Sẽ thí điểm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu

Sẽ thí điểm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu Nếu muốn đạt kim ngạch bằng năm 2008 (trên 60 tỷ USD) thì xuất khẩu trong 4 tháng cuối năm nay phải đạt mức 5,7 – 5,8 tỷ USD/tháng. Nhưng không ít hiệp hội ngành hàng than: Khó! Tuy xuất khẩu giảm mạnh, nhưng Bộ Công Thương vẫn đề ra mục tiêu cố gắng đạt được mức kim ngạch xuất khẩu của cùng kỳ năm trước. Theo đại diện một số hiệp hội ngành hàng, chỉ tiêu mà Bộ Công Thương đề ra tạo nên sức ép lớn và khó lòng đạt được. Đề ra mục tiêu cao để phấn đấu là cần thiết, tuy nhiên, cao ở mức nào lại cần phải tính toán để phù hợp với thực tế của doanh nghiệp cũng như khả năng đáp ứng của nền kinh tế. Khó lòng đạt mục tiêu Ông Lê Văn Đạo (Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt May...
quảng cáo

Cá basa hiện đang bị mặt hàng tôm đông lạnh qua mặt nếu xét về kim ngạch xuất khẩu trong 8 tháng quaNếu muốn đạt kim ngạch bằng năm 2008 (trên 60 tỷ USD) thì xuất khẩu trong 4 tháng cuối năm nay phải đạt mức 5,7 – 5,8 tỷ USD/tháng. Nhưng không ít hiệp hội ngành hàng than: Khó! Tuy xuất khẩu giảm mạnh, nhưng Bộ Công Thương vẫn đề ra mục tiêu cố gắng đạt được mức kim ngạch xuất khẩu của cùng kỳ năm trước. Theo đại diện một số hiệp hội ngành hàng, chỉ tiêu mà Bộ Công Thương đề ra tạo nên sức ép lớn và khó lòng đạt được. Đề ra mục tiêu cao để phấn đấu là cần thiết, tuy nhiên, cao ở mức nào lại cần phải tính toán để phù hợp với thực tế của doanh nghiệp cũng như khả năng đáp ứng của nền kinh tế.

Khó lòng đạt mục tiêu

Ông Lê Văn Đạo (Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam) tỏ ra quan ngại khi Bộ Công Thương đề ra mục tiêu 9,5 tỷ USD cho xuất khẩu dệt may trong năm 2009. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc từ giờ tới cuối năm ngành này phải phấn đấu xuất khẩu thêm khoảng 3,6 tỷ USD nữa, và theo ông Đạo thì đây là một điều khó thành hiện thực khi có tháng cao nhất cũng chỉ đạt 900 triệu USD. Lý do mà ông Đạo đưa ra là xu thế các tháng cuối năm kim ngạch xuất khẩu dệt may thường giảm so với đầu năm do hàng hóa giao trong mùa hè có giá trị thấp hơn đơn đặt hàng mùa đông. “Nếu cố gắng lắm thì kim ngạch xuất khẩu năm nay của dệt may cũng chỉ đạt khoảng 9,1 – 9,2 tỷ USD”, ông Đạo nhấn mạnh.

Cùng chung “gánh nặng” với ngành dệt may, ông Huỳnh Minh Huệ (Tổng thư ký Hiệp hội Lương thực Việt Nam) cho rằng, vấn đề của những tháng cuối năm 2009 không phải là hiệu quả xuất khẩu mà là giữ giá sản phẩm. Mặc dù 8 tháng đầu năm 2009, lượng gạo xuất khẩu tăng 43% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng trên thực tế giá gạo lại giảm đi rất nhiều. Một bài toán nữa mà ông Huệ đưa ra là làm sao tiêu thụ hết lượng hàng tồn kho của năm 2009 (khoảng 1,5 triệu tấn, cao hơn 200.000 tấn so với năm 2008) vẫn đang khiến nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo đau đầu bởi đây là lượng hàng tồn kho lớn nhất từ trước tới nay. Do đó, mục tiêu chính mà ngành nông sản đưa ra từ giờ tới cuối năm không phải là chạy theo số lượng mà là giữ giá xuất khẩu, cố gắng tiêu thụ hết số gạo còn lại, lượng hàng tồn kho còn lại sẽ được để sang đến quý I năm 2010.

Đại diện của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam cũng cho biết, trong 4 tháng tới lượng xuất khẩu dầu thô sẽ giảm mạnh do phải dành nguồn nguyên liệu cho Nhà máy lọc dầu Dung Quất. Tuy nhiên, việc sản phẩm xăng dầu trong nước được đưa ra thị trường cũng đồng nghĩa với việc giảm bớt lượng xăng dầu nhập khẩu, do đó sự sụt giảm xuất khẩu dầu thô trong thời gian tới sẽ không ảnh hưởng nhiều đến cán cân thương mại.

Vẫn phải lạc quan

Tuy nhiên, bức tranh xuất khẩu 4 tháng cuối năm không hẳn chỉ toàn màu u ám. Một số ngành hàng tự tin với triển vọng của mình – không chỉ tăng mạnh mà còn vượt chỉ tiêu đã đề ra. Ông Nguyễn Tôn Quyền (Chủ tịch Hiệp hội Gỗ Việt Nam) phẩn khởi cho biết, triển vọng trong 4 tháng tới của ngành gỗ là rất tốt, hiện đã có rất nhiều đơn đặt hàng cho các tháng cuối năm, dự kiến kim ngạch xuất khẩu cả năm có thể đạt 1,1 tỉ USD, thậm chí cao hơn, đạt từ 1,25 tới 1,3 tỉ USD.

Ông Lương Văn Tự (Chủ tịch Hiệp hội Cà phê, Ca cao Việt Nam) cũng tỏ ra rất lạc quan về triển vọng xuất khẩu của ngành này. Dự kiến từ nay tới cuối năm, các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê sẽ tiêu thụ được từ 300 – 400 nghìn tấn cà phê, đưa tổng sản lượng xuất khẩu cả năm đạt khoảng 1,1 triệu tấn. “Khả năng đạt 1,6 tỉ USD (chỉ tiêu mà Bộ Công Thương đưa ra là 1,26 tỉ USD – pv) của chúng tôi là rất lớn”, ông Tự nhấn mạnh. Hiện nguồn cung từ các nước xuất khẩu cà phê lớn như Braxin, Ấn Độ được dự báo sẽ giảm 6% trong thời gian tới là một cơ hội lớn cho các doanh nghiệp cà phê Việt Nam vươn lên. Trong khi đó, sức tiêu thụ cà phê Việt Nam lớn nhất là thị trường Bỉ đã tăng khá cao so với năm 2008. Đặc biệt tại nhiều nước Châu Âu, người dân đang có xu hướng sử dụng các loại cà phê xay, đóng gói với kích cỡ nhỏ gọn, phù hợp với khả năng cung ứng của Việt Nam.

Theo ông Phan Văn Chinh, Vụ trưởng Vụ Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu được đặt kỳ vọng nhiều nhất vào nhóm hàng công nghiệp chế biến. Dự kiến, nhóm hàng này sẽ đạt 15,5 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu trong 4 tháng cuối năm, bởi vì xuất khẩu hàng dệt may vẫn đạt kim ngạch cao; các mặt hàng da giầy, đồ gỗ, linh kiện điện tử, máy tính, sản phẩm cơ khí…vẫn có thể tăng trưởng do nhu cầu của thị trường và giá cả hiện nay đã được cải thiện hơn.

Chỉ doanh nghiệp nỗ lực thì chưa đủ

Đại diện các doanh nghiệp cho rằng, để hoàn thành chỉ tiêu và nâng cao sức tiêu thụ hàng hóa Việt Nam tại thị trường nước ngoài cần phải có sự hỗ trợ rất lớn từ phía các cơ quan chức năng. “Tôi nghĩ Nhà nước cần phải có các biện pháp quyết liệt để giữ giá sàn xuất khẩu”, ông Huỳnh Minh Huệ của Hiệp hội Lương thực đưa ra ý kiến. Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản cũng mong Bộ Công Thương giúp đàm phán, tìm đường để bán sản phẩm sang một số thị trường tiềm năng như Châu Phi.

Về vốn, đại diện các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê và nông sản lên tiếng: “Chúng tôi mong Ngân hàng Nhà nước tạo điều kiện cho một số doanh nghiệp được vay với lãi suất 0% để giữ hàng cho dân, tránh tình trạng bị các tổ chức đầu cơ thu mua và ép giá”. Những yêu cầu về việc đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tiếp cận thị trường… cũng được đại diện các hiệp hội ngành hàng quan tâm vào thời điểm này.

Trả lời thắc mắc của các doanh nghiệp, Thứ trưởng Nguyễn Thành Biên cho biết, sẽ dùng mọi nguồn lực, mọi biện pháp để chặn đà suy giảm, phục hồi thị trường truyền thống, mở thêm thị trường mới, hạn chế suy giảm ít ra là về lượng, nhất là đối với các mặt hàng nông sản. Ông Biên cho rằng, một số mặt hàng phải giảm giá chủ yếu là do giá cả trên thị trường thế giới giảm. Bộ sẽ phối hợp với các doanh nghiệp thông qua mọi hình thức để cân đối quan hệ cung cầu, giảm thiểu tối đa tác động không mong muốn như bị ép giá… Bộ cũng đang đẩy mạnh các chương trình xúc tiến thương mại, tìm kiếm hợp đồng xuất khẩu tại các thị trường mới…

Ông Biên cũng thúc giục các vụ chức năng của Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Ngân hàng, Hải quan… nhanh chóng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất nông, lâm, thủy sản. Trước hết cần tiêu thụ nông sản như lúa gạo, thủy sản cho dân. Ông Biên cũng cho biết thêm, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với Bộ Tài chính triển khai xây dựng đề án thí điểm “Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu” tại Việt Nam.
Ngọc Bích

Nguồn diễn  đàn dianh nghiệp