“Ở Việt Nam có một nghề muốn lên được Sếp thì bắt buộc phải bắt đầu từ vị trí nhân viên, không có đường tắt…”

“Ở Việt Nam có một nghề muốn lên được Sếp thì bắt buộc phải bắt đầu từ vị trí nhân viên, không có đường tắt…” Đó là nhận định của hầu hết các nhân sự cấp cao hiện đã và đang giữ chức vụ điều hành trong Nghề khách sạn. Theo đó, đây là một nghề mà “muốn lên được Sếp thì bắt buộc phải bắt đầu từ vị trí nhân viên, không có đường tắt – nhưng đã thành công thì lương tháng vài nghìn đô là điều có thể, thậm chí hiển nhiên”.   Ở Việt Nam có một nghề muốn lên được Sếp thì bắt buộc phải bắt đầu từ vị trí nhân viên, không có đường tắt...  Nghề hot, tuyển dụng nhiều nhưng vẫn thiếu nhân sự Theo thống kê của Forbes, du lịch Việt Nam những năm gần đây có sự nhảy vọt vượt bậc cả về số lượng khách, cơ sở lưu trú đến các chính sách “mở cửa” du lịch (nổi bật là chính sách visa). Cụ thể: nếu...

Đó là nhận định của hầu hết các nhân sự cấp cao hiện đã và đang giữ chức vụ điều hành trong Nghề khách sạn. Theo đó, đây là một nghề mà “muốn lên được Sếp thì bắt buộc phải bắt đầu từ vị trí nhân viên, không có đường tắt – nhưng đã thành công thì lương tháng vài nghìn đô là điều có thể, thậm chí hiển nhiên”.

 

ở Việt Nam có một nghề muốn lên được sếp thì bắt buộc phải bắt đầu từ vị trí nhân viên, không có đường tắt
Ở Việt Nam có một nghề muốn lên được Sếp thì bắt buộc phải bắt đầu từ vị trí nhân viên, không có đường tắt...

 Nghề hot, tuyển dụng nhiều nhưng vẫn thiếu nhân sự

Theo thống kê của Forbes, du lịch Việt Nam những năm gần đây có sự nhảy vọt vượt bậc cả về số lượng khách, cơ sở lưu trú đến các chính sách “mở cửa” du lịch (nổi bật là chính sách visa). Cụ thể: nếu năm 2010, Việt Nam chỉ đón khoảng 5 triệu lượt khách quốc tế, 28 triệu lượt khách nội địa; thì đến năm 2017, con số tương đương đạt tương ứng là 13 triệu lượt và 73 triệu lượt; 11 tháng năm 2018 đã đạt tương ứng là 14 triệu lượt và 74 triệu lượt (thống kê của Tổng cục Du lịch Việt Nam).

Với sự phát triển vượt bậc và sự gia tăng nhanh chóng về lượng khách du lịch (cả khách quốc tế và nội địa) kéo theo nhu cầu tuyển dụng nhân sự trong ngành Khách sạn - Nhà hàng & Du lịch là vô cùng lớn, ước tính đến năm 2020, ngành du lịch Việt Nam cần đến 870.000 lao động mới; trong đó, lao động có tay nghề - kinh nghiệm và nhân sự ở vị trí quản lý trung - cao cấp là cực kỳ khan hiếm. Điều này tạo nên một bài toán khó về nguồn nhân lực cho hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch tại Việt Nam, nhất là những tập đoàn cần hàng nghìn lao động mỗi năm.

Trên thực tế, khó khăn về nguồn nhân lực trong lĩnh vực này không chỉ nằm ở kinh nghiệm quản lý, phát triển thương hiệu hay hệ thống bán phòng hiệu quả; mà còn phần nhiều do doanh nghiệp không tìm đủ nhân sự để duy trì hoạt động kinh doanh có hiệu quả hoặc tìm đủ nhưng hầu hết đều ít hoặc chưa được đào tạo vào các vị trí này và doanh nghiệp phải trực tiếp đào tạo từ đầu từ vị trí thấp nhất đến cao nhất, mất rất nhiều thời gian, sức lực và chi phí.

 

ở Việt Nam có một nghề muốn lên được sếp thì bắt buộc phải bắt đầu từ vị trí nhân viên, không có đường tắt
Ở Việt Nam, Nghề khách sạn có nhu cầu tuyển dụng nhân sự vô cùng lớn

Cơ hội thăng tiến nhanh với lương nghìn đô

Nghề khách sạn cũng có thể coi như một “nghề phổ thông” khi hầu hết các nhân sự cấp nhân viên như phục vụ nhà hàng, buồng phòng, bếp, an ninh, tạp vụ… đầu vào đều không chú trọng bằng cấp và nếu có sự thể hiện tốt, tích lũy - trau dồi kỹ năng nghiệp vụ và kinh nghiệm, họ hoàn toàn có thể được nâng bậc lên vị trí cao hơn như Tổ trưởng, Trưởng ca, Giám sát. Bởi, đây là nghề gần như chỉ đánh giá chất lượng công việc qua năng lực và hiệu suất. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng, bằng cấp sẽ được áp dụng khi muốn xét duyệt lên những vị trí quản lý cấp cao.

Về thu nhập, nhìn chung, mức thu nhập hàng tháng của nhân sự Nghề khách sạn khá cao (so với mặt bằng thu nhập chung của các ngành nghề tại Việt Nam) khi mà cộng tổng các khoản từ lương cơ bản - thưởng - tip - service charge… sẽ dao động trong khoảng 5-9 triệu cấp nhân viên và 12-20 triệu cấp quản lý; đó là chưa tính các chế độ đãi ngộ khác như xe đưa đón, chi phí ăn ở, du lịch, khám sức khỏe hàng năm, BHYT, BHTN, đào tạo nâng cao nghiệp vụ…

Tuy nhiên, thực tế vẫn tồn tại sự chênh lệch đáng kể trong mức lương và chế độ đãi ngộ giữa nhân sự nước ngoài và nhân sự trong nước. Cụ thể: lương Tổng Giám đốc người nước ngoài của một khách sạn cao cấp có thể lên đến 10.000 - 15.000 USD/ tháng (khoảng 232 - 350 triệu đồng/ tháng) tùy quy mô, không tính thuế thu nhập cá nhân, được ở biệt thự hạng sang, xe ô tô riêng, tài xế riêng, đi máy bay hạng thương gia…; các Trưởng bộ phận đều hưởng mức lương không dưới 5.000 USD/ tháng (khoảng 116 triệu đồng/ tháng), bao chi phí căn hộ, ăn uống… - ngược lại, thu nhập của lao động Việt Nam trong Nghề khách sạn vô cùng khiêm tốn khi phục vụ bàn hay buồng phòng chỉ nhận được mức lương khoảng 3,5- 5 triệu đồng/ tháng; các vị trí có chuyên môn cao hơn thì cũng chỉ nhận được 1.000 USD/ tháng (khoảng 23 triệu đồng/ tháng)

 

ở Việt Nam có một nghề muốn lên được sếp thì bắt buộc phải bắt đầu từ vị trí nhân viên, không có đường tắt
Tồn tại sự chênh lệch lớn về mức thu nhập và chế độ đãi ngộ giữa nhân sự nước ngoài và nhân sự trong nước

Nhưng… phải đi từ vị trí nhân viên, không có đường tắt

Đặc thù ngành dịch vụ khách sạn gắn liền với trải nghiệm khách hàng; chỉ khi khách hàng hài lòng với chất lượng dịch vụ mà khách sạn mang đến cho họ, khi đó, họ mới tiêu dùng và chi trả phí. Để làm được điều này, doanh nghiệp phải biết kết hợp một chuỗi các dịch vụ khác nhau nhằm tạo ra trải nghiệm về dịch vụ khách hàng hoàn hảo; trong đó vai trò của người đứng đầu, người quản lý trong việc điều hành, chỉ đạo và phân phối công việc là vô cùng quan trọng.

Một người Tổng Giám đốc khách sạn không hiểu nghề, không đi từ vị trí nhân viên để tiếp nhận, phân tích và đánh giá từ cảm nhận, mong muốn của khách hàng thì rất khó để đưa ra các quyết định, giải pháp tối ưu phù hợp để có thể chạm đến ngưỡng cảm xúc của khách hàng. Ngay cả những du học sinh, những sinh viên sở hữu bằng tốt nghiệp quốc tế với các chuyên ngành liên quan như quản trị khách sạn thì khi chưa có kinh nghiệm làm việc thực tế, họ cũng phải bắt đầu từ vị trí nhân viên (lễ tân, đứng cửa, bellman, phục vụ bàn…); có chăng, họ sở hữu nhiều điểm lợi thế hơn nhân sự trong nước là sự năng động, giỏi giao tiếp, áp dụng kiến thức sát thực tế công việc… như thế, cơ hội thăng tiến có thể sẽ cao và nhanh hơn rất nhiều nếu thực sự nỗ lực.

Muốn thành công thì phải chịu được áp lực

Định kiến xã hội, sự dè biểu về ngành nghề - áp lực công việc, sự nặng nhọc - thời gian làm việc không cố định, thường xuyên làm đêm, làm xuyên lễ tết, không có thời gian bên gia đình… tất cả đều vô hình chung tạo nên những thách thức không nhỏ với những ai chưa định hình được con đường sự nghiệp sẽ đi trong nghề khách sạn; thường gặp nhất là tình trạng “đứt gánh giữa đường” dù đã gắn bó được 2-3 năm.

 

ở Việt Nam có một nghề muốn lên được sếp thì bắt buộc phải bắt đầu từ vị trí nhân viên, không có đường tắt
Nghề khách sạn, muốn thành công thì phải chịu được áp lực

 

Đa phần nhân sự Nghề khách sạn đều tâm niệm là “nghề chọn người chứ người không chọn được nghề”; một khi đã có duyên với nghề, yêu nghề và mong muốn được cống hiến với nghề, bạn sẽ luôn tìm thấy niềm vui và nhiều điều thú vị trong mỗi giờ làm dù mệt mỏi hay áp lực.

Bạn là người trong độ tuổi lao động và muốn “dấn thân” vào Nghề khách sạn? Đừng ngần ngại! Hãy bắt đầu chuẩn bị hồ sơ và lên kế hoạch tìm việc nhà hàng - khách sạn ngay hôm nay…

​Ms. Smile

Có thể bạn muốn xem