Về Gia Lai check-in giáo đường H’Bâu trăm tuổi dưới chân núi Chư Đăng Ya

Về Gia Lai check-in giáo đường H’Bâu trăm tuổi dưới chân núi Chư Đăng Ya Trải qua hàng trăm năm lịch sử, giáo đường H’Bâu giờ đây chỉ còn là một phế tích cũ phủ đầy rêu phong giữa sắc xanh của đại ngàn, dù vậy đây vẫn là điểm đến được nhiều du khách ưa thích và người dân địa phương vẫn thường đến đây dâng hoa và cầu nguyện.  Du lịch Gia Lai, hẳn du khách sẽ không thể bỏ qua núi lửa Chư Đăng Ya, điểm đến tuyệt đẹp của xứ đại ngàn với khung cảnh thơ mộng và hoang dại đậm chất Tây Nguyên. Thế nhưng ít ai biết rằng dưới chân Chư Đăng Ya còn có một điểm đến thú vị khác, với nét đẹp đặc biệt và mang trong mình những câu chuyện thâm trầm của một thời quá vãng mang tên giáo đường H’Bâu. Đây là một điểm đến tâm linh của bà con giáo dân địa phương...

Trải qua hàng trăm năm lịch sử, giáo đường H’Bâu giờ đây chỉ còn là một phế tích cũ phủ đầy rêu phong giữa sắc xanh của đại ngàn, dù vậy đây vẫn là điểm đến được nhiều du khách ưa thích và người dân địa phương vẫn thường đến đây dâng hoa và cầu nguyện. 

Banner Tour Tết

Du lịch Gia Lai, hẳn du khách sẽ không thể bỏ qua núi lửa Chư Đăng Ya, điểm đến tuyệt đẹp của xứ đại ngàn với khung cảnh thơ mộng và hoang dại đậm chất Tây Nguyên. Thế nhưng ít ai biết rằng dưới chân Chư Đăng Ya còn có một điểm đến thú vị khác, với nét đẹp đặc biệt và mang trong mình những câu chuyện thâm trầm của một thời quá vãng mang tên giáo đường H’Bâu. Đây là một điểm đến tâm linh của bà con giáo dân địa phương hàng trăm năm qua, dù đến nay nó chỉ còn là một phế tích cổ. 

 

 giáo đường H’Bâu Gia LaiGiáo dường H'Bâu Gia Lai là nhà thờ công giáo đầu tiên ở Tây Nguyên. Ảnh: Phương La Sơn, Thái Quang Dũng

 

Giáo đường H’Bâu: nhà thờ công giáo lâu đời nhất ở Tây Nguyên 

Nhà thờ cổ H’Bâu nằm dưới chân núi Chư Đăng Ya và thuộc địa phận của làng Xõa, huyện Chư Păh, cách trung tâm của thành phố Pleiku khoảng 30km. Trước đây, người dân muốn đến được nhà thờ cổ cần đi qua hai ngọn núi là Chư Jor và Chư Nâm. Tuy nhiên, hiện tại việc di chuyển đã trở nên dễ dàng hơn, từ đỉnh Chư Đăng Ya, bạn chỉ cần di chuyển khoảng 3km xuống chân núi qua con đường đầy hoa dã quỳ vàng rực và cánh đồng Ngô Sơn, vào sâu trong làng Xõa là sẽ bắt gặp giáo đường cổ kính ngắm tĩnh lặng giữa muôn vàn sắc xanh của cây cối. 

 

 Đường đến giáo đường H’Bâu Gia LaiTừ Chư Đăng Ya bạn cần di chuyển thêm 3km để đến giáo đường. Ảnh: @tieuquan.d

 

Theo người dân địa phương thì giáo đường H’Bâu đã có từ cách đây hơn 100 năm. Chứng tích công giáo cổ này được xây dựng từ năm 1909, ở phía mặt trước của nhà thờ hiện vẫn còn dòng chữ Hán Kỷ Dậu Niên ghi lại năm nhà thờ này được xây dựng. Để xây dựng nên giáo đường này, các giáo dân trong vùng đã tự tay phát hoang và phải cõng bộ gạch lên núi. 

 

 Đường đến giáo đường H’Bâu Gia LaiCông trình được xây dựng từ năm 1909. Ảnh: Hoàng Minh Hoàng

 

Trải qua hơn 100 năm lịch sử, chứng kiến bao biến thiên, đổi thay của dòng chảy thời gian, sự tàn phá của chiến tranh, mưa nắng, nhà thờ H’Bâu ngày nay không còn nguyên vẹn. Nhà thờ hiện tại chỉ còn một phần của tháp chuông và khu vực mặt trước. Tuy nhiên, nơi đây từng là điểm đến tâm linh nổi bật nhất của cả khu vực Tây Nguyên và cũng là  nhà thờ đầu tiên của miền truyền giáo Pleiku (GP Kon Tum).

 

Khung cảnh giáo đường H’Bâu Gia LaiCông trình này có tuổi đời đã hơn 100 năm. Ảnh: Báo Dân tộc và Phát triển

 

Nhà thờ cổ H'Bâu: Phế tích đẹp mãi trước dòng chảy của thời gian

Hiện tại giáo đường H’Bâu không còn nguyên vẹn như thuở ban đầu, tuy nhiên, chính sự tàn phá của thời gian lại càng khiến cho nơi này mang vẻ đẹp đặc biệt hơn. Du khách đến đây sẽ được chiêm ngưỡng một bức tranh tuyệt đẹp, hòa quyện giữa thiên nhiên và con người, thấy được sự sáng tạo kỳ diệu của Thiên Chúa ở vùng đại ngàn xa xôi và hẻo lánh. 

 

Khung cảnh giáo đường H’Bâu Gia LaiCông trình in đậm màu thời gian. Ảnh: Phương La Sơn, Thái Quang Dũng

 

Khuôn viên nhà thờ hiện chỉ còn mặt trước và một phần tháp chuông, nhưng tất cả vẫn còn khá nguyên vẹn và vững chắc,  ngắm nhìn phế tích, du khách có thể hình dung về một thánh đường tuyệt đẹp giữa đại ngàn thâm sâu xưa cũ. Kiến trúc của giáo đường là sự kết hợp rất độc đáo của kiến trúc Gothic đặc trưng của các nhà thờ công giáo và kiến trúc nhà sàn Tây Nguyên. Điều này cho thấy sự giao thoa và hòa quyện tuyệt vời với nét văn hóa bản địa của công trình.

 

Khung cảnh giáo đường H’Bâu Gia LaiPhế tích vẫn rất đẹp giữa bạt ngàn hoa lá. Ảnh: Phương La Sơn, Thái Quang Dũng

 

Ngay phía dưới tháp chuông, du khách có thể nhìn thấy một bức tượng chúa Giêsu trên cây thập giá, hình ảnh Đức chúa nằm giữa phế tích rêu phong và xưa cũ khiến nhiều người con Công giáo cảm thấy xúc động và tự hào. 

 

tượng chua Giesu giáo đường H’Bâu Gia LaiBức tượng Chúa Giê Su phía dưới tháp chuông giáo đường. Ảnh: Phương La Sơn, Thái Quang Dũng

 

 

Mặc dù giáo đường H’Bâu đã cũ kỹ và nhuốm màu thời gian, nhưng nơi đây không khiến người ta cảm thấy hoang vu hay cô quạnh mà thay vào đó là cảm nhận về sức sống vẫn ngập tràn. Xung quanh nhà thờ được tô điểm bởi sắc xanh của cây lá, của những khóm hoa đang đua nhau hé nở do chính người dân địa phương trồng. Sắc hoa đại diện cho một thế hệ mới, không được chứng kiến về sự khắc nghiệt của thời gian đã qua nhưng vẫn đều đặn đến đây để viếng chúa. Sự đổ vỡ hiện diện ở nơi đây dường như làm nổi bật thêm cho không gian và đức tin in đậm trong tâm trí của mỗi người con giáo dân. 

 

Cầu nguyện ở giáo đường H’Bâu Gia LaiNgười dân vẫn đến dâng hoa và cầu nguyện tại giáo đường này. Ảnh: Phương La Sơn, Thái Quang Dũng

 

Hiện tại, bà con J’rai tại đây đã có một nhà thờ mới, khang trang và to đẹp hơn nhưng giáo đường H’Bâu vẫn là điểm đến tâm linh quen thuộc được người dân dâng hoa và cầu nguyện mỗi ngày. 

 

Cầu nguyện ở giáo đường H’Bâu Gia LaiCánh đồng hoa ở Chư Đăng Ya là điểm đến gần giáo đường du khách chớ bỏ lỡ. Ảnh: @ttb.tram


Đồi cỏ gần giáo đường H’Bâu Gia LaiĐồi cỏ đuôi chồn nằm gần giáo đường cũng là điểm check-in hot. Ảnh: @tt.thaongoc

 

Ghé thăm giáo đường H’Bâu bạn cũng đừng bỏ lỡ những đồi cỏ lau, cỏ đuôi chồn tuyệt đẹp, một hình ảnh đặc trưng của xứ cao nguyên Gia Lai, đây cũng là điểm sống ảo rất lý tưởng để bạn dừng chân khi khi đã check-in Chư Đăng Ya và giáo đường cổ kính. 

 

Nguyệt Cát (Tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn 

Ảnh: Internet

Có thể bạn muốn xem