tuy nhiên ngày nay giao thông thuận lợi hơn nhiều, muốn lên đền Bảo Hà Lào Cai bạn có thể đi ô tô theo tuyến đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai.

Giá vé xe thông thường đi cao tốc từ Hà Nội khoảng 160.000 đồng/ người, khoảng 3 tiếng. Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn đi tàu hỏa, dừng ở ga Bảo Hà, Lào Cai với giá vé khoảng hơn 100.000 đồng/người nếu đi từ ga Hà Nội.

Đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Ảnh: hdproland.com

Lịch sử đền Bảo Hà

Đền Bảo Hà nằm dưới chân núi Cấm bên cạnh dòng sông Hồng đỏ lặng phù sa. Đền cách thành phố Lào Cai khoảng 60km, cách Hà Nội hơn 220km theo hướng Tây Bắc. Ngôi đền nằm ẩn mình dưới núi non hùng vĩ. 

Cung thờ ông Hoàng Bảy tại đền Bảo Hà. Ảnh: Fanpage Đền ông Hoàng Bảy

Theo lịch sử ghi chép lại, đền được xây dựng vào cuối thời Lê niên hiệu Cảnh Hưng, thờ danh tướng có tên Nguyễn Hoàng Bảy (ngày nay ngồi đền này còn được người dân địa phương gọi với cái tên thân mật là đền Ông Hoàng Bảy). Vị tướng này là người có công lớn trong xây dựng vào bảo vệ biên ải của đất nước, đẹp loại thổ phỉ.

Vào cuối thời Lê, tại một số châu miền biên ải như châu Thuỷ Vĩ, châu Văn Bàn bị giặc ngoại xâm tràn sang cướp bóc, phá phách và lấn chiếm bờ cõi. Thời đó, Bảo Hà là trung tâm châu Văn Bàn.

Đến giữa niên hiệu Cảnh Hưng (1940 - 1978) giặc phương Bắc tràn sang quấy nhiễu nên các châu đều phải xây dựng thành lũy kiên cố chống giặc. Khi đó, triều đình nhà Lê đã cử vị tướng Hoàng Bảy đến bảo vệ biên cương. Ông đã hết lòng chiến đấu và cuối cùng đã anh dũng hy sinh, giặc thả thi thể ông xuống sông Hồng, khi đến địa phận xã Bảo Hà thì được nhân dân vớt lên và lập đền thờ.

Cổng chính của đền Bảo Hà, Lào Cai. Ảnh: hoangphatbattrang.vn

Đến thời vua Minh Mạng, Thiệu Trị đã phong tặng tướng Hoàng Bảy danh hiệu “Trấn an hiển liệt” và sắc phong là Thần vệ quốc. Còn với đồng bào các dân tộc Tày, Kinh, Dao… ở địa phương tôn thờ ông là vị nhân thần. Người dân cho rằng vị nhân thần này luôn hiện hữu bảo vệ người dân nơi đây, và hiện thân qua các lễ hội xuống đồng vào ngày thìn tháng giêng...

Người đồng bào bản địa nô nức mỗi dịp tết đến xuân về trong trang phục truyền thống, hành hương đầu năm. Ảnh: Báo Yên Bái

Theo một số truyền thuyết khác, khi ông Hoàng Bảy bị giết hại, cả vùng trời chuyển mây gió, mây vần vũ kết lại thành hình thần mã, thi thể ông phát ra ánh hào quang. Sau đó, ông lên ngựa phi đến khu vực núi Cấm, trung tâm của Bảo Hà, mây ngũ sắc kết thành tứ linh chầu hội. 

Ngày hội giỗ ông Hoàng Bảy 17/7 âm lịch. Ảnh: Báo Lào Cai

Từ đó, để tưởng nhớ công ơn bảo vệ bờ cõi của vị tướng Hoàng Bảy, lễ hội đền Bảo Hà được tổ chức vào ngày 17-7 âm lịch hằng năm. Ngôi đền được Nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa quốc gia vào tháng 11-1997.

Đền Bảo Hà được Nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa quốc gia vào tháng 11-1997. Ảnh: Báo Nhân dân

Vào mỗi dịp lễ hội đầu năm, đền Bảo Hà thu hút rất nhiều du khách đến hành hương. Từ lâu ngôi đền này đã trở thành một địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng, du khách thập phương thường lựa chọn đây là điểm đến trong những ngày đầu năm mới, đến đây để cầu sức khoẻ, bình an, tài lộc cho cả gia đình. 

Ngày nay, đền Bảo Hà vẫn giữ kiến trúc nguyên thuỷ năm xưa

Trải qua thời gian, kiến trúc của ngôi đền vẫn giữ được gần như toàn bộ, khi ánh mặt trời lên dáng vẻ uy nghi và trang nghiêm của ngôi đền dần được hiện lên trước màn sương mờ ảo và núi non trùng điệp. Đền Bảo Hà không chỉ có giá trị về ý nghĩa lịch sử, tâm linh mà còn là hiện thân của các vị anh hùng đã có công lao to lớn với cả dân tộc.

Cung thờ ông Hoàng Bảy là nơi uy nghiêm nhất tại đền. Ảnh: Fanpage Đền ông Hoàng Bảy

Đền được chia làm các khu, gồm cổng tam quan, sân đền, nhà khách, Cung cấm, Cung nhị, Cung cộng đồng, phủ chúa Sơn Trang, Tòa đại bái. Bên trong các cung thờ chính của đền thờ các vị thần: Mẫu Nhị, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thủy Tiên, Thiên Phúc Thiên Nhãn, Đức Thánh Trần, Đức Vua Cha, Quan Tuần Tranh, ông Hoàng Bảy, ông Hoàng Đông, quan Bơ phủ.

Lễ đầu năm cầu lộc, cầu tài tại đền Bảo Hà. Ảnh: Báo Pháp luật Việt Nam

>>Xem thêm: Chợ Bắc Hà - Phiên chợ vùng cao có 1-0-2 ở Lào Cai

Ngoài dịp lễ hội lớn trong năm vào giỗ ông Hoàng Bảy ngày 17/7 âm lịch, đền Bảo Hà còn có các ngày lễ khác như lễ thượng nguyên (Rằm tháng Giêng), lễ tiệc quan tuần tranh (25/5 Âm lịch), lễ Tết muộn (Tết tất niên)...

Du khách hành hương đi lễ tại đền Bảo Hà ngày đầu năm. Ảnh: FB Ngọc Anh Vu

Trong tương lai gần, để phục vụ nhu cầu của du khách thập phương, đền Bảo Hà, Lào Cai sẽ được địa phương tiếp tục đầu tư nâng cấp, mở rộng. Xây dựng thêm các công trình tâm linh, dịch vụ, phụ trợ và phấn đấu trở thành một trung tâm du lịch tâm linh quy mô lớn, dự kiến từ 100 đến 300 ha.

Đền Bảo Hà ngày càng thu hút đông đảo du khách thập phương. Ảnh: PYS travel

Đến hành hương đền Bảo Hà bạn có thể kết hợp du lịch Lào Cai với nhiều địa điểm nổi tiếng khác như chợ phiên Bắc Hà, thị xã mù sương Sapa, đèo Ô Quy Hồ…. Xách ba lô lên khám phá cảnh đẹp vùng đồi núi Tây Bắc và trải nghiệm cũng nét văn hoá độc đáo cùng người dân bản địa ngay thôi nào!

Trần Hoàn

(Theo Báo Thể thao Việt Nam)

Có thể bạn muốn xem