Phòng khách sạn “ngụp lặn trong rác”

Phòng khách sạn “ngụp lặn trong rác” Mới đây, những hình ảnh về một căn phòng khách sạn “ngụp lặn trong rác” được chia sẻ trên Group Nhà Quản lý – Khách sạn – Du lịch đã thu hút sự quan tâm rất lớn của cộng đồng nhân sự trong nghề. Không ít trường hợp khách check – out mà phòng vẫn rất sạch sẽ - tinh tươm, nhưng cũng lắm tình huống khách “mất tiền mua mâm phải đâm cho thủng” biến phòng khách sạn thành một bãi rác thực sự khiến nhân viên buồng phòng “chỉ muốn khóc”… Xem chi tiết bình luận của động đồng nghề: Tại đây ► Hình thật mà ngỡ như chuyện đùa… Khách đến - khách đi – và để lại:           (Ảnh nguồn Facebooker Trung Kiên Nguyễn)   Sau khi những hình ảnh này được chia sẻ trên Group Nhà Quản lý – Khách sạn – Du lịch, nhiều nhân viên...

Mới đây, những hình ảnh về một căn phòng khách sạn “ngụp lặn trong rác” được chia sẻ trên Group Nhà Quản lý – Khách sạn – Du lịch đã thu hút sự quan tâm rất lớn của cộng đồng nhân sự trong nghề. Không ít trường hợp khách check – out mà phòng vẫn rất sạch sẽ - tinh tươm, nhưng cũng lắm tình huống khách “mất tiền mua mâm phải đâm cho thủng” biến phòng khách sạn thành một bãi rác thực sự khiến nhân viên buồng phòng “chỉ muốn khóc”…

Xem chi tiết bình luận của động đồng nghề: Tại đây

► Hình thật mà ngỡ như chuyện đùa…

Khách đến - khách đi – và để lại:

Nỗi khổ nhân viên buồng phòng

 

Nỗi khổ nhân viên buồng phòng

 

Nỗi khổ nhân viên buồng phòng

 

Nỗi khổ nhân viên buồng phòng

 

Nỗi khổ nhân viên buồng phòng

 

Nỗi khổ nhân viên buồng phòng

(Ảnh nguồn Facebooker Trung Kiên Nguyễn)

 

Sau khi những hình ảnh này được chia sẻ trên Group Nhà Quản lý – Khách sạn – Du lịch, nhiều nhân viên buồng phòng khác cũng được dịp giãi bày nỗi lòng của mình.

Nỗi khổ nhân viên buồng phòng

“Đây mới chỉ là một góc nhỏ thôi ạ. Phòng này các bác được xem video quay toàn cảnh thì mới biết nó tởm thế nào. Toàn thanh niên mồm to ăn mặc ra vẻ dân có tiền mà ý thức thì…” (Facebooker Leo Met)

 

Nỗi khổ nhân viên buồng phòng

 

Nỗi khổ nhân viên buồng phòng

“Khách sạn mình đang làm…” (Facebooker Diệu Hương)

 

Nỗi khổ nhân viên buồng phòng

 

Nỗi khổ nhân viên buồng phòng

“Bẩn thôi chưa đủ. Khách nhà em không mang được ông Táo lên thôi chứ lên được chắc cũng mang lên thờ luôn rồi.” (Facebooker Minh Hải)

 

  • “Có 1 phòng mà 2 nhân viên buồng dọn hết một tiếng mới xong; khi nhận phòng không biết bắt đầu từ đâu, tìm đồ chỗ nào vì lẫn vào rác… trong khi lễ tân thì luôn yêu cầu nhanh lên, đúng là rất khổ cho nhân viên dọn phòng. Lễ tân khéo thì nhân viên phục vụ phòng cũng đỡ hơn - còn không… Mình rất hay gặp phải những trường hợp thế này hoặc tệ hơn đây, nhìn chị em làm thương lắm”. (Facebooker Trần Mai)
  • “Đã từng trải qua, cảnh tượng còn kinh khủng hơn này. Nghề này bạc bẽo cay đắng quá.” (Facebooker Huỳnh Tiên)
  • “Khách của mình còn bỏ cả tô mì ăn xong vào két sắt nữa, xong tháo hết ốc vít trong tivi ra luôn”. (Facebooker Man Nhi Nguyen)
  • “Có thể loại khách còn mang gà lên phòng cắt tiết, chiều khuyến mại cho nhân viên một túi lông gà ngoài hành lang. Vãi chưởng”. (Facebooker Kim Nguyễn)
  • “Haizz những lúc như thế này chỉ muốn: nên em lùi bước về ra ngay”. (Facebooker Quỳnh De Gea)
  • “Họ cứ tưởng bỏ tiền là mua cả thế giới. Ngẫm ra làm nghề phục vụ khách hàng nhiều khi khẩu nghiệp vl.” (Facebooker Huỳnh Bê)
  • “Đây là kiểu mất tiền mua mâm thì đâm cho thủng ý. Khách mà có ý thức thì Housekeepers sẽ đỡ vất vả hơn. Chỉ có người trong nghề mới hiểu công việc này nó vất vả thế nào. Được vài đồng tiền tip cũng không thể bằng được công sức người ta bỏ ra”. (Facebooker Hoàng Văn)
  • “Mình thấy mấy bạn HK cực lắm, đủ thứ trên đời, có những khách chỉ ở day-use nhưng phòng phải dọn 1 tiếng vì quá dơ. Mỗi lần đi khách sạn tùy lòng nên tip mấy chục lại, thật sự không đáng bao nhiêu nhưng cũng tạo niềm vui trong công việc của họ…”. (Facebooker Huỳnh Thương)

► Đối tượng khách nào thường gây ra “nỗi khổ” này cho nhân viên buồng phòng?

Thực tế không thể “vơ đũa cả nắm” bởi không phải đối tượng khách nào, khách đến từ quốc gia nào cũng có “thói quen” gây ra “nỗi khổ” này cho nhân viên dọn phòng. Dù “sự thật mất lòng” thì cũng không thể chối cãi:

  • “Mình đã từng là lễ tân khách sạn, như hình trên chỉ là khách Việt hoặc khách Trung thôi chứ khách châu Âu không bao giờ như vậy… họ bỏ tiền ra, họ xài cho đáng mà, bộ phận buồng phòng thấy vậy xỉu trước…” (Facebooker Đoi Đua Đay)
  • “Làm khách sạn mới hiểu, không phải vơ đũa cả nắm, khách Việt Nam ăn ở rất dơ, chưa tính thuê giờ, ngán lắm. Ở đáng đồng tiền bát gạo.” (Facebooker Loang Hoang)
  • “Chả sợ gì, chỉ sợ khách Việt - khách Trung.” (Facebooker Pum Bánh Gạo)
  • “Một lần đi kiểm phòng mà không biết đi làm sao cho khỏi giẫm vô mấy cái thứ đồ ăn thừa – chai lọ - tàn thuốc – rác rến, không biết kiếm từ đâu cho ra đồ, còn hơn nơi tập kết rác. Ga giường cột lại gùi cục dưới sàn, bảo vệ nệm thì lấy hai đầu thun cột lại giống áo bay của siêu nhân. Sàn nhà không có chỗ để bước. Ám ảnh mùa hè đón toàn khách “Béc”. (Facebooker Van Dinh)
  • “Mình viết nội quy về việc này dành riêng cho khách Việt và khách Trung Quốc, yêu cầu khách ký vào mới cho nhận phòng. Vậy mà nhiều khách la lối, dọa nạt, về cho 1* kêu là chèn ép khách. Mà đúng luôn những khách đó ở bẩn mà ồn ào, làm mình đi xin lỗi khách nước ngoài muốn tái mặt. Người Việt Nam mà sợ phục vụ khách Việt”. (Facebooker Huong Nguyen)

► Các khách sạn áp dụng chính sách phạt như thế nào?

Để hạn chế đến mức thấp nhất những trường hợp như thế này, các khách sạn cần công bố chính sách phạt tiền rõ ràng - nếu khách trả phòng trong tình trạng “bẩn không tưởng”. “Quy định rồi, kiểm phòng trước khi thanh toán. Như này phạt tiền, tiền đó trích trực tiếp cho nhân viên dọn phòng.” (Facebooker Nguyễn Điệp Phong) Do đó mà “Lễ tân cần có kỹ năng thu tiền” khi gặp phải những phòng khách như vậy.

► Hệ lụy để lại khi nỗi khổ nghề được phanh phui

Khi những hình ảnh này được chia sẻ trong cộng đồng nghề, có không ít bạn trẻ đã bày tỏ lo lắng:

  • “SAU KHI XEM XONG EM NGHĨ MÌNH PHẢI NGHIÊM TÚC SUY NGHĨ LẠI VIỆC CHỌN CHUYÊN NGÀNH”. (Facebooker 체리)
  • “Anh chị cho em hỏi, học ngành Quản trị nhà hàng – khách sạn xong là đi dọn phòng như vậy hay sao ạ, tại em mới học năm 2 mà sao thấy hoang mang quá.” (Facebooker Nhựt Vy)
  • “Mọi người cho em hỏi con gái nên học lữ hành hay Quản trị nhà hàng – khách sạn ạ? Mới năm 2 nên phân vân quá, nhìn ảnh lại thấy sợ hơn.” (Facebooker Minh Anh)
  • "Muốn chuyển ngành và chuyển luôn trường. (Facebooker Trần Châu Thanh Nguyên)

Với những bạn trẻ chưa dấn thân vào nghề, khi nhìn thấy những cảnh tượng này, chắc chắn sẽ không tránh khỏi hoang mang về tương lai nghề nghiệp. Thế nhưng, nghề nào cũng có mặt phải – mặt trái, nếu đã xác định đi theo con đường này, bạn cần biết “Chuyện Được – Mất khi theo nghề khách sạn – nhà hàng”.

Ms. Smile

Có thể bạn muốn xem