Phân tích ROI – ROE – ROA và 3 điều mọi Quản trị doanh thu cần biết

Phân tích ROI – ROE – ROA và 3 điều mọi Quản trị doanh thu cần biết ROI, ROE và ROA là những chỉ số tài chính phản ánh khả năng sinh lời của dòng tiền – đánh giá mức độ thành công về tình hình hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Vậy ROI – ROE – ROA là gì? Công thức tính ra sao?...

ROI, ROEROA là những chỉ số tài chính phản ánh khả năng sinh lời của dòng tiền – đánh giá mức độ thành công về tình hình hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Vậy ROI – ROE – ROA là gì? Công thức tính ra sao? Đọc-hiểu số liệu thế nào?... Cùng GTOP tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

Bạn đã biết ROI là gì ? ROE là gì? ROA là gì? 

ROI – ROE – ROA là gì?

+ ROE là gì?

ROE (Return On Equity), tức tỷ suất thu nhập trên vốn chủ sở hữu, còn gọi là Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu/ Lợi nhuận trên vốn

- Ý nghĩa: chỉ số ROE thể hiện mức độ hiệu quả của nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng. Hiểu một cách đơn giản, với 1 đồng vốn bỏ ra thì thu lại được bao nhiêu đồng lời, tức ROE là tỷ số của số tiền lời / tiền vốn. Về mặt lý thuyết, ROE càng cao và có xu hướng tăng qua các năm thì khả năng sử dụng vốn càng hiệu quả.

+ ROA là gì?

ROA (Return On Assets), tức tỷ suất thu nhập trên tổng tài sản, còn gọi là Lợi nhuận trên tổng tài sản

- Ý nghĩa: chỉ số ROA thể hiện mức độ hiệu quả trong việc sử dụng tài sản (bao gồm vốn và nợ vay) để sinh lời cho doanh nghiệp. ROA càng cao chứng tỏ khả năng sử dụng tài sản càng hiệu quả. Ngược lại, ROA càng thấp nghĩa là doanh nghiệp đang vay nợ nhiều nhưng kinh doanh không hiệu quả.

+ ROI là gì?

ROI (Return On Investment), tức chỉ số tỷ suất hoàn vốn hay lãi suất sinh lời trên vốn đầu tư ban đầu.

- Ý nghĩa: chỉ số ROI giúp đánh giá mức độ lợi nhuận thu được so với đồng vốn đầu tư ban đầu bỏ ra; đồng thời có thể dự đoán, đo lường hiệu quả của đồng vốn đầu tư đó thông qua việc phân bổ và kiểm soát chúng. Đây được xem là chỉ số tài chính được sử dụng phổ biến nhất đánh giá hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp, đồng thời phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. ROI càng cao và tăng nhanh chứng tỏ nhà đầu tư hay doanh nghiệp càng sớm thu hồi được vốn.

ROI - ROE - ROA là những chỉ số tài chính phản ánh khả năng sinh lời của dòng tiền 

>>> Số liệu về những chỉ số này sẽ được biểu thị chi tiết trên Báo cáo tài chính của Doanh nghiệp.

Công thức tính ROI – ROE – ROA ra sao?

+ Công thức tính ROE

ROE = [ Lợi nhuận sau thế (Earnings) hay Lãi ròng / Vốn chủ sở hữu (Equity) ] x 100%

(đơn vị tính: %)

[Vị trí: Trên bảng Báo cáo tài chính, thông thường, Lợi nhuận sau thuế sẽ nằm ở bảng kết quả hoạt động kinh doanh – Vốn chủ sở hữu nằm ở bảng cân đối kế toán.]

Ngoài ra, ROE còn được tính theo Công thức DuPont (hay mô hình chiến lược lợi nhuận):

ROE = Lợi nhuận biên x Vòng quay tài sản x Đòn bẩy tài chính

Trong đó:

- Lợi nhuận biên = Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu

- Vòng quay tài sản = Doanh thu / Tài sản

- Đòn bẩy tài chính = Tài sản / Vốn chủ sở hữu

Như vậy, muốn tăng ROE thì bắt buộc nhà quản trị phải làm tăng ít nhất 1 trong 3 chỉ số tác động trên đây.

+ Công thức tính ROA

ROA = [ Lợi nhuận sau thế (Earnings) hay Lãi ròng / Tổng tài sản (Assets) ] x 100%

(đơn vị tính (%)

Trong đó: Tổng tài sản (Assets) = Vốn chủ sở hữu (Equity) + Nợ => Tức ROA <= ROE

[Vị trí: Trên bảng Báo cáo tài chính, thông thường, Lợi nhuận sau thế sẽ nằm ở bảng kết quả hoạt động kinh doanh – Tổng tài sản nằm ở bảng cân đối kế toán.]

+ Công thức tính ROI

Có nhiều công thức để tính chỉ số ROI.

Chẳng hạn:

ROI = Lợi nhuận ròng : Chi phí đầu tư 

Trong đó: Lợi nhuận ròng = Doanh thu dự kiến - Chi phí đầu tư

Bất kỳ giá trị nào của ROI > 0 đều phản ánh lợi nhuận ròng. Giá trị càng cao thì việc sử dụng đồng vốn đầu tư càng hiệu quả.

>>> Tham khảo bài phân tích và ví dụ chi tiết trên GTOP: Tại đây!

Ngoài ra, nhiều nhà quản trị cũng áp dụng công thức:

ROI = Lợi nhuận ròng / (Vốn chủ sở hữu + Nợ vay – Trừ mặt)

Đơn vị tính: %, cũng có thể biểu thị dưới dạng tỷ lệ.

Số liệu dùng tính toán các chỉ số tài chính ROI - ROE - ROA được lấy ra từ Báo cáo tài chính của doanh nghiệp 

ROI – ROE – ROA thế nào là tốt?

Sẽ không có một con số cụ thể và cố định nào để đánh giá các chỉ số ROI - ROE - ROA là tốt. Chỉ cần các chỉ số này càng cao và luôn dương (đối với ROI) thì coi như hoạt động đầu tư và kinh doanh hiệu quả. Ngoài ra, việc đánh giá (tốt hay xấu) còn phụ thuộc vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh và quy mô tài sản so với doanh thu của mỗi doanh nghiệp.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia tài chính cho hay, các chỉ số tài chính phản ánh khả năng sinh lời, gồm ROI – ROE – ROA, cần đạt một mức tối thiểu cần thiết cho từng giai đoạn phân tích nhất định, thường là 1 năm (một số nơi áp dụng tính theo tháng/ quý/ nửa năm/ năm...). Thế nhưng, không nên chỉ xét số liệu của một năm riêng lẻ duy nhất mà phải đánh giá ít nhất là 3 năm liên tục. Cụ thể:

- Một doanh nghiệp duy trì được ROE >=15%, tăng dần qua các năm và kéo dài trong ít nhất 3 năm thì được đánh giá là làm ăn hiệu quả.

- ROA không được coi trọng bằng ROE nhưng vẫn là chỉ số quan trọng và có mối quan hệ với ROE thông qua hệ số Nợ (nợ càng ít thì càng tốt, tốt nhất là Nợ / Vốn chủ sở hữu <1). Một doanh nghiệp duy trì được ROA >=10%, tăng dần qua các năm và kéo dài trong ít nhất 3 năm thì được đánh giá là hoạt động tốt.

- Một doanh nghiệp tốt cần duy trì ROI ở mức 20%.

Doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả khi đồng vốn bỏ ra sinh lời được 

>>> Kết luận: Nhà đầu tư không chỉ nhìn vào mỗi một chỉ số riêng biệt là ROI – ROE hay ROA để đánh giá năng lực tài chính của một doanh nghiệp mà cần nhìn kết hợp nhiều chỉ số để đánh giá tổng thể hiệu quả kinh doanh, tránh trường hợp đầu tư sai lầm dẫn đến thua lỗ.

Có thể bạn muốn xem