Tìm về lầu Ông Hoàng Phan Thiết lắng nghe chuyện tình Hàn Mạc Tử

Người ta thường biết đến lầu Ông Hoàng qua những câu thơ lời hát đi cùng năm tháng, nhưng không nhiều người biết rằng địa danh này lại có mặt ngay ở đời thật trong lòng Phan Thiết và trở thành điểm đến không thể bỏ qua của du khách khi du lịch Bình Thuận. Giai thoại lịch sử huyền bí về lầu Ông Hoàng Lầu Ông Hoàng là một di tích cổ tọa lạc trên đồi Bài Nài cao 105m so với mặt nước biển, thuộc phường Phú Hải, cách trung tâm thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận khoảng 7km và cách tháp Chàm Poshanư khoảng 100m về phía Nam. Khung cảnh hoang sơ nơi lầu ông Hoàng hiện

Người ta thường biết đến lầu Ông Hoàng qua những câu thơ lời hát đi cùng năm tháng, nhưng không nhiều người biết rằng địa danh này lại có mặt ngay ở đời thật trong lòng Phan Thiết và trở thành điểm đến không thể bỏ qua của du khách khi du lịch Bình Thuận.

Giai thoại lịch sử huyền bí về lầu Ông Hoàng

Lầu Ông Hoàng là một di tích cổ tọa lạc trên đồi Bài Nài cao 105m so với mặt nước biển, thuộc phường Phú Hải, cách trung tâm thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận khoảng 7km và cách tháp Chàm Poshanư khoảng 100m về phía Nam.

Khung cảnh hoang sơ nơi lầu ông Hoàng hiện tại (Ảnh FB Nguyễn Ngọc Như Anh)

Được biết, ban đầu nơi đây là ngôi biệt thự được công tước De Montpensier – cháu nội vua Louis Philippe I của Pháp xây dựng vào năm 1911 trên một mảnh đất rộng 536 m2, với nhiều công trình tiện nghi và được xem là tòa nhà hiện đại nhất Bình Thuận lúc bấy giờ. Chính vì sự sang xhanhr ấy nên người dân đã gọi nơi đây với cái tên độc đáo là “lầu Ông Hoàng”.

Đến tháng 7 năm 1917 công tước đã bán lại biệt thự cho Prasetts – ông chủ người Pháp của một khách sạn ở Phan Thiết rồi sau đó lại được vua Bảo Đại mua lại để làm nơi nghỉ dưỡng mỗi khi vi hành đến đây.

Đặc biệt, tòa nhà này còn gắn liền với tên tuổi thi sĩ Hàn Mạc Tử, vì đây là nơi mà ông cùng nữ sĩ Mộng Cầm đã từng hẹn hò, ngắm trăng và sáng tác thơ, nên ngay cả khi người ta không biết đến địa chỉ của nó, không biết ai là người đã xây lên nó thì cái tên của nó vẫn cứ vang xa và đọng mãi trong tâm trí mỗi người, điển hình như Hàn Mạc Tử đã từng viết:

"...lang thang tìm tới chốn Lầu Trăng Lầu Ông Hoàng, người thiên hạ đồn vang. Nơi đã khóc, đã yêu thương da diết..."

Hay nhạc sĩ Trần Thiện Thanh cũng có một ca khúc rất nay nói về địa điểm này cùng nhà thơ Hàn Mạc Tử như:

“Lầu Ông Hoàng đó, thuở nào bước chân Hàn Mạc Tử đã qua Ánh trăng treo nghiêng nghiêng, bờ cát dài thêm hoang vắng”

Tuy nhiên, điều đáng buồn là vào năm 1945 khi thực dân Pháp quay lại xâm lược Việt Nam thì ngôi biệt thự xa hoa đã bị đánh sập để xây dựng một hệ thống lô cốt đồn bót canh giữa tòa vùng Phan Thiết, và chứng kiến bao trận đánh ác liệt để rồi dần trở nên xuống cấp. Chính vì vậy, ngày nay lầu Ông Hoàng chỉ là một tòa nhà hoang phế, nhưng vì đã lưu giữ biết bao kỷ niệm xưa tha thiết nên vẫn luôn thôi thúc bước chân du khách ghé thăm.

Sức hút của lầu Ông Hoàng Phan Thiết

Từ một dinh thự gồm 13 phòng ví như một đất nước thu nhỏ với máy phát điện, ngầm chứa nước mưa hiện đại, móng nền và nóc nhà được đúc bằng đá xanh, lót gạch sáng bóng, khiến không gian bên trong luôn mát lạnh dù bên ngoài có nóng nực thế nào. Ngày nay nơi đây chỉ còn hoang tàn lại một lô cốt hình hộp vuông vươn thẳng lên trời cao với nhiều lỗ châu mai, lớp vỏ cũng đã bị bong tróc và trơ ra những viên gạch bên trong, trông giống như cái lò gạch cũ ở miền Bắc hay lò sấy thuốc lá ở miền Đông Nam Bộ.

Lầu Ông Hoàng trông cực kỳ hoang sơ (Ảnh FB Hảo Nguyễn)

Tuy nhiên, điểm độc đáo của lầu Ông Hoàng Bình Thuận là dù không có bàn tay con người chăm sóc thì nó vẫn sừng sững đứng đó mặc bão táp mưa giông, kết hợp với những đám cỏ xanh mọc đầy trên nóc nhà làm tăng thêm nét cổ kính, trầm mặc cho khu di tích, khiến ta như được “xuyên không” vào một khung cảnh xa xưa.

View đẹp như trở về thời xưa (Ảnh @linn.lihh)

Hơn nữa, khi đứng bên cạnh lầu trên đỉnh Bà Nài ta sẽ được tận hưởng những cơn gió mát lành và chiêm ngưỡng khung cảnh đầy thơ mộng trữ tình của thành phố Phan Thiết với những bãi cát trắng xóa ôm lấy mặt biển xanh rì, thỉnh thoảng gợn lên những con sóng nhấp nhô chạy tới tận chân trời xa như những đứa trẻ tinh nghịch hay những ngọn núi nhấp nhô trập trùng mờ ảo trong sương sớm, đẹp đến chẳng có từ ngữ nào có thể miêu tả hết được.

View biển trời ở đây đẹp hết xảy luôn (Ảnh @nguyen_mong_lep)

Đặc biệt, cái hoang sơ, tiêu điều ở đây cũng là background rất lý tưởng để bạn “tậu” được 1001 bức ảnh sống ảo mà không sợ đụng hàng. Một số góc chụp “thần thánh” mà bạn có thể tham khảo là: điểm giao giữa mặt lưng và mặt sau tòa nhà, cây cô đơn khẳng khiu trong mùa rụng lá, mặt chính diện với cây cối um tùm xanh tốt trong mùa hè và bể nước trong mùa mưa…đảm bảo là “chất phát ngất” luôn đấy.

Cây cô đơn lên hình siêu ảo tại lầu (Ảnh @oleander.le)

Song có lẽ cái mà nhiều người xao xuyến nhất tại lầu Ông Hoàng chính là khung cảnh bình minh, khi mặt trời vừa nhô lên khỏi dãy núi kéo theo một sắc màu hồng rực ôm lấy không gian, nhẹ nhàng tô màu cho bức tường lầu đang ẩn hiện trong sớm mai, khiến nó trở lên huyền ảo là bình yên đến lạ.

Bình minh đẹp như thơ trên lầu (Ảnh @ownkz__)

Cũng có những người lại chờ đến hoàng hôn để đón vầng mặt trời đỏ rực thay màu áo vàng cam cho tòa nhà đem đến một vẻ đẹp huyễn hoặc lòng người. Hay khi màn đêm buông xuống và ánh trăng bàng bạc leo trên đầu ngọn cây vẽ nên một không gian đầy ma mị và quyến rũ nơi lầu.

Hoàng hôn cũng quyến rũ không kém (Ảnh @imtamho)

Lãng mạn và thơ mộng như thế nên không chỉ xưa kia Hàn Mặc Tử cùng người thương hò hẹn mà đến tận ngày nay những cặp đôi đang yêu cũng phải dắt nhau đến đây để cảm nhận và làm vài bức hình sống ảo thì mới “chịu”.

Các cặp đôi cũng đua nhau đến thăm (Ảnh @thuytrang277)

Sau khi đã ngắm chán chê lầu Ông Hoàng Mũi Né “đầy tình đầy thơ” thì bạn đừng quên ghé qua tháp Chàm Poshanư ở gần đó để khám phá nét văn hóa Chăm quý giá còn sót lại, cũng như thăm thú các địa điểm du lịch nổi tiếng xung quanh đồi như: chùa Bửu Sơn cổ kính, biển Mũi Né thơ mộng, Hòn Rơm xanh mát hay đồi Cát Bay đẹp như hoang mạc thu nhỏ… chắc chắn sẽ không khiến bạn phải thất vọng đâu đấy.

Tòa tháp Chàm nức tiếng gần đó (Ảnh Fb Nguyễn Đức Long)

Một số lưu ý khi đến du lịch lầu Ông Hoàng

- Để được lên tham quan lầu bạn phải mua vé vào tháp chàm Posanư với giá khoảng 15.000 đồng / người và gửi xe luôn tại tháp với giá 5.000 đồng / xe.

- Gió trên lầu rất mạnh vì vậy hạn chế mặc váy ngắn hoặc những chiếc váy mỏng manh dễ bị tốc, đồng thời nón, mũ hay những vật dễ bay cũng nên cất kỹ hoặc giữ thật chắc để không bị cuốn luôn xuống dưới.

- Nếu đến đây tham quan vào mùa hè thì nhớ phải bôi kem chống nắng, vì nắng ở Bình Thuận khá gắt mà trên đây lại chẳng có nhiều cây cối để che cho bạn đâu đấy.

Đến du lịch Phan Thiết đừng bỏ qua di tích Lầu Ông Hoàng đầy cổ kính và huyền bí đấy nhé!

Thúy Quỳnh (Tổng hợp) - GTOPVN.com.vn

Ảnh: Internet

Có thể bạn muốn xem