Thăm Đền Tiên thờ bà nội các Vua Hùng

Thăm Đền Tiên thờ bà nội các Vua Hùng Phú ThọĐền Tiên thờ Thủy Tổ Quốc Mẫu là người sinh thành dưỡng dục của Lạc Long Quân trong truyền thuyết về cội nguồn dân tộc Việt. Ghé thăm Đền Hùng dịp giỗ Tổ 10/3, du khách có thể chiêm bái và tìm hiểu thêm về nguồn gốc người Việt từ trước cả thời các Vua Hùng. Đền thờ Ngọc Nương Thần Long Hồng Đăng Ngàn, Hoàng hậu của Thủy Tổ Nam Bang Kinh Dương Vương là mẹ của Vua Lạc Long Quân, bà nội của các Vua Hùng. Nơi đây nằm cách trung tâm thành phố Việt Trì khoảng 8 km, cách Đền Hùng 13 km. Ngày 21/7/2003, ngôi đền được chứng nhận là di tích lịch sử văn hóa. Ngôi đền có sân rộng, kiến trúc hình chữ Đinh. Trên mái có trang trí họa tiết trống đồng, rồng thần. Ảnh: Trung Nghĩa Tương truyền, vốn yêu cảnh...

Phú ThọĐền Tiên thờ Thủy Tổ Quốc Mẫu là người sinh thành dưỡng dục của Lạc Long Quân trong truyền thuyết về cội nguồn dân tộc Việt.

Ghé thăm Đền Hùng dịp giỗ Tổ 10/3, du khách có thể chiêm bái và tìm hiểu thêm về nguồn gốc người Việt từ trước cả thời các Vua Hùng. Đền thờ Ngọc Nương Thần Long Hồng Đăng Ngàn, Hoàng hậu của Thủy Tổ Nam Bang Kinh Dương Vương là mẹ của Vua Lạc Long Quân, bà nội của các Vua Hùng. Nơi đây nằm cách trung tâm thành phố Việt Trì khoảng 8 km, cách Đền Hùng 13 km. Ngày 21/7/2003, ngôi đền được chứng nhận là di tích lịch sử văn hóa.

Ngôi đền có sân rộng, kiến trúc hình chữ Đinh. Trên mái có trang trí họa tiết trống đồng, rồng thần. Ảnh: Trung Nghĩa

Ngôi đền có sân rộng, kiến trúc hình chữ Đinh. Trên mái có trang trí họa tiết trống đồng, rồng thần. Ảnh: Trung Nghĩa

Tương truyền, vốn yêu cảnh đẹp, vua Kinh Dương Vương trong một lần ngao du sơn thủy đến hồ Động Đình bỗng thấy một người con gái nhan sắc tuyệt trần, tự xưng là Thần Long, con gái Động Đình Quân. Vua cho rằng đây là điềm trời xui khiến, liền đón nàng về Phong Châu.

Một năm sau, nàng sinh cho vua người con trai Sùng Lãm, tức Lạc Long Quân, nên được phong làm Hoàng hậu, ngự tại cung Tiên Cát. Sau khi Lạc Long Quân được vua cha truyền ngôi, Mẫu Thần Long cho rằng mình đã làm tròn mẫu phận nên được hai người chị em kết nghĩa là Thủy Tinh Ngọc Nữ và Bạch Hoa Ngọc Nữ đón về trời. Vua Lạc Long Quân lập Đền Tiên, sai 3 hoàng tử trong bọc trăm trứng là Cự Linh Lang, Ất Linh Lang và Linh Thông Thủy trông coi đền thờ bà nội, cùng hai người em kết nghĩa là Thủy Tinh và Bạch Hoa công chúa.

Gian thờ trong hậu cung có 6 pho tượng dát vàng, chính giữa là tượng Thủy Tổ Quốc Mẫu cao 1,67 m, bên cạnh là Thủy Tinh và Bạch Hoa công chúa. Bên dưới Người là 3 pho tượng Cự Linh Lang, Ất Linh Lang, Linh Thông Thủy. Ảnh: Trung Nghĩa

Gian thờ hậu cung có 6 pho tượng dát vàng, chính giữa là tượng Thủy Tổ Quốc Mẫu cao 1,67 m, bên cạnh là Thủy Tinh và Bạch Hoa công chúa, bên dưới là 3 pho tượng Cự Linh Lang, Ất Linh Lang, Linh Thông Thủy. Ảnh: Trung Nghĩa

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, đến năm 1949, ngôi đền bị chiến tranh tàn phá chỉ còn lại nền đất. Ngôi đền du khách ghé thăm ngày nay là ngôi đền được phục dựng lại. Năm 2000, nhân dân Tiên Cát đã kêu gọi công đức để xây dựng đền mới cách nền đất cũ 500 m. Đền có tổng diện tích 6.800 m2, kết cấu gồm Lầu Chuông, Lầu Trống, Tả Hữu Mạc.

Trung Nghĩa

Có thể bạn muốn xem