Sales Executive là gì? 6 điều thú vị về Sale Executive nhà hàng, khách sạn nên biết

Sales Executive là gì? 6 điều thú vị về Sale Executive nhà hàng, khách sạn nên biết Muốn gia tăng doanh thu, bất kỳ nhà hàng, khách sạn nào cũng đều phải có đội ngũ nhân viên kinh doanh vững mạnh, năng động. Trong đó, không thể thiếu vị trí sales executive. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết rõ về khái niệm này. Vậy Sales Executive là gì? GTOP sẽ bật mí trong bài viết dưới đây để bạn hiểu rõ hơn. Sale Executive trong nhà hàng, khách sạn là gì? Ở nhà hàng, khách sạn, bộ phận sale đóng vai trò quan trọng, góp phần mang lại doanh thu cho tổ chức. Tuy nhiên, không ít người vẫn chưa nắm rõ định nghĩa “Sale Executive là gì?” và những điều liên quan đến vị trí này. Vì thế, nếu đã là nhân viên nhà hàng, khách sạn, bạn nên tham khảo bài viết dưới đây để nắm vững hơn nhé. Sales executive là gì? Sale...

Muốn gia tăng doanh thu, bất kỳ nhà hàng, khách sạn nào cũng đều phải có đội ngũ nhân viên kinh doanh vững mạnh, năng động. Trong đó, không thể thiếu vị trí sales executive. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết rõ về khái niệm này. Vậy Sales Executive là gì? GTOP sẽ bật mí trong bài viết dưới đây để bạn hiểu rõ hơn.

Sales Executive là gì?
Sale Executive trong nhà hàng, khách sạn là gì?

Ở nhà hàng, khách sạn, bộ phận sale đóng vai trò quan trọng, góp phần mang lại doanh thu cho tổ chức. Tuy nhiên, không ít người vẫn chưa nắm rõ định nghĩa “Sale Executive là gì?” và những điều liên quan đến vị trí này. Vì thế, nếu đã là nhân viên nhà hàng, khách sạn, bạn nên tham khảo bài viết dưới đây để nắm vững hơn nhé.

Sales executive là gì?

Sale Executive là vị trí thực hiện nhiệm vụ điều hành, quản lý hoạt động kinh doanh của một khu vực, bộ phận dựa trên kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực hay sự phân công của cấp trên.

Trong ngành nhà hàng, khách sạn, Sale Executive đóng vai trò quản lý quá trình hoạt động của toàn bộ nhân viên kinh doanh tại 1 hay nhiều khu vực liên quan đến lĩnh vực của tổ chức như: Sale phòng, sale dịch vụ ăn uống, Sale spa, vui chơi giải trí,... Nhìn chung, nhiệm vụ của vị trí này sẽ góp phần gia tăng doanh thu và mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng khi tham quan, nghỉ dưỡng tại đơn vị họ đảm nhiệm.

Sale thị trường là gì? Bản mô tả công việc sale thị trường khách sạn - nhà hàng chuẩn nhất?

Mô tả công việc của Sale Executive trong khách sạn, nhà hàng

 

Nhiệm vụ chính

Công việc cụ thể

Tìm kiếm khách hàng mới

- Tìm kiếm thông tin khách hàng trên tất cả phương tiện thông tin đại chúng và lập danh sách khách hàng tiềm năng.

- Giới thiệu dịch vụ nhà hàng, khách sạn cho khách hàng bằng cách gọi điện hoặc gặp mặt trực tiếp.

- Gửi email thông tin dịch vụ, giải đáp tất cả thắc mắc liên quan đến khách hàng và phản hồi nhanh chóng.

- Phản hồi tất cả thắc mắc có trên website bán hàng, fanpage, trang đặt phòng, đặt đồ ăn trực tuyến.

- Sử dụng kỹ năng thuyết phục, đàm phán khách hàng sử dụng dịch vụ tại nhà hàng, khách sạn.

- Thực hiện ký hợp đồng hoặc chốt đơn hàng của khách đồng ý sử dụng dịch vụ.

Chăm sóc khách hàng cũ, khách hàng tiềm năng

- Thường xuyên chủ động trao đổi, thăm hỏi liên hệ khách hàng cũ, khách hàng tiềm năng vào mỗi tuần, tháng, năm hoặc ngày lễ tết.

- Luôn giải đáp, hỗ trợ giải quyết tất cả vấn đề liên quan đến dịch vụ.

- Gửi thông tin, chương trình ưu đãi, khuyến mãi cho khách hàng cũ, tiềm năng nhằm thuyết phục khách hàng tái ký hợp đồng.

- Thực hiện ký kết hợp đồng hoặc chốt đơn với các khách hàng cũ.

Xây dựng kế hoạch kinh doanh cho đơn vị, khu vực

- Kết hợp với tất cả nhân viên kinh doanh tại nhà hàng, khách sạn xây dựng hoạt động quảng bá, giới thiệu dịch vụ đến khách hàng thông qua kênh truyền thông hoặc offline.

- Thực hiện chiến dịch quảng bá dịch vụ tại nhà hàng, khách sạn.

- Theo dõi quá trình thực hiện của nhân viên và đưa ra kết quả đánh giá tổng quan.

- Phối hợp với các bộ phận xây dựng kế hoạch tìm kiếm danh sách khách hàng mới, dịch vụ sử dụng,...

- Theo dõi quá trình thực hiện của cấp dưới và đánh giá kết quả thực hiện nhằm thay đổi chiến lược so với lần trước.

- Tham dự các cuộc họp định kỳ nhằm xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng tiềm năng.

Đào tạo nhân viên kinh doanh

- Tổ chức khóa đào tạo huấn luyện tập huấn cho nhân viên kinh doanh trong khu vực.

- Xây dựng nội quy nhằm đảm bảo quá trình làm việc của nhân viên hiệu quả và gia tăng năng suất hơn.

- Tổ chức chương trình khuyến khích việc gia tăng doanh số của nhân viên bằng các phần thưởng khác nhau.

- Hướng dẫn nhân viên mới bắt đầu làm quen với công việc.

Các công việc khác

- Theo dõi quá trình ký kết hợp đồng, chốt đơn của khách hàng, liên hệ kế toán hoàn tất thủ tục.

- Làm báo cáo tất cả hoạt động trong mỗi tuần, tháng, năm.

- Thực hiện các yêu cầu khác của cấp trên đưa ra.

Bản mô tả nhân viên kinh doanh khách sạn

Để đảm nhận được vị trí Sales executive, chắc chắn bạn phải là người có kinh nghiệm trong nghề sales. Nhân viên Sales executive phải là người thành thạo các kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, đàm phán, nắm bắt được tâm lý khách hàng, chăm sóc khách hàng, xử lý những tình huống phát sinh…

Sales executive là gì
Công việc nhân viên Sale Executive là quản lý và giám sát quá trình hoạt động của nhân viên sale trong khu vực

Các vị trí cơ bản của Sales Executive trong khách sạn, nhà hàng

Trong ngành khách sạn, có thể chia ra các vị trí sales theo tính chất công việc hay đối tượng khách hàng khác nhau:

- Sales Khách Corp (các công ty, doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh)

- Sales TA (Travel Agent): đối tượng khách hàng là các công ty du lịch, hãng lữ hành

- Sales Government (đối tượng khách là các cơ quan nhà nước, hành chính sự nghiệp)

- Sales Online (Bán hàng qua các website trung gian, qua mạng internet).

- Sales Banquet: Bán các sản phẩm phục vụ hội nghị hội thảo, tổ chức sự kiện, ăn uống.

- Sales Membership: Bán các sản phẩm dịch vụ hỗ trợ của Resort, Câu lạc bộ hay Khách sạn, Nhà hàng như thể thao, Gym, casino, spa... 

Ở cấp độ nhân viên, vị trí Sales thường khá khó tuyển dụng do nguồn ứng viên ít, các đơn vị kinh doanh cạnh tranh nhau để hút được sales cứng nên chế độ đãi ngộ cũng khá tốt. Ngoài lương cứng, công tác phí, có thể còn được hưởng thêm hoa hồng trên doanh số bán được hoặc thưởng vượt doanh số.

Sales executive là gì
Trong ngành khách sạn, có thể chia ra các vị trí sales theo tính chất công việc hay đối tượng khách hàng

Yêu cầu của Sales Executive trong khách sạn, nhà hàng

Để trở thành nhân viên Sales Executive trong khách sạn, nhà hàng, bạn phải đảm bảo các yêu cầu như sau:

- Bằng cử nhân các ngành tiếp thị, quảng cáo, kinh tế, tài chính, kinh doanh hoặc quản lý hoặc thạc sĩ ngành bán hàng hay các lĩnh vực liên quan khác.

- Có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng, khách sạn.

- Kỹ năng giao tiếp, thuyết phục, đàm phán tốt, phản xạ nhanh chóng, giao tiếp Tiếng Anh lưu loát là một điểm cộng.

- Ngoại hình ưa nhìn, khả năng làm việc một mình, chịu được áp lực cao trong công việc.

- Kỹ năng quản lý, điều hành một nhóm làm việc hiệu quả, gia tăng doanh số tốt cho doanh nghiệp.

Mức thu nhập của Sales Executive trong khách sạn, nhà hàng

Tùy thuộc vào quy mô của khách sạn, nhà hàng, Sales Executive sẽ nhận được mức thu nhập khác nhau và thường sẽ dao động từ 8 - 15 triệu đồng/ tháng.

Có thể bạn quan tâm: Bản mô tả công việc nhân viên sales khách sạn

Tìm việc Sale Executive trong khách sạn, nhà hàng ở đâu?

Du lịch ngày càng phát triển hứng khởi dẫn đến tình trạng hàng trăm lượt khách hàng đổ về tại các địa điểm du lịch. Cho nên, nhu cầu tuyển dụng nhân viên sale executive tại khách sạn, nhà hàng càng cao hơn. Đặc biệt, không ít nhân sự ngành này vẫn còn đang hoang mang tìm kiếm địa chỉ ứng tuyển uy tín.

Hiểu thấu điều này, GTOP - kênh tuyển dụng việc làm nhà hàng, khách sạn số một trên toàn quốc đã thường xuyên cập nhật vị trí việc làm Sale, với mức thu nhập hấp dẫn, chế độ đãi ngộ xứng tầm cho ứng viên tham khảo. Nếu bạn đang muốn tìm kiếm vị trí việc làm này, hãy apply ngay: Tại đây.

Ngoài ra, bạn có thể chia sẻ cảm nhận, câu chuyện trong quá trình làm việc trong ngành nhà hàng, khách sạn: Tại đây.

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc "Sale Executive là gì?" của GTOP. Dựa trên các kiến thức tổng quan này, bạn đã hiểu rõ hơn về nghề này trong ngành nhà hàng, khách sạn chưa? Nếu vẫn còn thắc mắc nào, vui lòng comment ngay bên dưới bài viết để được giải đáp cụ thể hơn nhé.

Ms.Smile

Có thể bạn muốn xem