Quản lý khách sạn - Làm gì khi nợ nần lớn?

Quản lý khách sạn - Làm gì khi nợ nần lớn? Trong thời buổi kinh tế khó khăn, các nền tảng kinh tế đều có thể trở thành một đống nợ nần lớn. Làm thế nào để giúp cho khách sạn của bạn chống chọi và thoát khỏi thời ký khó khăn này? Hãy tìm hiểu ngay sau đây: Để thoát khỏi được thực trạng đen tối lúc nợ nần, điều quan trọng hơn bao giờ hết đó là phải chú ý đến các mối quan hệ kinh doanh quan trọng. Theo ông David M. Neff, Chủ tịch Tập đoàn Khách sạn và Giải trí Perkins Coie (Hoa Kỳ) thì đó là mối quan hệ với khách hàng, người cho vay, người quản lý và các công ty nhượng quyền. Chỉ có cách này mới giúp cho khách sạn có thể vượt qua sóng gió này. Đối với các chủ cho vay Có lẽ trên thế giới, bất cứ doanh nghiệp...

Trong thời buổi kinh tế khó khăn, các nền tảng kinh tế đều có thể trở thành một đống nợ nần lớn. Làm thế nào để giúp cho khách sạn của bạn chống chọi và thoát khỏi thời ký khó khăn này? Hãy tìm hiểu ngay sau đây:

Để thoát khỏi được thực trạng đen tối lúc nợ nần, điều quan trọng hơn bao giờ hết đó là phải chú ý đến các mối quan hệ kinh doanh quan trọng. Theo ông David M. Neff, Chủ tịch Tập đoàn Khách sạn và Giải trí Perkins Coie (Hoa Kỳ) thì đó là mối quan hệ với khách hàng, người cho vay, người quản lý và các công ty nhượng quyền. Chỉ có cách này mới giúp cho khách sạn có thể vượt qua sóng gió này.

Đối với các chủ cho vay

Có lẽ trên thế giới, bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần đến những khoản vay đề thực hiện thành công cho mình. Do đó, trước tiên, hãy thật bình tĩnh với tình hình này. Nếu như thời điểm vay đã hết mà bạn chưa có đủ số nợ, rất dễ khiến cho chủ vay phát mãi khách sạn. Vì thế, hãy đàm phán với họ để kéo dài khoản nợ, có thể sẽ phải chịu đựng mức lãi cao hơn cho thời gian kéo dài, tuy nhiên, hãy cân đo đong đếm xem khả năng khách sạn đến đâu và có tiềm năng vực dậy sau khoảng thời gian bao lâu v.v. Như vậy bạn sẽ tìm ra đáp án phù hợp cho mình.

Đối với các công ty quản lý khách sạn

Liên hệ với các công ty đang là bạn làm ăn, cùng chung sở hữu khách sạn với bạn, khi thực sự cảm thấy khả năng gượng dậy của nó không còn nữa. Bạn hãy thông báo với họ tình hình và chỉ ra những điều cần làm trong thời điểm đó. Nếu như chọn bán khách sạn, thì càng cần thông báo với các cổ đông bởi họ có nguy cơ mất đi một phần lợi nhuận và biết đâu, trong tình thế đó, họ có cách hoặc có thể chung tay cùng bạn gánh vấn đề nan giải này.

Đối với các công ty nhượng quyền

Nếu bạn đang kinh doanh một thương hiệu nhượng quyền thì hãy thương lượng với họ để được hoãn thời gian trả chi phí đó để dành nguồn lực vực dậy việc kinh doanh, tránh trường hợp xấu nhất là phải bán khách sạn. Hãy đánh vào mong muốn của các thương hiệu đó luôn đề cao sự thành công của chi nhanh nhỏ nhằm thu lợi nhuận hoặc đẩy cao giá trị thương hiệu của họ nhé!

Đối với khách hàng

Hãy xử lý thật khéo léo trong trường hợp khách hàng đồn thổi về việc khách sạn của bạn đang nợ nần và không ghé đến khách sạn của bạn nữa. Đồng thời, bạn cũng nên áp dụng một vài chiến dịch chăm sóc khách hàng với chi phí tiết kiệm để lấy được niềm tin với khách hàng, Vì có họ nghĩa là bạn đã thành công một nửa để vực dậy khách sạn của mình.

Chúc các bạn thành công.

Xem thêm: 50+ thủ thuật “ăn bớt” gây tổn thất cho nhà hàng từ thu ngân, quầy bar đến phục vụ nhà Quản lý cần biết

Có thể bạn muốn xem