Từ nhân viên, làm thế nào để lên Sup trong khách sạn – nhà hàng?

Từ nhân viên, làm thế nào để lên Sup trong khách sạn – nhà hàng? Sup – gọi tắt của Supervisor là vị trí - chức vụ giám sát làm việc trong các nhà hàng – khách sạn. Khi đã là một nhân viên trong nghề, đến thời điểm nào đó, bạn sẽ mong muốn trở thành Sup – như một bước thăng tiến trong nghề nghiệp. Bài viết này, hãy cùng GTOP giải đáp thắc mắc của rất nhiều bạn “Từ nhân viên, làm thế nào để lên Sup trong khách sạn – nhà hàng?”. Bạn muốn thăng tiến lên làm Giám sát trong khách sạn – nhà hàng? (Ảnh nguồn Little Riverside Hoian) ► Lộ trình thăng tiến trong nghề khách sạn – nhà hàng Trước hết, hãy cùng GTOP xem thử lộ trình thăng tiến cơ bản trong nghề khách sạn – nhà hàng tại một bộ phận cụ thể sẽ gồm những vị trí – chức vụ nào:   Từ vị trí...

Sup – gọi tắt của Supervisor là vị trí - chức vụ giám sát làm việc trong các nhà hàng – khách sạn. Khi đã là một nhân viên trong nghề, đến thời điểm nào đó, bạn sẽ mong muốn trở thành Sup – như một bước thăng tiến trong nghề nghiệp. Bài viết này, hãy cùng GTOP giải đáp thắc mắc của rất nhiều bạn “Từ nhân viên, làm thế nào để lên Sup trong khách sạn – nhà hàng?”.

Từ nhân viên, làm thế nào để lên Sup trong khách sạn – nhà hàng

Bạn muốn thăng tiến lên làm Giám sát trong khách sạn – nhà hàng? (Ảnh nguồn Little Riverside Hoian)

► Lộ trình thăng tiến trong nghề khách sạn – nhà hàng

Trước hết, hãy cùng GTOP xem thử lộ trình thăng tiến cơ bản trong nghề khách sạn – nhà hàng tại một bộ phận cụ thể sẽ gồm những vị trí – chức vụ nào:

Từ nhân viên, làm thế nào để lên Sup trong khách sạn – nhà hàng

 

Từ vị trí Giám sát, bạn có thể trở thành Trưởng bộ phận hoặc trước đó, cần trải qua thời gian làm Trợ lý (Assistant).

► Các vị trí Sup trong khách sạn – nhà hàng

Với những đơn vị cung cấp dịch vụ lưu trú - ẩm thực có quy mô lớn, thường có các vị trí giám sát sau:

- Giám sát lễ tân

- Giám sát đặt phòng

- Giám sát F&B

- Giám sát nhà hàng

- Giám sát bếp

- Giám sát buồng phòng

- Giám sát giặt là

- Giám sát kho vải

- Giám sát vệ sinh công cộng

- Giám sát Spa

- Giám sát IT

- Giám sát kỹ thuật điện – điện lạnh…

► Từ nhân viên, làm thế nào để lên Sup?

- Điều kiện cần: Những kiến thức - kỹ năng Sup cần có

Kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm nghề nghiệp chính là những “điều kiện cần” cần thiết để bạn có thể trở thành một Supervisor. Các nhiệm vụ công việc của một giám sát trong bất kỳ bộ phận nào cũng yêu cầu người đảm nhận cần phải hội tụ đầy đủ:

- Kiến thức chuyên môn: thành thạo quy định, tiêu chuẩn, quy trình thực hiện tất cả nghiệp vụ của bộ phận; có kinh nghiệm xử lý tốt các tình huống phát sinh.

- Kỹ năng giao tiếp, quan sát, làm việc nhóm tốt – điều phối nhịp nhàng công việc trong ca; hướng dẫn - đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên mới; kỹ năng “quản lý nhân sự” – giúp nhân viên phối hợp làm việc vui vẻ với nhau, giải quyết “êm” các tranh chấp, bất đồng (nếu xảy ra).

- Có sức khỏe tốt, trung thực, nhạy bén và tinh thần trách nhiệm cao trong công việc…

Bạn dễ dàng thấy được điều này trong tin tuyển dụng của các khách sạn – nhà hàng:

Từ nhân viên, làm thế nào để lên Sup trong khách sạn – nhà hàng

Yêu cầu tuyển dụng giám sát lễ tân

 

Từ nhân viên, làm thế nào để lên Sup trong khách sạn – nhà hàng

Yêu cầu tuyển dụng giám sát nhà hàng

- Điều kiện đủ: “Thời cơ chín muồi”

Khi câu hỏi “Từ nhân viên, mất bao lâu để lên Sup?” được đăng tải trên Group Nhà quản lý khách sạn – nhà hàng – du lịch, câu trả lời của đông đảo cộng đồng nghề là 2 năm. Muốn thăng tiến, bạn cần tận dụng quãng thời gian làm nhân viên để tích cực học hỏi, chú ý quan sát cách giám sát quản lý mình làm việc như thế nào – xử lý các vấn đề, tình huống phát sinh trong thực tế ra sao… – lấy đó tích lũy kinh nghiệm cho bản thân. Như vậy, nghề sẽ trang bị cho bạn “vốn lận lưng” cần thiết để có thể đảm đương vai trò của một giám sát viên thường là sau 2 năm làm việc ở vị trí nhân viên. Tất nhiên cũng sẽ có những bạn thăng tiến sớm hơn hay lâu hơn – điều này hoàn toàn phụ thuộc vào sự nỗ lực của mỗi cá nhân.

Khi bản thân đã hội đủ “điều kiện cần” và “thời cơ chín muồi” – nếu khách sạn, nhà hàng bạn đang làm việc cần vị trí Giám sát – bạn sẽ được xem xét thăng tiến trở thành Sup. Hoặc nếu nhận thấy không có cơ hội ở đó, bạn hoàn toàn có thể “nhảy việc” – tìm một môi trường mới với cơ hội trở thành Supervisor. Bên cạnh một số đơn vị tuyển dụng giám sát yêu cầu ứng viên phải có kinh nghiệm ở vị trí tương đương vẫn có rất nhiều khách sạn – nhà hàng tạo điều kiện cho những bạn đã có nhiều kinh nghiệm làm nhân viên, thử thách mình ở một vai trò mới. Thế nên, cơ hội cho bạn là rất nhiều.

Từ nhân viên, làm thế nào để lên Sup trong khách sạn – nhà hàng

Hội tụ điều kiện cần và đủ sẽ giúp bạn trở thành một giám sát giỏi (Ảnh nguồn Internet)

 

Từ nhân viên - trở thành Supervisor không chỉ là một bước thăng tiến quan trọng trong nghề nghiệp mà còn mở ra cho bạn cơ hội có được một chế độ và mức thu nhập tốt hơn. Hy vọng những chia sẻ của GTOP trên đây sẽ là định hướng bổ ích dành cho những ai đang và sẽ là một nhân viên trong khách sạn – nhà hàng.

Ms. Smile

Có thể bạn muốn xem